Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bền gan, vững chí nhưng thức thời trước cuộc suy thoái

Khi cả thế giới đang chăm chú quan sát những người khổng lồ của chủ nghĩa tư bản nhấn nút “khởi động” nền kinh tế toàn cầu, chúng ta, đơn giản là để sống sót hay thậm chí kì vọng sẽ lại ăn nên làm ra trong bối cảnh suy thoái này, có thể học hỏi được gì về nguyên tắc và thực tiễn kinh doanh từ các ông chủ lớn?

Làm cách nào để thoát khỏi tình trạng ngoi ngóp trên mặt nước, khi phải chứng kiến quá nhiều các tổ chức đang dần chìm xuống đáy sâu, và không biết bao nhiêu người đang ngày đêm hoang mang.

Một trong những chủ đề chính xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với 55 chủ doanh nghiệp cả xã hội và thương mại hàng đầu thế giới – nhiều người trong số đó đã khởi nghiệp chính trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng lần trước – là sự bền gan, vững chí và thức thời.

Là một chủ doanh nghiệp cũng có nghĩa là phải sẵn sàng để không ngừng chứng minh, lần này tới lần khác, rằng một điều tưởng chừng không thể thì ở một khía cạnh, mức độ nào đó vẫn là có khả năng xảy ra, khả thi và có thể làm được. Ảnh: Corbis

Dấu ấn nổi bật của một nhà doanh nghiệp thành công bao giờ cũng là sự nỗ lực không biết mệt mỏi, khước từ cái gọi là sự bỏ cuộc, đầu hàng kể cả khi mọi chuyện chưa đi đến đâu. Tuy nhiên, điều này lại không đồng nghĩa với việc tỏ ra cứng đầu, hết lần này đến lần khác gõ cùng một cánh cửa.

Thay vào đó, hãy lùi lại một chút quan sát ô cửa phía sau, tiến sang phải, sang trái một chút quan sát ô cửa phía bên cạnh, cứ thế… cho tới một ngày tìm ra được cánh cửa mở dẫn vào trong. Sự vận động liên tục như vậy mới thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Dưới góc độ đó, sự bền bỉ, kiên trì nên được nhìn nhận như là sự quyết tâm không đầu hàng dù có phải đối mặt với nghịch cảnh; và sự thức thời thì đồng nghĩa với khả năng rút ngắn thời gian tiến tới cái đích thành công thông qua sự khéo léo, tài tình và linh hoạt.

Theo đó, tinh thần vững chí cùng với sự thức thời đòi hỏi sự giao thoa giữa khả năng nhìn thấu trước sự việc, những đổi thay về đường hướng, sự kiên trì với con đường đó, và khéo léo chèo lái ra khỏi tình thế bất lợi với sự tự tin, vững lòng.

Từ những năm 1980, Robert Egger, người say mê nhạc rock một thời tại Washington D.C, đã nghĩ đến viễn cảnh về việc ban phát thức ăn thừa của các nhà hàng cho những người vô gia cư, đồng thời dạy họ cách phục vụ cho nhà hàng và những công việc lặt vặt khác. Ý tưởng phôi thai này của ông đã nhận được bản hợp xướng phản ứng của một dàn đồng ca những người chuyên nói theo chiều hướng tiêu cực.

“Lúc đó tôi nhận thấy chẳng qua mọi người chưa bao giờ nhìn thầy một điều gì đó tương tự như vậy, nên họ cũng chẳng thể tin nó”, ông tâm sự. Nhưng ông vẫn quyết giữ vững quan điểm của mình. Sau hằng hà sa số những bức thư từ chối từ các tổ chức, cuối cùng Egger đã bắt được một mẻ cá lớn, lớn hơn so với bất kì điều gì ông từng mong đợi: ông được phép thu tất cả những thức ăn chưa dùng đến từ tất cả các bữa tiệc khai mạc của Tổng thống lúc đó là ông George H.W. Bush.

Với trí tượng tưởng phong phú và hàng loạt những nỗ lực tạo sức ép, cuối cùng ông cũng thành công, và thành quả dành cho con người này là sự ra đời của tổ chức phi lợi nhuận D.C. Central Kitchen (DCCK)

Ngày nay, DCCK phục vụ 5.200 bữa ăn mỗi ngày, 7 ngày trong tuần, và đã hoàn thành trên 70 chường trình đào tạo việc, với con số học viên tốt nghiệp đã lên tới 650 người. Từ đó, các trường đại học trên khắp cả nước đều học tập áp dụng theo đúng mô hình của Central Kitchen.

Egger cho biết: “Công việc của chúng tôi, công việc duy nhất của chúng tôi, là biến cho những điều phi thực tế, những điều không chắc xảy ra, và những điều không thể… thành những cái có thể xảy ra, có vẻ hợp lý, và có thể làm được”.

Hai cái đầu bướng bỉnh nhưng biết thích ứng nhanh với hoàn cảnh khác mà tôi muốn nói đến là Mark Warner và Howard Schultz. Warner là thành viên đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp cao đẳng, ông đã lấy toàn bộ khoản tiền tiết kiệm 5000 USD khi vừa mới rời ghế nhà trường để đầu tư khởi nghiệp.

Chỉ trong 6 tuần, công ty đã hoàn toàn phá sản. Vụ đầu tư mạo hiểm tiếp theo lại thành hình và lại vỡ vụn chỉ sáu tháng sau đó. Trong buổi phóng vấn với chúng tôi, ông nhớ lại: “Tôi ra đời như một nhà doanh nghiệp và vấp phải hai lần thất bại vô cùng kinh hoàng. Vào đúng độ chín của cái tuổi hai sáu, tôi hoàn toàn tay trắng, sống cùng với chiếc ô tô, và ngủ nhờ trên đi văng nhà bạn bè”.

Không nao núng, ông vẫn bước tiếp và cuối cùng chắp ghép một vài vụ đầu tư nhỏ lẻ vào điện thoại di động để tiến tới thành lập Nextel – là bước đệm tài chính để đón chờ vận may trên chính trường, trở thành Thống đốc bang Virginia và Thượng nghị sĩ Mỹ.

 Schultz lớn lên trong một khu nhà dành cho người có thu nhập thấp do Chính phủ tài trợ ở Brooklyn, ngày ngày phải chứng kiến cả gia đình vật lộn kiếm sống. Sau khi dành được một suất học bổng bóng đá, và khởi đầu với công việc của một người bán hàng, trong cả một năm trời, ông đã ra sức thuyết phục các vị sáng lập của hãng Starbucks tuyển dụng ông vào làm.

Cuối cùng họ cũng nhượng bộ, và cho ông một cơ hội để vực dậy bộ phận marketing khi đó đang ngủ quên. Trong nỗ lực nhằm phát triển chiến lược bán lẻ hột cà phê nhân của Starbucks, ông đề xuất tạo dựng lại sức cuốn hút đầy ma lực từ những chiếc máy pha chế trong các quán bar theo phong cách Ý ngay trên đất Mỹ. Lại một lần nữa họ từ chối.

Mất tới một năm rưỡi sau, họ mới đồng ý để Schultz thử sức trong một cửa hàng đầu tiên. Tuy nhiên, khi ông đề xuất ý tưởng mở rộng là thêm một lần ông bị từ chối. Cuối cùng, ông quyết định rời công ty, mang theo nỗ lực để biến giấc mơ của đời mình thành sự thực.

Không có lương, vợ lại đang mang thai lần đầu, đang gần như bế tắc cùng cực, thêm sức ép từ ông bố vợ yêu cầu cần có một công việc “thực sự”, ông đã dồn hết tiền bạc trong nhà để mở một quán bar cà phê đầu tiên với những cốc cà pha sẵn gọi là Il Giornale, mà sau đó đã thực sự thành công. Và thật bất ngờ, ông lại chính là người mua lại Starbucks (gồm 6 cửa hàng), lúc đó đang nợ chồng chất 3,8 tỷ USD.

Là một chủ doanh nghiệp cũng có nghĩa là phải sẵn sàng để không ngừng chứng minh, lần này tới lần khác, rằng một điều tưởng chừng không thể thì ở một khía cạnh, mức độ nào đó vẫn là có khả năng xảy ra, khả thi và có thể làm được. Vấn đề ở chỗ là phải minh chứng điều đó bằng một con đường để mọi thứ có thể vận hành, dù cho khó khăn trở ngại ra sao đi chăng nữa. Đó là một bài học lớn cho tất cả chúng ta, nhất là trong thời điểm hiện tại.

(Theo Tuyết Lan//Christopher Gergen và Gregg Vanourek//TuanVietnam)

  • Những ý tưởng kinh doanh khôi hài ở châu Á
  • Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
  • Sẵn sàng khởi nghiệp và sẵn sàng thất bại
  • Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng
  • Bí quyết thành công của tỷ phú đứng sau thương hiệu Zara
  • Sức mạnh của những ý tưởng cũ mà không cũ
  • Lôi kéo khách hàng vào việc thiết kế sản phẩm
  • 5 câu hỏi cho mọi nhà cố vấn
  • Chiến lược tăng trưởng và chiến thuật phòng vệ
  • John Paulson biết mình, biết thời thế
  • “Ba chiêu” cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
  • Thời điểm khó khăn chính là cơ hội đổi mới
  • Mưu lược trong kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com