Nhiều người đang trông đợi năng lượng thay thế sẽ đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng, khôi phục nền kinh tế Mỹ và đưa nó về đúng quỹ đạo. Nhưng thật ra họ đã lầm. Ngay cả trong những năm tháng hưng thịnh nhất thì những năng lực từng làm nền nảng để sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới lại liên tục xấu đi.
Loạt bài Phục hồi năng lực cạnh tranh của Mỹ mà tôi và Willy Shih, một đồng nghiệp tại Trường kinh doanh Harvard, vừa công bố trên tạp chí Harvard Business Review có đoạn miêu tả: Nước Mỹ đã hay đang mất đi khả năng sản xuất nhiều sản phẩm tiên tiến nhất mà nước này từng phát minh. Có thể kể đến các sản phẩm như bộ ắc-quy ôtô chạy điện hoặc ôtô lai (loại có hai động cơ xăng và điện lắp cùng nhau), điốt phát quang (LED) sử dụng cho các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm nhiên liệu thế hệ mới, các thành phần quan trọng của tấm pin mặt trời, những mẫu điện thoại di động và điện tử gia dụng mới, tân tiến như chiếc máy đọc sách Kindle của Amazon, và các thành phần từ sợi carbon dùng trong sản xuất mẫu máy bay 787 Dreamliner mới của Boeing.
Thủ phạm gây ra tình trạng trên chính là việc nhiều công ty Mỹ giao khoán toàn bộ phần việc phát triển và sản xuất sản phẩm cho các chuyên gia nước ngoài. Kết quả là: các công sản công nghiệp phục vụ nền sản xuất công nghệ cao của Mỹ đang suy yếu nghiêm trọng. Các công sản công nghiệp này không chỉ bao gồm khả năng cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất và thành phần cấu tạo tân tiến mà còn là cả những bí quyết R&D, quy trình phát triển hiện đại và kỹ năng xây dựng tiên tiến, đồng thời còn có cả các năng lực sản xuất nữa.
Ảnh: ec.europa.eu
Điều làm cho tình hình càng tồi tệ hơn lại chính là điều mà phần lớn mọi người đều không chú ý đến: Ngoài việc làm suy yếu khả năng sản xuất các loại sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, sự xói mòn các công sản công nghiệp còn hủy hoại nghiêm trọng khả năng phát minh ra sản phẩm mới của nước này.
Quan điểm thịnh hành suốt 25 năm qua là: nước Mỹ lớn mạnh trong vai trò trung tâm sáng tạo của thế giới và sản xuất những sản phẩm mà nước này phát minh và thiết kế là việc của các nước khác. Điều đó hoàn toàn là sự thật.
Logic này lại được khẳng định bởi những giả định hoàn toàn sai lầm về tính khả phân của hoạt động R&D, của quá trình sản xuất và của những động lực cạnh tranh cơ bản.
Trong nhiều trường hợp, hoạt động R&D và sản xuất gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Nếu bạn không biết cách làm ra một sản phẩm thì bạn không thể thiết kế nó. Và, để hiểu được phương pháp sản xuất ra nó, bạn phải có khả năng và kinh nghiệm sản xuất. Nếu bạn nghĩ mình có thể thiết kế một sản phẩm trong thế giới yên bình của phòng thí nghiệm R&D mà bản thân không biết gì về cái thế giới sản xuất khắc nghiệt và hỗn độn kia thì đó hoàn toàn là một ý nghĩa hết sức buồn cười.
Để sáng tạo, bạn cần có những phản hồi hai chiều. Bạn cần chuyển giao kiến thức từ R&D vào sản xuất, ngược lại bạn cũng cần phải đưa kiến thức từ sản xuất trở lại R&D. Hoạt động sản xuất sẽ hình thành hiểu biết về quy trình và thiết kế sản phẩm.
Dĩ nhiên có nhiều trường hợp hoạt động R&D và sản xuất tách biệt nhau. Tuy nhiên, đó là những ngoại lệ. Đối với phần lớn các sản phẩm công nghệ cao (và thậm chí là cả những sản phẩm công nghệ thấp như quần áo), kiến thức về quá trình sản xuất sản phẩm sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành công việc thiết kế và đưa chúng ra thị trường. Điều này có nghĩa là khi năng lực sản xuất "di cư" sang một quốc gia khác thì năng lực thiết kế và R&D sau cùng cũng sẽ "di cư" theo. Đó chính xác là những gì đang diễn ra trong một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Mỹ trong 20 năm trở lại đây.
Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang một sai lầm hết sức nguy hiểm về nhận thức rằng động lực cạnh tranh chính là khởi nguồn cho sự sinh sôi nảy nở của hoạt động thuê ngoài (outsourcing). Sau đây là những điều mà người khác muốn chúng ta tin: Bạn tập trung vào R&D và hãy giao việc sản xuất các mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp cho các nhà thầu ở châu Á. Bạn sẽ lời được khối tiền bởi bạn có quyền sở hữu trí tuệ trong khi các nhà thầu ấy phải chịu sự cạnh tranh gay gắt nên không thể nâng giá. Tình hình thị trường thật tuyệt vời.
Nhưng khoan đã. Tất cả điều này chỉ có được khi giả định rằng đối tác sản xuất của bạn hài lòng với "những mẫu thức ăn vụn trên bàn". Điều gì sẽ xảy ra nếu cũng họ bắt đầu để mắt đến "miếng sườn non"? Một khi họ đã học được cách sản xuất sản phẩm của bạn (đồng thời khả năng sản xuất của bạn đã suy giảm), họ sẽ có một vị thế tốt hơn nhiều để tiến lên trong "chuỗi thức ăn", có khả năng sản xuất và thiết kế các thành phần và hệ thống phụ với mức độ ngày càng phức tạp, và sau cùng là cả một sản phẩm hoàn chỉnh.
Đây chính xác là điều đang diễn ra từ ngành công nghiệp kỹ thuật cao này sang ngành công nghiệp kỹ thuật cao khác. Nếu những nhà quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp đang hoạt động tại Mỹ vẫn không nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động sản xuất và khôn ngoan hơn khi thực hiện hoạt động thuê ngoài, thì các công sản công nghiệp - cũng như nền kinh tế của quốc gia - sẽ vẫn tiếp tục tụt dốc.
(Theo Gary P. Pisano//Tuần Việt Nam)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com