Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường bán lẻ: Walmart chưa thể vào Việt Nam

Trái với dự báo rằng các công ty nước ngoài sẽ ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam, đây vẫn là một “sân chơi” còn nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước sau hơn một năm Việt Nam mở cửa thị trường này cho các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài vào (từ 1-1-2009).

Đó là nhận định chung của các đại biểu trong nước và quốc tế tại hội thảo về gia nhập WTO trong dịch vụ phân phối bán lẻ do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Đại học Thương mại và Dự án hỗ trợ thương mại đa biên MUTRAP-III tổ chức tại Hà Nội ngày 29-6.

Thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều hấp dẫn. Hiện tại, chỉ vài nhà đầu tư nước ngoài vào mở siêu thị tại Việt Nam. Trong ảnh: Siêu thị Lottemart (Hàn Quốc) khai trương và đi vào hoạt động tại TP.HCM từ cuối năm 2008 - Ảnh: Hồng Nhựt

Nguyên nhân quan trọng nhất cản bước các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, theo đánh giá của ông Fred Burke từ công ty tư vấn luật Baker & McKenzie, là do Việt Nam áp dụng công cụ Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT - Economic Needs Test), một công cụ đặc biệt để hạn chế tiếp cận thị trường trong khuôn khổ WTO.

Theo đó, việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm đầu tiên sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể và cơ quan cấp phép địa phương có quyền từ chối cấp phép nếu cho rằng chưa cần.

Ông Burke nói: “Chúng tôi nói chuyện với các nhà phân phối quốc tế quan tâm vào thị trường Việt Nam như Walmart chẳng hạn. Họ nói chỉ có thể vào Việt Nam khi chắc chắn có thể mở nhiều hơn một cơ sở phân phối.”

Hiện nay, theo thống kê của WTO, có hơn 90 quốc gia áp dụng ENT nhưng theo ông Burke, các nước chỉ sử dụng ENT cho một số mặt hàng hoặc địa phương nhất định chứ không phủ khắp toàn bộ lĩnh vực bán lẻ như Việt Nam. Ông nêu ví dụ Hàn Quốc chỉ yêu cầu ENT với các cửa hàng bán lẻ thịt động vật. Ông Burke dự đoán với rào cản này, các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài khó lòng xâm nhập ồ ạt vào Việt Nam trong ít nhất 10 năm nữa.

Đây cũng chính là cơ hội và khoảng trống về thời gian mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để xây dựng khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần. Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, trưởng đoàn đàm phán WTO Lương Văn Tự nói: “Có đủ thời gian cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Trong lĩnh vực phân phối, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào Việt Nam khoảng 300 triệu USD. Con số đó chưa phải là lớn lắm. Cơ hội cho doanh nghiệp trong nước vẫn còn.”

Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, cho biết năm 2009, tổng mức doanh thu bán lẻ dịch vụ, hàng hoá của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 18,6% và nửa đầu năm nay là 26% - một con số ngoạn mục theo đánh giá của bà Loan.

Việc Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ được cho là luồng gió mới thay đổi diện mạo ngành bán lẻ Việt Nam, đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, và là động lực các cho doanh nghiệ bán lẻ Việt Nam vươn lên cạnh tranh. Nhưng bà Loan cũng cảnh báo sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam với các tập đoàn nước ngoài cho thấy đây là thị trường còn sơ khai, manh mún, lạc hậu và còn nhiều cơ hội doanh nghiệp bán lẻ trong nước chưa nắm bắt được. Bà Loan cũng chỉ ra hệ thống bán lẻ của Việt Nam có tính chuyên nghiệp yếu, phong cách tiểu thương len lỏi vào các siêu thị, trung tâm thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin kém, kỹ năng bán lẻ và xây dựng thương hiệu sơ khai.

HƯƠNG GIANG//Tuổi Trẻ

 

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Kiếm tiền trong thời điểm hỗn loạn
  • Hãy học cách nghĩ như một tỷ phú
  • Chưa tận dụng được lợi thế FTA
  • BP công bố mức lỗ ròng cao kỷ lục
  • Khi doanh nghiệp trở thành khách hàng tiềm năng
  • Đường còn nhiều chông gai
  • Người Việt đã bớt sính ngoại
  • Hơn 90% độc giả mạng bỏ Times vì phải trả tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com