Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phần thưởng xứng đáng cho những ai can đảm đối mới

Điểm chung giữa ni lông, cao su nhân tạo, máy giặt và đèn bàn huỳnh quang là gì? Chúng đều ra đời trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những đột phá này, và nhiều sáng tạo khác, đã làm bùng nổ một cuộc cách mạng công nghiệp và tiêu dùng, đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng nhất trong thế kỷ trước.

Tám mươi năm sau, thế giới lại đối mặt với một cuộc suy thoái có xu hướng giống với cuộc suy thoái của những năm 1930, khi lợi nhuận tiêu tan, các công ty làm ăn thua lỗ và hiện tượng thất nghiệp hàng loạt. Điều gì sẽ khôi phục lại tăng trưởng?

Không thể nói chắc được điều gì. Nhưng lịch sử các công ty cho thấy những công ty không cắt giảm ngân sách nghiên cứu thị trường và phát triển, cho dù nền kinh tế có trở nên tồi tệ, sẽ tự tăng cường khả năng vượt lên để thành những nhà vô địch trong tương lai. Sản phẩm phái sinh của những cuộc đổi mới như thế, tất nhiên sẽ là một nền kinh tế khỏe mạnh hơn.

Cho dù khủng hoảng, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là cách làm khôn ngoan. Ảnh: bmvbs.de

Lấy General Electric làm ví dụ. Ra đời vào những năm 1890, GE đã sử dụng đổi mới để nâng tầm lên vị trí hàng đầu của một nước Mỹ công nghiệp. Chương trình phát thanh đầu tiên trên thế giới, chiếc bếp điện đầu tiên (chiếc Hotpoint), và chiếc dây tóc bóng đèn bằng Vonfram mảnh dẻ đầu tiên ra đời từ phòng nghiên cứu của GE trước Thế chiến thứ nhất.

Khi cuộc Đại Suy thoái nổ ra năm 1929, GE đã có thể sa thải các nhà hóa học và các kỹ sư để tiết kiệm chi phí. Nhưng thay vào đó, công ty tiếp tục giữ họ lại. Chiếc máy giặt, nhựa dẻo, các thiết bị nhỏ khác như “Juice-O-Mat”, và chiếc đèn bàn huỳnh quang đã được phát triển trong chính thập kỷ đó.

DuPont là một nhà đổi mới khác trong thời kỳ Đại suy thoái. Ngay cả khi doanh số của công ty giảm xuống đầu những năm 1930, công ty vẫn lấy hết can đảm để đẩy mạnh chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển.

DuPont đã chế tạo ra nilông và cao su nhân tạo được gọi là neoprene (một chất cao su nhân tạo có thể chống thấm dầu và lão hóa; sử dụng trong những sản phẩm chống thấm nước). Ngày nay hai chất liệu đó đều được coi là đương nhiên nhưng thực ra chúng là hai trong số những đột phát vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Vào cuối những năm 1930, tất cả máy bay và ôtô sản xuất tại Mỹ đều có những bộ phận làm bằng neoprene. Trong những năm 1930 người ta còn chứng kiến sự bắt đầu của Hewlett-Packard và Polaroid.

GS. Tom Nicholas của Trường kinh doanh Harvard đã nói nằng những năm 1930, với tất cả những khó khăn của nó, đã là một thời kỳ đổi mới bất thường. “Mặc dù sup đổ kinh tế nghiêm trọng đã tàn phá mọi thứ, nhưng nó cũng đem lại những tác động tích cực”, ông viết trên tạp chí kinh tế hàng quý McKinsey.

“Nhà kinh tế học của thời kỳ Đại Suy thoái Joseph Schumpeter đã nhấn mạnh những kết quả tích cực của các cuộc suy thoái kinh tế: Sự đào thải những công ty hoạt động không hiệu quả, giải phóng nguồn vốn khỏi những khu vực bị tiêu diệt sang những ngành mới, và sự chuyển biến của những lao động tay nghề cao trở thành những nhân viên giỏi hơn. Đối với những công ty có tiền mặt và có ý tưởng, lịch sử chỉ ra rằng những cuộc suy thoái kinh tế có thể đem lại những cơ hội chiến lược khổng lồ”.

Đổi mới là điều mà mọi tổ chức đều cần coi trọng. Ảnh: ideachampions

Một thời kỳ đáng chú ý khác của đổi mới là những năm 1970, khi nước Mỹ đã bị đánh gục hoàn toàn trước các chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam và hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Apple và Microsoft đã ra đời khi đó và khai sinh ra ngành công nghiệp máy tính.

Đột phá ấn tượng tiếp theo sẽ có thể là bất kỳ điều gì. Nếu một nhóm những nhà lãnh đạo, những kỹ sư và những nhà khoa học tài năng muốn tăng khả năng vượt lên để thành công, họ sẽ phải cố gắng phát minh ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ hữu ích nào đó, một thứ không thể thiếu được, giúp giảm chi phí cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, có thể tiêu thụ và không gây ô nhiễm môi trường.

Đổi mới có thể xảy ra trong bất cứ lĩnh vực nào, từ công nghệ sinh học đến phần mềm giao tiếp. Ví dụ như nó có thể là thế hệ tiếp theo của chiếc TV. Người Anh đang thí nghiệm những chiếc TV kỹ thuật số không gian ba chiều, sản phẩm mà UK HD (high definition) Forum cho rằng sẽ là thay đổi vĩ đại nhất kể từ sự ra đời của những bộ “phim nói” với âm thanh – vào năm 1927.

Đổi mới cũng có thể là những thứ nhỏ hơn, khi tập hợp lại lại có những ảnh hưởng vô cùng to lớn. San Diego đã bị giáng một đòn mạnh do việc cắt giảm chi cho vũ khí của Mỹ vào những năm 1970 và 1980. Những kỹ sư và những nhà khoa học không có việc làm đã không rời bỏ thị trấn; họ xây dựng nên một nền kinh tế mới xung quanh các ngành khoa học về cuộc sống và không gian vũ trụ, trong khi đó vẫn tiếp tục đổi mới vũ khí.

Hãy tưởng tượng nếu những chiếc ôtô ở Detroit, từ những năm 1970, khi lần đầu tiên những chiếc ôtô Nhật được nhập khẩu và tạo dấu ấn trên thị trường, mà may mắn có được tư duy sáng tạo như thế. Nếu có một sản phẩm nổi tiếng mà rất cần phải được chế tạo lại, thì đó là xe ôtô.

Những ai can đảm đối mới sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Ảnh: ideachampions

So sánh ôtô với máy bay nạp năng lượng. Chiếc máy bay đầu tiên có động cơ cất cánh vào năm 1903. Sáu mươi năm sau, một chiếc tên lửa Apollo đem con người đầu tiên lên mặt trăng. Ôtô thì sao? Karl Benz được biết đến là người đầu tiên chế tạo ra chiếc ôtô hiện đại, vào năm 1885. Nó sử dụng một động cơ xăng bốn kỳ. Hơn một thế kỷ sau, hệ thống động cơ ôtô không có thay đổi lớn nào. Nhưng việc tiêu thụ nhiên liệu đã trở thành một vấn đề lớn.

Chiếc xe Ford mẫu T, được sản xuất hiếm hoi giữa năm 1908 và năm 1927, đã sử dụng khí động lực học nhưng chỉ đi được 25 dặm với một gallon (khoảng 3,78 lít) xăng. Vào giữa thập niên hiện nay, tiêu thụ nhiên liệu trung bình của đội xe Ford (những chiếc ôtô, SUV và xe tải hạng nhẹ) là 1 gallon cho 23 dặm. Chẳng tiến bộ là bao.

Tháng trước, Chủ tịch kiêm CEO của DuPont, ông Charles Holliday Jr. đã nói với Câu lạc bộ kinh tế Detroit (Detroit Economic Club) rằng chính phủ Mỹ và những nhà sản xuất ôtô cần phải tung ra một “dự án Detroit” nhằm phát triển một chiếc xe ôtô tiêt kiệm nhiên liệu hoàn toàn mới.

“Nếu tất cả chúng tôi với quyền lợi mà chúng tôi có trong ngành tự động hoá cùng hợp sức lại một cách hợp lý, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể tạo ra một chiếc xe ôtô của tương lai có ảnh hưởng tích cực tới hai vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay - môi trường và nền kinh tế”, ông nói.

Đổ tiền vào nghiên cứu một chiếc xe mới sẽ là một lựa chọn tối ưu. Đối với hầu hết người dân Bắc Mỹ, ôtô là một sản phẩm thiết yếu. Đối với Mỹ (và Canada), đó là một ngành công nghiệp vô cùng quan trọng. Sản xuất những chiếc ôtô không có khí thải, hoặc gần như không có khí thải, sẽ tránh cho Detroit khỏi bị lãng quên và loại bỏ một trong những nguồn thải khí cácbonic chính trên hành tinh. Nó còn có thể khiến cho cuộc suy thoái kết thúc sớm hơn.

Các gói cứu trợ tài chính sẽ là quá tồi nếu ưu tiên những vấn đề khác chứ không phải là đầu tư cho đổi mới.

(Theo Minh Phương//Eric Reguly//TuanVN)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Cuộc khủng hoảng lịch sử
  • 4 hành động để vượt qua khủng hoảng và thành công
  • Các công ty Mỹ đang bán tài sản trí tuệ lấy tiền
  • Cuộc khủng hoảng lịch sử với các hãng xe hơi
  • Bảy xe tồi nhất tại Mỹ đều của nhà sản xuất Mỹ
  • "Cuộc hôn nhân" của lý trí
  • Toyota Việt Nam đối phó với khủng hoảng
  • Nước cờ của Ford Motors
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com