Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương vụ Yahoo - Microsoft: Học được gì từ IBM?

Thương vụ mua bán của Yahoo và Microsoft đã có không ít tranh luận? Trong cách nhìn nhận của những chuyên gia kinh tế vấn đề này có điều gì đáng lưu tâm? Tại sao họ lại phải học hỏi kinh nghiệm từ IBM? Câu hỏi sẽ được trả lời qua những phân tích của Bill Taylor .

Từ một thương vụ mua bán

Việc Microsoft chào mua Yahoo với giá 44,6 tỷ USD đã làm dấy lên nhiều phân tích và tranh luận về tính kinh tế đang thay đổi của ngành công nghiệp phần mềm, về tương lai của thung lũng Silicon và sức mạnh lấn át của Google.

Khá nhiều tranh luận đã được khởi xướng
sau vụ chào mua Yahoo của Microsoft.
Ảnh: a.abcnews.com

Nhưng nghĩ về thương vụ này, tôi lại liên tưởng đến việc Microsoft mua Yahoo sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cộng đồng doanh nghiệp nói chung?

Kết luận của tôi là: Đây chính là lời nhắc nhở về sự khó khăn để có thể tạo dựng và duy trì một công ty đạt đến đỉnh cao trong thời đại của công nghệ, những thị trường và các mô hình kinh tế khác nhau.

Hơn thế nữa, còn phải duy trì được sự phát triển đó với tư cách là một sức mạnh dẫn đầu, đổi mới và thịnh vượng trong thời kỳ kế tiếp.

Yahoo do Jerry Yang và David Filo thành lập năm 1995, tới nay chưa đầy 15 năm. Tôi vẫn nhớ tất cả các bài báo chúc mừng họ nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập công ty. Tác giả Michael S. Malone có viết:

“Yahoo kiếm được nhiều tiền hơn đồng thời có nhiều bằng sáng chế, dịch vụ và người sử dụng hơn Google. Với các kết quả tài chính bùng nổ của họ trong thời gian gần đây và sự tiếp tục bùng nổ của quảng cáo trực tuyến, Yahoo nhiều khả năng sẽ trở thành công ty đáng giá nhất trên Web.”

Liệu Yahoo có giữ được tốc độ
phát triển như thời gian qua hay không?
Ảnh: img.slate.com

Ở vào thời điểm tháng 3 năm 2005, những dòng dự báo trên là hoàn toàn hợp lý. Nhưng hiện tại, Yahoo dường như chỉ là điểm sáng của ngày hôm qua khi bàn tới nền kinh tế Internet. Thậm chí, Microsoft dường như cũng là một điểm sáng cũ.

Rõ ràng là Microsoft chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường và có hàng tỷ USD tiền mặt, nhưng liệu mọi người có kính nể Microsoft như trong quá khứ?

Liệu họ có tin rằng những phòng thí nghiệm của Microsoft vẫn nắm giữ chìa khoá quyết định đến phương thức mà chúng ta trao đổi thông tin và tương tác với nhau trong tương lai nữa hay không?

Khi so sánh với các công ty khác có cùng quy mô và tài sản, Microsoft vẫn còn khá trẻ, họ còn chưa được 35 năm tuổi. Nhưng nhiều năm nay, tập đoàn phần mềm khổng lồ này đã biểu hiện những dấu hiệu của sự già cỗi: Thận trọng, bảo thủ, chậm chạp với những xu hướng mới và ngần ngại chia sẻ các phương thức làm việc đã được thiết lập.

Robert X. Cringley, chuyên gia công nghệ nổi tiếng và người sáng tạo ra NerdTV - một kênh truyền hình về công nghệ mới - nói về việc Microsoft chào mua Yahoo như sau: “Những gì ở Microsoft là một sự chuyển đổi mang tính chất thế hệ, giống như trong những ngành khác với các công ty hàng đầu (họ làm giàu nhanh chóng và trở thành các công ty đầu ngành).

Điều này khá rõ khi bạn nhìn vào lịch sử ngành công nghiệp dầu mỏ và đường sắt của Mỹ. Bill Gates và Steve Ballmer - Tổng Giám đốc điều hành của Microsoft từ năm 2000 - biết rằng cũng giống như các ngành khác Microsoft phải thay đổi theo thời gian. Và quan trọng hơn, Microsoft cần phải có sự chuyển đổi bởi vì Gates và Ballmer thiếu niềm tin rằng bất kỳ một người kế tiếp họ có thể điều hành Microsoft tốt như họ đã làm.”

Hãy thay đổi cách nghĩ tạo ra một sân chơi mới
đó là cách thức kinh doanh mới.
Ảnh: realtorconsulting.com

Đâu là điều Yahoo và Microsoft nên làm?

Vậy phần thưởng của thay đổi cuộc chơi trong một ngành là gì? Sau một vài năm tăng trưởng mạnh, lợi nhuận và tạo ra của cải cho các cổ đông, một công ty khác xuất hiện và thay đổi hoàn toàn cuộc chơi. Đây là sự miêu tả rõ ràng về cách thức kinh doanh của thời đại chúng ta và điều đó đang trở nên ngày càng khẩn cấp.

Thời gian kinh doanh thành công ngày càng ngắn hơn và ngày càng ít hơn các công ty có khả năng vượt qua bờ vực thẳm ngăn cách thời đại của công nghệ cùng các mô hình kinh doanh với thời đại kế tiếp.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra tại trụ sở chính của tập đoàn IBM lại càng đáng chú ý hơn.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Giám đốc Điều hành Sam Palmisano, sự chuyển biến đang tiếp diễn tại IBM hiện nay dù họ có thể là một trong những câu chuyện kinh doanh ít được để ý nhất trong thập niên vừa qua.

Ba năm nữa IBM tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập và họ xứng đáng là một tập đoàn thế hệ đàn anh. Tuy nhiên, bất chấp làn sóng công nghệ phát triển không ngừng, IBM vẫn tiếp tục tăng trưởng, tạo ra lợi nhuận khổng lồ và mang đến cho cổ đông sự giàu có.

Vào tháng 7 năm 2002 - vài tháng sau khi Palmisano nhậm chức Tổng Giám đốc điều hành - cổ phiếu của IBM có giá 60USD/ một cổ phiếu. Năm năm sau, cổ phiếu công ty có giá 117 USD/ một cổ phiếu.

Nhưng quan trọng hơn nữa, bất chấp sự bùng nổ của mạng Internet cùng các dịch vụ trên Web, phần mềm mã nguồn mở và hàng loạt sự biến đổi sâu sắc khác, IBM vẫn kết nối, dù họ không phải là công ty chi phối thị trường bằng bất cứ giá nào. Một công ty trải qua 96 năm hoạt động với gần 100 tỷ USD doanh số, 350 nghìn công nhân viên và một thành tích đáng nể về khả năng hồi phục và tái đổi mới.

IBM vẫn tiếp tục tăng trưởng tạo ra
lợi nhuận khổng lồ bởi họ luôn đổi mới.
Ảnh: a.abcnews.com


Do vậy, nếu chúng ta ngạc nhiên (hay tiếc nuối) khi Yahoo bị mất đi lòng tin và sự kính trọng và khi chúng ta tranh luận về việc Microsoft thâu tóm thị phần thị trường Internet, hãy nhớ rằng có một IBM với rất ít sự phô trương cho thấy rằng họ có thể liên tục thay đổi theo thời gian.

Trong bài báo kế tiếp, tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn khả năng phục hồi của IBM. Bạn đọc hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Bạn hay công ty của bạn đã có kế hoạch để tiếp tục thay đổi cuộc chơi chưa?

(Theo Bill Taylor // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Về tay người Thái, dấu chấm hết cho hàng Việt ở Metro?
  • Dịch vụ lạ cho giới siêu giàu
  • Sản phẩm “Cơm 3 phút” hút dân công sở
  • Thành công với sản phẩm chế từ... phụ tùng xe đạp
  • Gieo cảm xúc vào chocolate
  • Đối phó với rủi ro khủng hoảng tín dụng tiêu dùng
  • BP nên cân nhắc việc nộp đơn bảo hộ phá sản
  • BP chi 20 tỷ USD bồi thường cho nạn nhân vụ tràn dầu
  • Cuộc tranh cãi về chiếc ô tô Ấn Độ trị giá 2500 USD (Phần 1)
  • Cuộc tranh cãi về chiếc ô tô Ấn Độ trị giá 2500 USD (Phần 2)
  • Mô hình tiêu dùng có sự dịch chuyển
  • Làm gì với "người tiêu dùng xanh"? (Phần 1)
  • Tín dụng tiêu dùng sẽ là cuộc khủng hoảng tiếp theo?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com