Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tự bơi hay chết chìm?

Trong môi trường làm việccủa công ty, bạn có phải học cách tự chèo lái hay không? Hoặc là chết chìm hoặc là bơi tới bờ bên kia:hãy tìm hiểu vấn đề này cùng Michael Watkins, chuyên gia hàng đầu về Chuyển đổi Lãnh đạo của HBR.

Để khẳng định khả năng của mình bạn sẽ phải nỗ lực hết sức để được "sống"
Ảnh: tvdsb.on.ca

Khi thực hiện công việc hỗ trợ các nhà lãnh đạo chuyển công tác, tôi thường thấy tình trạng rất nhiều công ty không hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này.

Họ khăng khăng phản đối những thông số và lập luận hợp lý, trong khi lại khuyến khích áp dụng cách thức phát triển lãnh đạo theo kiểu "tự bơi hay chết chìm".

Họ tuyển dụng và thăng chức những người có năng lực chỉ để đưa những người mới đó tiếp cận với những vấn đề khó khăn phức tạp không có lối thoát.

Với việc làm này, họ đã hủy hoại sự nghiệp của những nhà quản lý đầy tiềm năng, làm phung phí các tài năng một cách đáng tiếc và làm suy yếu kênh cung cấp những nhà lãnh đạo giỏi.

"Tự bơi hay chết chìm", phải chăng đó là văn hóa công ty bạn? 

Hãy đánh giá xem những nhận định sau liệu có đúng với công ty của bạn:

  • Khi đưa ra quyết định ai sẽ là người được tuyển chọn và thăng cấp: công ty bạn hầu như không tạo điều kiện giúp đỡ các nhà lãnh đạo làm quen với vị trí mới.

  • Những nhà lãnh đạo phải tự mình làm quen với công việc mà không nhận được sự quan tâm hỗ trợ cho những thách thức mà họ phải gặp phải ở nơi làm mới.

  • Những nhà lãnh đạo lâu năm cho rằng cách thử tốt nhất các cá nhân có năng lực và không có năng lực là sa thải.

    Phải tự mình làm quen với công việc và tạo dựng mối quan hệ trong môi trường làm việc mới 
    Ảnh: heinsight.com

  • Họ coi việc hỗ trợ những nhà lãnh đạo mới làm quen với công việc là một hành động ưu ái không cần thiết hoặc lo ngại rằng sự ưu ái này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến công ty theo một vài khía cạnh nào đó.
  • Công ty không giúp đỡ những nhà lãnh đạo đến từ bên ngoài công ty có cơ hội tìm hiểu về văn hóa tổ chức hoặc tạo dựng mối liên hệ với các cổ đông quan trọng.

    Phần lớn tiêu chuẩn để đánh giá trong quá trình tuyển dụng là thông qua năng lực thuần tuý của người lãnh đạo đó mà ít khi chú ý tới khả năng thích ứng của họ với văn hóa trong công ty.
  • Những người được tuyển dụng từ bên ngoài luôn bị đặt vào tình thế chấp nhận thất bại. Những vị lãnh đạo mới được tuyển này được nói rằng họ vào công ty để mang đến những ý tưởng mới cho công ty.

    Họ được khuyến khích tạo ra những thay đổi trong khi không nhận được sự hỗ trợ hoặc bảo vệ một cách thích hợp. Và rồi họ bị chính hệ thống làm việc cố hữu của công ty đào thải.
  • Việc huấn luyện lãnh đạo chỉ đóng vai trò thứ yếu, chứ không nhằm mục đích phát triển năng lực lãnh đạo. Những người được tham gia khóa huấn luyện lãnh đạo chỉ trong trường hợp họ đã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trong công việc của mình.

Kết quả:

Khi là người "bơi giỏi", bạn sẽ là người giành chiến thắng trong đường đua và sẽ tiếp nhận công việc mới.
Ảnh: mkbconseil.ch

Không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng các công ty hoạt động theo hình thức "tự bơi hay chết chìm" có tỷ lệ thất bại cao khi tuyển nhân viên từ bên ngoài công ty vào làm việc.

Chi phí không thể tránh được

Tổng chi phí hoạt động của cách làm việc kiểu này rất cao, không chỉ bao gồm chi phí trả lương cho nhân công và chi phí tuyển dụng mà còn tính đến cả chi phí cơ hội của việc sử dụng không hiệu quả một lãnh đạo có kỹ năng quản lý, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và công việc của những thành viên khác trong công ty đó.

Các công ty hiếm khi nhầm lẫn khi thăng chức cho một lãnh đạo đã làm việc trong công ty, cho dù đó là ở công ty làm việc theo phương thức "tự bơi hay chết chìm".

Nguyên nhân một phần bởi vì các công ty sẽ không thăng chức cho một ai đó để rồi sau đó thừa nhận rằng công ty đã phạm sai lầm, cho dù người lãnh đạo đó có không đạt được sự kỳ vọng như lúc đầu đi chăng nữa.

Nhưng những chi phí thiệt hại gây nên từ những thất bại trong hoạt động của lãnh đạo đó thì vẫn luôn là một yếu tố quan trọng cần phải được xét đến.

(Theo Michael Watkins // Tuanvietnam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Amazon - eBay và cuộc chiến giá cả
  • Khi nào nên từ bỏ một vụ mua lại hay sáp nhập?
  • Doanh số điện thoại di động trên thế giới tăng 15%
  • Khai thác tối đa lợi ích từ dự án?
  • Lên đời lý lịch để dễ bán hàng
  • 10 công ty phát triển nhanh nhất Trung Quốc
  • McDonald: Khía cạnh tích cực của sự thất bại
  • Daimler-Chrysler - Thất bại lớn nhất trong lịch sử Daimler
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com