Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phá giá liên tục: 'cuộc chiến' trên thị trường điện máy

Thị trường điện máy ngày càng cạnh tranh khốc liệt, trong khi DN nào cũng mong muốn mở rộng thị phần và phá giá - giảm sâu đến 50% được coi là chiêu khuyến mãi nhằm tăng cảm xúc cho khách hàng. 

Chào mừng Đại lễ, Trần Anh Điện máy – Máy tính xây dựng chương trình Tháng khuyến mãi Trần Anh với 10.000 sản phẩm giá chấn động

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng luôn được chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực bán lẻ điện máy với các chương trình khuyến mãi diễn ra liên tục. Nhiều sản phẩm điện máy có mức giảm giá từ 30% - 50% trong mỗi đợt khuyến mãi. Mặc dù lợi nhuận ròng với hàng điện máy dành cho nhà bán lẻ hiện nay đã xuống rất thấp, bình quân chỉ ở mức 4%, nhưng "cuộc chiến" phá giá vẫn không có dấu hiệu dừng lại.

Trong suốt cả năm hầu như các siêu thị điện máy chẳng chịu ngồi yên, hàng loạt các chương trình khuyến mãi nào là: "Giờ vàng giá sốc", "Mở kho hàng", "Xả hàng tồn kho", “Thứ 6 giờ 13”, "Tuần lễ vàng"... diễn ra liên tục, vừa hết chương trình này thì lại thấy nối tiếp một chương trình khác, khiến khách hàng không thể đừng việc mua sắm. Tất cả đều là những chương trình hết sức hấp dẫn.

Mới đây nhất là từ ngày 15-21/10/2010, Trần Anh Điện máy - Máy tính (Hà Nội) đưa ra chương trình "Tuần lễ cao điểm" trong tháng khuyến mãi chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội với việc bán ra 1.000 chiếc ti vi LCD 32 inch của Hàn Quốc giá chỉ từ 2.999.000đ/chiếc, 1.000 chiếc tivi LCD 32 inch của Nhật Bản giá chỉ từ 4.990.000 đ/chiếc, tủ lạnh 174 lít (Nhật Bản) giá chỉ từ 1.990.000đ/chiếc, cùng nhiều sản phẩm khác như lò vi sóng, điện thoại di động... với mức giảm từ 30% đến 45%.

Tuy nhiên, không phải chỉ có Trần Anh mới thực hiện chương trình khuyến mãi “crazy” như vậy, cũng trong thời gian này, các siêu thị điện máy khác như Pico, Nguyễn Kim... (Hà Nội) không ngồi yên, họ cũng tung ra những chương trình khuyến mãi "điên" không kém.

Như mới đây, siêu thị Pico Plaza trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) trong 3 ngày 17, 18,19/2010 khách hàng chỉ cần và bốc thăm, không cần mua hàng, cũng có thể nhận được quà tặng giá trị là tivi LCD 24 inch, bếp từ, điện thoại di động LG.

Theo ông Nghiêm Xuân Thắng - Giám đốc Điều hành của Trần Anh cho biết, thị trường điện máy ngày càng cạnh tranh khốc liệt, trong khi đó DN nào cũng mong muốn mở rộng thị phần và phá giá - giảm sâu được coi là chiêu khuyến mãi nhằm tăng cảm xúc cho khách hàng. Chính vì vậy mà hiện tượng phá giá xuất hiện liên tục và việc phá giá từ 30%-50% hiện nay là chuyện bình thường.

Theo các DN, mỗi chiếc ti vi LCD bán ra trong các chương trình khuyến mãi như vậy, nhà bán lẻ có thể lỗ trên dưới 300.000 đ, nhưng hình như người ta không quan tâm tới điều này. Phá giá, mục đích người bán hàng hướng tới tất nhiên không phải là lợi nhuận, mà đó là các hiệu quả khác như khẳng định thương hiệu, thu hút khách hàng, gây sức ép với đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần... Xu hướng khuyến mãi theo kiểu phá giá được cho là sẽ còn phát triển liên tục và kéo dài trong thời gian tới.

Tuy nhiên không phải DN bán lẻ điện máy nào cũng có thể áp dụng chiêu khuyến mãi này. Để làm được như vậy theo ý kiến của các nhà kinh tế, DN phải đảm bảo 3 điều kiện là quy mô lớn, hệ thống quản lý – điều hành tối ưu và tài chính minh bạch.

Xét về mặt quy mô, DN bán lẻ có quy mô lớn dễ dàng thực hiện các chiêu phá giá hơn, ví dụ như Công ty CP Thế giới số Trần Anh là DN có quy mô lớn, thuộc top 500 DN nộp thuế nhiều nhất Việt Nam năm 2009 với doanh thu gần 1.500 tỷ đồng, hiện có doanh số bán hàng điện máy lên tới 8 - 10 tỷ đồng/ngày thì việc đẩy mạnh khuyến mãi với 1 số mặt hàng nhằm thu hút khách hàng không có gì là khó khăn, ngược lại việc thu hút được nhiều khách hàng đến siêu thị có khi còn làm cho lượng tiêu thụ những sản phẩm khác tăng lên, như vậy đã mang lại thành công.

Không những thế, DN lớn cũng được hỗ trợ nhiều từ các nhà sản xuất, bởi khi các nhà bán lẻ cam kết bán hàng với doanh số lớn cho một nhà sản xuất nào đó thì sẽ được hỗ trợ rất nhiều. Pico Plaza hay Trần Anh 1 năm có doanh thu từ bán các sản phẩm điện tử cho mỗi hãng khoảng 200-400 tỷ đồng, được nhà sản xuất hỗ trợ rất nhiều.

Hầu hết các nhà sản xuất đều hỗ trợ cho các nhà bán lẻ lớn các chi phí về doanh số và marketing, hỗ trợ về mặt bằng, chi phí quảng cáo... tất cả chi phí hỗ trợ này đều được đưa vào giá thành chính vì vậy mà DN bán lẻ lớn luôn có lợi thế trong việc giảm giá sản phẩm khiến cho nhiều mặt hàng giá trị cao ngày càng rẻ.

Bên cạnh đó, các DN bán lẻ muốn phát triển bền vững cần có hệ thống quản lý nguồn lực tối ưu. Các DN lớn như Trần Anh hay Pico, Nguyễn Kim đều sử dụng hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp - ERP (Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất.

Trên thế giới, hiện có rất nhiều doanh nghiệp lớn triển khai và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh trên hai lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, kinh doanh dịch vụ. Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả và là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển và đầu tư. Việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.

Hệ thống này (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của các hãng tên tuổi như Oracle, SAP có giá khá đắt, lên đến hàng triệu USD vì vậy không phải DN bán lẻ nào của Việt Nam nào cũng đủ sức để đầu tư, nhưng khi đã đầu tư phần mềm này thì toàn bộ các hoạt động kinh doanh được tích hợp trên hệ thống, giúp cho việc cập nhật thông tin về hoạt động kinh doanh được liên tục và thông suốt, giúp người quản lý có thể xem xét mọi hoạt động bất kỳ lúc nào, lấy số liệu phân tích và ra quyết định. Nếu không có ERP sẽ khó quản lý chi phí, không biết sản phẩm nào đang có lời, sản phẩm nào thua lỗ, tồn kho... không khác gì kinh doanh tù mù.

Trần Anh hay Pico có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi theo kiểu phá giá liên tục (trong thời gian ngắn có liên tiếp nhiều chương trình khuyến mãi mà không phải chờ đợi các báo cáo tài chính thường kỳ) được cũng bởi được hỗ trợ tốt từ hệ thống này. Bất kể lúc nào người quản lý cũng nắm bắt được tình hình hoạt động của DN mình rõ nhất, biết DN đang có lãi như thế nào, từ những sản phẩm nào... từ đó có thể đưa đến các quyết định có lợi cho hoạt động kinh doanh.

Tiếp theo là minh bạch về tài chính. Việc minh bạch giúp các DN có thể lên sàn chứng khoán và có thể huy động được thêm nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô. Trần Anh là DN bán lẻ đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cho biết: nhờ việc minh bạch tài chính, mọi khách hàng đều có thông tin rõ ràng và cụ thể, đã giúp cho cổ phiếu của họ lọt vào top 13 DN trên sàn Hà Nội có số điểm đánh giá cao nhất trong Hạng tối ưu (AAA).

Trong khi nhiều DN bán lẻ khác đang khó khăn về vốn thì Trần Anh lại có nhiều cổ đông lớn là các quỹ tài chính quốc tế tham gia góp vốn thông qua mua cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Khi các quỹ này trở thành cổ đông, họ không chỉ góp vốn mà còn cùng tham gia quản lý và tư vấn cho DN trong hoạt động kinh doanh, khiến cho việc quản trị DN ngày càng tối ưu và bền vững hơn.

Theo dự báo của các chuyên gia, thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam trong 5 năm tới có những chuyển biến mạnh, sẽ chỉ còn 3 DN lớn tồn tại theo công thức 4-2-1, trong đó DN lớn nhất chiếm 4 phần thị trường, DN thứ 2 chiếm 2 phần và DN thứ 3 chiếm 1 phần, còn lại thuộc về tất cả các DN khác. Việc đẩy mạnh phá giá cũng chính là chiêu các DN thực hiện mạnh mẽ để mở rộng thị phần và thôn tính đối thủ. Thời gian tới các DN sẽ còn cạnh tranh khốc liệt để chen chân vào Top 3 nhà bán lẻ lớn dẫn đầu thị trường và những DN như Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim... đang chuẩn bị ráo riết cho mục tiêu này.

(Theo Công Minh // VNN)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Hãng dược phẩm Pfizer mua lại King giá 3,6 tỷ USD
  • Cạnh tranh với các cường quốc trong kinh doanh
  • Trở về từ chiến trường (Phần 1)
  • Tự bơi hay chết chìm?
  • Amazon - eBay và cuộc chiến giá cả
  • Khi nào nên từ bỏ một vụ mua lại hay sáp nhập?
  • Doanh số điện thoại di động trên thế giới tăng 15%
  • Khai thác tối đa lợi ích từ dự án?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com