Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Panasonic : Công cuộc cải tổ đầy rẫy chông gai

Giống như các tập đoàn kinh tế khác ở Nhật Bản, Panasonic hiện đang lao vào cuộc chiến sáp nhập và thâu tóm nhằm giải quyết gánh nặng nhân lực và nâng cao thương hiệu.

Với tham vọng sở hữu 100% hai công ty thành viên quan trọng trong tập đoàn, Panasonic đang nỗ lực cải tổ cơ cấu giảm bớt sự chồng chéo và mở rộng các “chân rết” ra toàn cầu. Trong tương lai, tất cả các sản phẩm đều được mang  một nhãn hiệu duy nhất là Panasonic.

“Gã khổng lồ” Panasonic trong lĩnh vực điện tử ngày 26/8 công bố kế hoạch “mua đứt” hai công ty thành viên là Công ty điện tử Sanyo và Panasonic Electric Works, sau đó là tái cơ cấu các công ty con này với thời hạn chót lần lượt là tháng 10/2010 và tháng 1/2011.

Hợp nhất thương hiệu

Trước việc các đối thủ ở Trung Quốc và Hàn Quốc, đặc biệt là Samsung Electronics Co., đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây, hãng Panasonic có trụ sở ở thành phố Osaka  đang phải chịu áp lực mạnh mẽ buộc phải đẩy nhanh quá trình hợp nhất tập đoàn. Chủ tịch Panasonic, ông Fumio Otsubo, nhấn mạnh những ưu điểm của việc sở hữu toàn bộ Sanyo và Panasonic Electric Works, khi khẳng định: “Bằng cách thiết lập một tổ chức kinh doanh mới với ba công ty làm việc như một, chúng tôi tin là Panasonic có thể tạo được một cơ cấu quản lý mạnh mẽ và năng động”.
Panasonic hiện sở hữu 50,2% cổ phần ở Sanyo và 52,1% cổ phần ở Panasonic Electric Works. Tập đoàn này hiện có trong tay tổng cộng khoảng 380.000 nhân viên và gần 700 công ty con. Kể từ đầu thập niên 2000, Panasonic đã tiến hành tái cơ cấu để giải quyết tình trạng cồng kềnh và chống chéo trong kinh doanh. Chủ tịch Panasonic khi đó là Kunio Nakamura đã hợp nhất 4 công ty con vào công ty mẹ, trong đó có Matsushita Seiko – giờ có tên là Công ty Sinh thái Panasonic, và Công ty Công nghiệp Viễn thông Matsushita – giờ là Công ty Viễn thông di động Panasonic.     

Tuy nhiên, tình trạng chồng chéo, “dẫm chân lên nhau” vẫn xảy ra giữa Panasonic và Sanyo, được Panasonic mua cổ phần hồi năm 2009. Vì vậy, việc sản xuất các đồ gia dụng ở cả ba công ty thành viên sẽ được thống nhất thành một “đầu mối sản xuất sản phẩm tiêu dùng”. Chủ tịch hiện nay là Otsubo cho rằng các động thái hiện nay của ban lãnh đạo tập đoàn sẽ giúp tăng cường hoạt động kinh doanh của hãng ở nước ngoài thông qua những tác động tổng lực của công cuộc hợp nhất.

Panasonic đã đặt mục tiêu đạt doanh thu toàn cầu 10 nghìn tỷ yên và đạt lợi nhuận 5% trong tài khóa 2012. Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ cơ bản của hãng là phải thúc đẩy hình ảnh thương hiệu tại các nền kinh tế mới nổi.

Năm 2008, Tập đoàn Panasonic có cái tên thống nhất sau ông Konosuke Matsushita, sáng lập Matsushita Electric Industrial Co., tuyên bố tên của hãng sẽ được đổi thành “Panasonic Corp.” và thương hiệu National được chuyển thành Panasonic để tăng cường giá trị cho sản phẩm của hãng. Tuy nhiên, theo một cuộc điều tra năm 2009 của Công ty tư vấn thương hiệu của Mỹ Interbrand, Panasonic vẫn đứng thứ 75 trong danh sách 100 nhãn hiệu hàng đầu thế giới trong khi đối thủ Samsung của Hàn Quốc bỏ xa Panasonic và “chễm chệ” trên bậc 19 và Tập đoàn Sony thì thấp hơn Samsung tới 10 bậc.

Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải tổ  Panasonic là phải lao vào các lĩnh vực sản xuất những sản phẩm tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Cụ thể, Panasonic tăng cường nguồn tài lực cho Sanyo trong việc phát triển công nghệ pin năng lượng mặt trời và các dòng pin khác, trong khi tạo được đột phá trong lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị gia dụng của Panasonic Electric Works.
    
Còn lắm chông gai

Tuy nhiên, việc biến ba công ty thành viên trở thành ba bộ phận quan trọng của Panassonic hiện đang vấp phải trở ngại là sự khác biệt trong văn hóa kinh doanh giữa Panasonic và Sanyo. Theo một quản lý của Panasonic, Panasonic Electric Works luôn mang “tinh thần độc lập và tự chủ cao”. Do đó, khó có thể đảm bảo rằng việc sát nhập diễn ra suôn sẻ. Và ngay cả khi mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, quá trình tái cơ cấu sẽ phải mất tới 18 tháng. Giới phân tích cho rằng công cuộc hợp nhất này là “quá chậm trễ”, nếu xét đến tốc độ phát triển từng ngày của các đối thủ Hàn Quốc. Nếu Sanyo và Panasonic Electric Works tỏ ý phản đối kế hoạch hợp nhất, việc tái cơ cấu có khả năng bị trì hoãn và sẽ  khiến cho Panasonic gặp nhiều khó khăn, do phân tán nguồn lực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các “đại gia” điện tử thế giới. Vì thế, hành trình để Panasonic đến với thương hiệu lớn nhất trên thị trường toàn cầu xem ra vẫn còn khá xa vời.

(tamnhin)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Kinh doanh nữ trang: May đầu năm, lo cuối năm
  • Lời giải cho bài toán “bốn không”
  • Xoay xở trong cuộc chiến chống hàng nhái
  • Cà phê lon, “ngon” đến đâu?
  • Lưu ý khi xuất hàng đi Trung Á
  • Trở thành một doanh nghiệp hướng tới kinh nghiệm khách hàng
  • “Kéo” về mình cơ hội để gia tăng thành công
  • Standard & Poor’s hạ xếp hạng tín dụng Ireland
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com