Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khai thác tối đa lợi ích từ dự án?

Không phải chỉ khi đáp ứng được mục tiêu ban đầu, các dự án kinh doanh mới mang lại lợi ích. Rita Gunther McGrath và Thomas Keil chỉ ra có nhiều con đường để khai thác tối đa lợi ích một dự án, kể cả trong trường hợp xấu nhất…

Từ ý tưởng…

Phần lớn các công ty đều có hồ sơ ghi chép đáng buồn về các ý tưởng kinh doanh mới của họ. Số lượng các dự án được triển khai trên thực tế là rất nhỏ, và chi phí dành cho các dự án này thường vượt xa ước tính ban đầu.

Tại sao các sự thật đáng thất vọng như vậy lại xảy ra?

Các công ty chỉ triển khai những dự án này khi họ nhận thấy chúng đáp ứng được các mục tiêu đã đặt trước. Tuy nhiên, các nhân viên then chốt - những người sẽ làm chủ các dự án này, có thể thay đổi chúng trong quá trình thực hiện.

Khi một dự án kinh doanh không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra, nó sẽ bị bác bỏ. Các công ty tiến hành cắt giảm thua lỗ nhưng không rút được bài học kinh nghiệm từ dự án đó.

Các dự án kinh doanh có thể
thất bại ở khâu nào đó
Nguồn: www.businessproject.ma

Tuy nhiên, hai tác giả Mcgrath và Keil đưa ra những phương án khác ngoài việc chỉ triển khai hoặc bác bỏ các dự án đó. Ví dụ, hai ông đã đưa ra các giải pháp như:

  • Tái chế - tức là nhắm dự án đó tới một thị trường mục tiêu mới.
  • Tách dự án đó cho những công ty, cá nhân khác.
  • Chuyển dự án đó cho các đơn vị kinh doanh mạnh, có uy tín hơn để triển khai chúng.
  • Tận dụng dự án bằng cách rút ra các công nghệ, kỹ thuật, năng lực và các sáng chế có giá trị từ các dự án kinh doanh đó.

Hãy tận dụng mọi giá trị có thể từ các dự án kinh doanh của bạn, và bạn sẽ đạt được nhiều nhất lợi nhuận từ các dự án này bằng cách biến sáng tạo thành động lực chủ yếu cho sự đổi mới ở công ty của mình.

… Đến thực tế

Làm thế nào để đạt được nhiều giá trị từ các dự án kinh doanh của bạn? Hai tác giả MMcgrath và Keil đưa ra các đề xuất sau:

  • Hãy mở rộng các lựa chọn của bạn.
  • Hãy cân nhắc các khả năng sau khi triển khai hoặc bác bỏ một dự án kinh doanh.

 

 

Tái chế

Khi bạn phát hiện ra một dự án có sai sót, trước khi từ bỏ chúng, hãy phát hiện những cơ hội còn tiềm ẩn. Ví dụ như chúng có thể tạo ra một thị trường mục tiêu mới đáp ứng được các lợi ích của dự án khác.

Làm sao khai thác tối đa lợi nhuận có thể có từ các dự án?
Nguồn: ebook-publishing.co.uk

Tách dự án hoặc trao quyền sử dụng dự án cho bên ngoài

Có thể mô hình dự án kinh doanh mới của bạn không phù hợp với mô hình chung của công ty. Tuy nhiên dự án đó vẫn có thể có một tương lai sáng bên ngoài công ty của bạn. Các nhà kinh doanh mạo hiểm có thể sẽ ủng hộ dự án đó như một lĩnh vực kinh doanh độc lập. Hoặc một ai đó có thể muốn sử dụng lại quyền sở hữu trí tuệ của dự án này.

Chuyển dự án

Nếu thị trường mục tiêu của dự án mới của bạn không lý tưởng hoặc không đủ lớn để thành lập một đơn vị kinh doanh riêng, hãy tìm xem ý tưởng của bạn có thể được sử dụng xứng đáng tại bộ phận nào trong tập đoàn và chuyển dự án đó cho họ.

Tận dụng dự án

Nếu dự án kinh doanh mới của bạn không thể cho ra đời các sản phẩm hay dịch vụ khả thi, có tính cạnh tranh, nhưng bản thân dự án đó có những mặt giá trị, hãy chia nhỏ chúng và lấy những yếu tố cấu thành của nó như: Các bằng sáng chế, nhãn hiệu, thiết bị chuyên dụng hay những kinh nghiệm đặc biệt… Sử dụng chúng trong các dự án khác của công ty bạn.

Coi các dự án như một quá trình khám phá, phát minh

Để tạo ra lợi nhuận từ tất cả các dạng giá trị trong dự án kinh doanh của bạn, hãy coi mỗi dự án như một quá trình khám phá, phát minh chứ không phải là một dự án bế tắc, không lối thoát hay một dự án khó có thể triển khai. Hãy quản lý từng bước của quá trình này theo một cách hoàn toàn khác:

Cân nhắc dự án: Quá trình này bao gồm tất cả mọi người có quan tâm đến dự án, họ sẽ giúp bạn quyết định xem liệu toàn bộ hay một phần nào đó của dự án có thể đưa vào các lĩnh vực kinh doanh mạnh, có uy tín của công ty một cách tốt nhất.

Cùng nhau cân nhắc dự án
Nguồn: www.virginia.edu

Triển khai dự án: Bạn phải nhận biết được sự khác biệt to lớn giữa các kỹ năng, khả năng, các nguồn lực cần thiết để kiểm tra và phát triển một ý tưởng với những kỹ năng, khả năng và nguồn lực để triển khai ý tưởng thành một lĩnh vực kinh doanh. Do đó, hãy phân công công việc để triển khai dự án cho những cá nhân và cơ cấu tổ chức mới.

Đánh giá các tiến triển: Hãy coi học hỏi là mục tiêu trung tâm của mỗi dự án kinh doanh. Kiểm tra các giả định ban đầu của bạn theo cách nhanh nhất và ít tốn kém chi phí nhất. Sau đó tiến hành xem xét lại dự án tại các mốc quan trọng nếu thực tế khác biệt với các dự tính ban đầu của bạn.

Cấp vốn cho dự án: Chỉ cấp vốn cho những mốc quan trọng sắp tới trong dự án kinh doanh của bạn. Hãy xác định các mốc phát triển không tốn nhiều chi phí ngay từ khi bắt đầu quá trình thực hiện dự án.

Tổ chức cán bộ: Phải bao gồm những người có năng lực nhất, có kỹ năng tốt để đối phó với những bất ổn không dự đoán trước được trong việc triển khai các lĩnh vực kinh doanh mới. Phải có phương pháp khéo léo điều chuyển các nhân viên có năng lực thực hiện dự án về những lĩnh vực kinh doanh chủ lực của công ty.

(Theo Rita Gunther McGrath và Thomas Keil // Tuanvietnam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Lên đời lý lịch để dễ bán hàng
  • 10 công ty phát triển nhanh nhất Trung Quốc
  • McDonald: Khía cạnh tích cực của sự thất bại
  • Daimler-Chrysler - Thất bại lớn nhất trong lịch sử Daimler
  • MasterCard báo lãi vượt kỳ vọng
  • 4G – cuộc “dạo chơi” nghiêm túc của công nghệ
  • IBM: Từ tịnh tiến đến phát triển
  • Còn "đất" cho nhà mạng nhỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com