Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sáu sai lầm lớn nhất trong quyết định đầu tư

Burton G.Malkiel – Giáo sư kinh tế học trường Princeton, tác giả cuốn sách “A Random Walk Down Wall Street” (Tình cờ dạo bước Phố Wall) và Charles D.Ellis – tác giả cuốn sách “Winning the Loser’s Game” (Chiến thắng trận đấu của kẻ thua) – đã hợp tác cùng nhau viết cuốn sách “The Elements of Investing”. (Các nhân tố trong đầu tư)

Cả 2 chúng tôi đều ở tuổi 70, Warren Buffett cũng vậy. Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa những thành công ngoạn mục của Warren tại Berkshire Hathaway so với kết quả tầm tầm “vừa đủ tốt” của hầu hết chúng ta, không gì khác hơn, chính là bản thân con người tài hoa lỗi lạc ấy. Xuất sắc, lý trí nhất quán, may măn sở hữu một đầu óc kinh doanh siêu việt thiên bẩm; chính những điều kiện đó đã giúp ông tránh được những “tai nạn” đầu tư vốn làm điêu đứng biết bao công ty khác. Hãy xem 2 ví dụ sau đây.

Vào đầu năm 2000, danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway nhất quyết từ chối không lao vào miếng mồi cổ phiếu hấp dẫn của những công ty công nghệ hay các doanh nghiệp mới thành lập trên Internet; mặc dù những cổ phiếu này đang hết sức “nóng sốt” tại thời điểm đó vì mang lại lựi nhuận kếch xù cho các nhà đầu tư. Buffet đã tránh tất cả các cổ phiếu về công nghệ. Ông chia sẻ với các nhà đầu tư của mình rằng ông từ chối đầu tư vào bất kỳ công ty nào mà ông không hề hiểu rõ về ngành kinh doanh của họ - và ông cũng không mấy mặn mà tìm hiểu về ngành kinh doanh công nghệ vốn phức tạp và thay đổi chóng mặt – hay những ngành mà ông không thể xác định được bằng cách nào mô hình kinh doanh đó sẽ duy trì được dòng tiền lãi sẽ ngày càng tăng lên. Một số người cho rằng ông thật lỗi thời, lạc hậu và bảo thủ. Cuối cùng Buffet chính là người ung dung đắc thắng khi trong thực tế các cổ phiếu liên quan đến Internet đều tuột dốc thảm hại.

Vào năm 2005 và 2006, Buffet hầu như tránh tất cả các chứng khoán tài sản thế chấp và các công cụ phái sinh vốn đang tìm cách lọt vào các danh mục đầu tư. Một lần nữa, quan điểm của ông là các hình thức này quá phức tạp và không rõ ràng. Ông gọi chúng là “vũ khí tài chính của những phá hủy hàng loạt”. Khi chúng đổ bộ đánh phá hàng laotj các tổ chức tài chính (và phá hoại toàn bộ hệ thống tài chính của chúng ta), thì Berkshire Hathaway đã tránh được cơn ác mộng kinh hoàng nhất của cuộc khủng hoảng này.

Việc tránh các sai lầm – khi vướng vào các rủi ro không cần thiết – là một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong đầu tư. Hãy cảnh giác với những sự việc tưởng chứng nhỏ nhặt này, vì chúng hoàn toàn có thể cản bạn nhìn thấy các mục tiêu thực sự quan trọng của bạn.

Sai lầm 1: Quá tự tin

Tại 2 trường đại học yêu thích của chúng ta, Yale và Princeton, các nhà tâm lý thường đưa cho sinh viên của mình bản câu hỏi đánh giá so sánh bản thân họ và bạn bè cùng lớp. Chẳng hạn, các sinh viên được hỏi: “Bạn có phải là một tài xế chuyên nghiệp hơn người bạn bè cùng lớp thông thường không?” Lúc nào cũng vậy, đa số trả lời rằng, họ là những tài xế trên mức trung bình. Ngay cả khi được hỏi về năng khiếu thể thao, một lĩnh vực ai cũng nghĩ vốn khó mà đánh lừa bản thân, thì các sinh viên nói chung vẫn đánh giá mình trên mức trung bình. Họ luôn tự cho mình khá giỏi trong nhiều lĩnh vực như khiêu vũ, hoạt động xã hội, quan hệ bạn bè,…

Và hiện tượng này cũng xảy ra trong hoạt động đầu tư. Trong những năm gần đây, một nhóm các nhà tâm lý học hành vi các nhà kinh tế học tài chính đã xây dựng nên một lãnh vực rất quan trọng, nghiên cứu về các hành vi trong hoạt động tài chính. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng con người không phải lúc nào cũng tuân theo lý trí. Chúng ta có khuynh hướng quá tự tin. Nếu chúng ta có một vụ đầu tư thành công, chúng ta dễ dàng nhầm lẫn may mắn với năng lực thực sự. Vào đầu năm 2000, bạn rất dễ rơi vào ảo tưởng rằng bản thân mình là một thiên tài đầu tư khi cổ phiếu Internet của bạn tăng vọt lên gấp đôi và lại tiếp tục gấp đôi lên lần nữa.

Để ngăn ngừa những ảnh hưởng nguy hại từ sự tự tin quá mức, hay nghĩ về tennis nghiệp dư. Một người chơi đều đặn trả bóng mà không hề có những pha xuất thần lài thường là những người chơi dành chiến thắng chung cuộc. Và một nhà đầu tư cẩn trọng luôn duy trì một danh mục đầu tư đa dạng ở những hạng mục đầu tư ít thay đổi sẽ có cơ hội đạt được các mục tiêu dài hạn của mình.

Sai lầm 2: Tâm lý bầy đàn

Mọi người cảm thấy an toàn hơn khi đứng trong số đông. Các nhà đầu tư có khuynh hướng trở nên ngày càng lạc quan, và vô tình chuốc lấy những rủi ro ngày càng lớn trong các thị trường đầu cơ giá lên cũng như trong giai đoạn bình ổn. Đó là lý do tại sao họ chỉ sống dựa vào các bong bóng đầu cơ.

Nhưng bất kỳ một thương vụ đầu tư nào được mọi người bàn tán rầm rộ hay được giới truyền thông tung hê chăm chút thì rất có thể sẽ thát bại thảm hại. Xuyên suốt lịch sử đầu tư, ta có thể thấy nhiều sai lầm đầu tư tai hại nhất đều khởi nguồn từ những đám đông lao theo cơn lốc của bong bóng đầu cơ. Ví dụ với vụ việc tulip ở Hà Lan những năm 1630, bất động sản ở Nhật những năm 1980, cho đến bong bóng Internet ở Hoa Kỳ những năm 1990, tất cả những người chạy theo trào lưu với niềm tin rằng “lần này sẽ khác” cuối cùng tự chuốc lấy những thất bại đau đớn và gây ra những sai lầm đầu tư tệ hại nhất trong lịch sử.

Hiện tượng có tính chất lây lan chóng mặt này khiến các nhà đầu tư trở nên liều mạng chấp nhận những rủi ro ngày càng cao, những hành vi tự hủy hoại này khiến nhiều nhà đầu tư vội vàng bán tống bán tháo cổ phiếu ở giá sàn để bỏ của chạy lấy người khi một cơn lốc bi quan bùng phát.

Trong quý 4 năm 1999 và quý 1 năm 2000, người ta đua nhau đổ tiền đầu tư vào các quỹ tương hỗ, đẩy lượng giao dịch trong thị trường này lên mức đỉnh điểm so với trước đó. Hầu hết lượng vốn này tập trung vào đầu tư cho công nghệ cao và Internet, các cổ phiếu sau đó được bán ra ở mức giá đỉnh điểm và sau đó sụt giảm với tỉ lệ kinh hoàng trong giải đoạn suy thoái kéo dài. Và càng nhiều tiền của hơn nữa ào ạt trôi tuột khỏi thị trường vào quý 3 năm 2002 khi các quỹ hỗ trương bị mua lại hay thanh lý khi thị trường sa lầy. Không quan trọng nếu đó là giá cả hiện hành hay giá cả của năm sau, vấn đề quan tâm là giá mà bạn có được khi bán. Đối với hầu hết nhà đầu tư, khi bạn về hưu - ở tuổi 60 - bạn có thể sống thêm 25 năm nữa và vợ/chồng bạn thậm chí còn thọ hơn như vậy. Vì vậy, đừng để số đông đưa đẩy cuộc sống của bạn. Hãy nhớ lời khuyên xưa: “Điều này rồi cũng sẽ qua thôi”.

Sai lầm 3: Chọn thời gian cho thị trường

Liệu hình phát về thời gian – chi phí của phỏng đoán thị trường – có tạo sự khác biệt lớn không? Bạn có thể coi là có đấy. Thị trường chứng khoán nói chung chiếm tỷ lệ tiền lãi trung bình 9,6% trong suốt khoảng thời gian dài.

Nhưng khoản tiền lãi đó chỉ đo lường những gì mà nhà đầu tư kiếm được bằng việc đầu tư tiền ở giai đoạn đầu và giữ chúng ở đó qua các quá trình trồi sụt. Tiền lãi trung bình thực sự của nhà đầu tư thấp hơn ít nhất là 2% điểm bởi vì tiền có khuynh hướng chảy vào các hạng mục đầu tư lúc giá cao hay cao nhất và rời khỏi mục đầu tư lúc giá thấp hay thấp nhất.

Ngoài hình phạt về thời gian, còn có hình phạt chọn lọc. Khi tiền chảy vào các quỹ hỗ trợ vốn cuối năm 1999 và đầu năm 2000, hầu hết chúng đi vào các quỹ rủi ro hơn – là những quỹ đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ cao Internet. Những quỹ “giá trị” ổn định đang giữ các cổ phiếu có chỉ số thu lợi thấp nhưng mức chia lợi tức cao, lại chịu sự rút vốn hàng loạt. Trong thị trường thời kỳ suy thoái, quỹ giá trị tương tự thế này được duy trì rất tốt trong khi các quỹ “tăng trưởng” lại chịu sự giảm giá trầm trọng. Vì vậy sự khác biệt giữa tổng lãi thị trường và lãi thực sự của nhà đầu tư thậm chí lớn hơn cả 2% điểm kia.

Sai lầm 4: Tự giả định rằng mình có quyền lực kiểm soát to lớn hơn thực tế

Các nhà tâm lý học đã nhận dạng một khunh hướng: người ta thường nghĩ rằng họ nắm quyền kiểm soát sự việc ngay cả khi họ thực sự chẳng có chút ảnh hưởng nào. Điều này có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư định giá giá quá cao một cổ phiếu đang mất giá nào đó trong danh mục đầu tư của mình. Nó cũng có thể kéo theo việc họ tưởng tượng ra một xu hướng nào đó dù nó không hề tồn tại hay họ tin rằng mình phát hiện ra một mô hình nào đó từ biểu đồ cổ phiếu và qua đó dự đoán được tương lai. Thật ra, sự thay đổi trong giá cổ phiếu rất giống một “cuộc dạo bước ngẫu nhiên”: Không có phương pháp nào đáng tin cậy để dự đoán các thay đổi trong tương lai của giá cổ phiếu dựa trên những “bước đi” trước đó của nó.

Các mô hình giả định mang tính thời vụ cũng chịu ảnh hưởng tương tự, ngay cả trong trường hợp chúng kéo dài trong suốt nhiều thập niên. Một khi mọi người biết có sự tăng giá mùa giáng sinh trên thị trường chứng khoán giữa Noen và Năm mới, “mô hình” này cũng sẽ biến mất. Các nhà đầu tư sẽ mua vào một ngày trước Noen và bán vào một ngày trước cuối năm để kiếm lợi theo quy tắc cũ được giả định. Nhưng rồi các nhà đầu tư phải nhanh chân hơn, mua trước dịp Giáng sinh 2 ngày và bán trước cuối năm 2 ngày. Và chẳng bao lâu sau người ta sẽ mua trước Noen và bán ngay sau Noen. Bất kỳ xu thế thị trường chứng khoán nào được “phát hiện” sẽ không kéo dài được lâu vì nhiều người sẽ cố gắng tận dụng điều đó.

Sai lầm 5: Chỉ trả quá nhiều phí tổn

Có một lời khuyên về đầu tư mà nếu bạn áp dụng nó, lợi nhuận của bạn chắc chắn sẽ tăng lên đó là: tối thiểu hóa các chi phsi đầu tư của bạn. Chúng tôi đã từng nghiên cứu tìm hiểu liệu có nhà quản lý quỹ tương hỗ nào có khả năng quản lý thành công hết năm nay sang năm khác. Và kết quả chúng tôi thu được là: điều này hoàn toàn vô vọng.

Đó là bởi vì kết quả quản lý của một năm vừa qua không phải là một dự đoán tốt cho tình hình hoạt động trong tương lai. Chi phí bạn phải trả cho nhà quản lý đầu tư mới thực sự dự đoán kết quả đầu tư của bạn. Chi phí bạn trả cho tư vấn càng cao thì tiền lãi của bạn sẽ càng thấp. Như một người bạn của chúng tôi Jack Bogle – người sáng lập quỹ tương hỗ “The Vanguard Group” – thường ví von “Bạn có được những thứ mà không phải bỏ ra xu nào”.

Chúng tôi đã nghiên cứu các quỹ tương hỗ trong giai đoạn 15 năm; chúng tôi đo lường tỉ suất sinh lời mà các nhà đầu tư được thụ hưởng, tất cả các chi phí phải chi trả cũng như các chi phí ngầm – chi phí của việc mua và bán danh mục cổ phiếu. Sau đó, chúng tôi chia các quỹ này thành 4 phần. Các quỹ thuộc phần tư có chi phí thấp nhất tạo ra tiền lãi nhiều nhất.

Nếu bạn muốn sở hữu một quỹ tương hỗ với kết quả hoạt động tốt, hãy mua một quỹ có chi phí thấp. Khi chúng tôi đo lường tiền lãi sau thuế và nhận ra rằng các quỹ có doanh thu cao thương không có hiệu quả về thuế, kết luận của chúng tôi lại càng được củng cố chắc chắn hơn.

Sai lầm 6: Tin tưởng những nhà môi giới

Công việc thực sự của nhà môi giới không phải là làm ra tiền cho bạn mà là kiếm tiền từ bạn. Các nhà môi giới thường tỏ ra thân thiện vồn vã bởi lý do lớn nhất: họ có thêm hợp đồng kinh doanh. Một nhà môi giới tiêu biểu sẽ “làm việc” với khoảng 75 khách hàng với tổng số vốn đầu tư khoảng 40 triệu đô la. (Hãy nghĩ một chút về việc bạn có bao nhiêu người bạn và bạn mất bao lâu để xây dựng và phát triển tình bạn với họ). Tùy thuộc vào giao dịch mà anh ta có được với công ty đầu tư, nhà môi giới của bạn sẽ nhận được hoa hồng khoảng 40% phí mà bạn trả.

Vì vậy nếu anh ta muốn thu nhập 100.000 đô la, anh ta cần tổng cộng 250.000 đô la hoa hồng được trả bởi các khách hàng. Bây giờ hãy làm một phép tính nhẩm. Nếu anh ta cần thu nhập 200.000 đo la, anh ta sẽ cần tổng cộng 500.000 đô la. Điều đó có nghĩa là anh ta cần thu khoản tiền đó từ bạn và mỗi khách hàng khác của anh ta. Tiền chuyển từ túi của bạn sang túi của anh ta. Đó là lý do tại sao việc “làm bạn” với một nhà môi giới có thể khá tốn kém. Một nhà môi giới có một điều ưu tiên hàng đầu: thúc giục bạn hành động, dù là bất kỳ hành động nào đi chăng nữa.

Chúng tôi khuyên bạn không nên dính líu vào cách ứng xử “tay đôi”. Đừng nhảy từ cổ phiếu này sang cổ phiếu khác hay từ quỹ này sang quỹ khác như thể bạn đang chọn lựa và loại bỏ một con bài trong trò chơi đơn giản. Đến một ngày bạn sẽ chìm ngập chới với với trong chi phí hoa hồng bạn phải chi trả - hơn nữa có thể bạn sẽ phải gánh thêm một khoản thuế đáng kể nữa.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • “Chơi” ngoại tệ xuyên quốc gia
  • Đủ đồ cho quý ông làm đẹp
  • Kiếm tiền tỉ từ “nhà nát”
  • Giao dịch hàng hóa ảo
  • Google ra sức giành giật nhân tài với Facebook
  • Doanh thu quảng cáo năm nay dự báo khoảng 840 triệu đô la
  • “Con đường 4G” tại Việt Nam có dễ đi?
  • Kinh doanh casino tại Việt Nam: Nhìn từ những chuyển động mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com