Tại một số thị trường như Đông Âu, nhà sản xuất vật vã khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Nhưng cuộc chiến kinh doanh cuối năm trở nên gay gắt tại Ấn Độ và Trung Quốc khi doanh nghiệp dồn sức vào hai thị trường này trong lúc thị trường châu Âu đang bị bão hòa.
Một báo cáo mới đây cho biết, phụ nữ Đông Âu đang giảm chi tiêu vào mỹ phẩm trong khi phái mạnh thì cũng bớt nhu cầu bia bọt quán xá. Đây là hai trong số nhiều biểu hiện về những thay đổi trên thị trường mới nổi.
Tăng trưởng chậm chạp tại châu Âu
Điều đáng nói là, đây lại chính là thị trường tiêu dùng đặc biệt lớn và đã trở thành một hình mẫu cho sự phát triển, đồng thời là khu vực được phân bổ một lượng lớn vốn cũng như nguồn lực.
Tập đoàn mỹ phẩm L'Oréal, và tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng Reckitt Benckiser là điển hình nhất. Ông Rakesh Kapoor, giám đốc điều hành của Reckitt Benckiser cho biết, "Thị trường mới nổi năm nay tăng trưởng chậm chạp hơn so với các năm trước".
Về phần mình, L'Oréal cho biết doanh thu của tập đoàn tại Đông Âu trong quý thứ ba giảm 1,5%, trong khi đó tại Brazil, tình hình cũng ảm đạm không kém. Đơn vị bán hàng trực tiếp là Avon và Natura cũng nhận thấy sức mua giảm mạnh tại thị trường lớn nhất khu vực châu Mỹ La tinh.
Bà Eva Quiroga, chuyên gia phân tích tại UBS nói "Rõ ràng đã có dấu hiệu sụt giảm về tăng trưởng tại các thị trường mới nổi." Bà dự báo rằng tăng trưởng về doanh thu tại thị trường mới nổi- thị trường chiếm 30-50% doanh số tiêu dùng tại châu Âu, sẽ giảm.
L'Oréal cho biết doanh thu của tập đoàn tại Đông Âu trong quý thứ ba giảm 1,5% |
Đông Âu là hiện là thị trường đặc biệt bất ổn. Các nhà sản xuất bia, đang phải đối mặt tình trạng tăng thuế rất cao ở Nga do nỗ lực của nước này trong việc giảm bớt tình trạng lạm dụng bia rượu. Đồng thời tình trạng này cũng khiến cho người tiêu dùng gặp những khó khăn không nhỏ khi giá cả tăng cao.
Ông Jorgen Buhl Rasmussen, Giám đốc điều hành của tập đoàn Carlsberg Đan Mạch, chỉ ra tình trạng lạm phát phát sinh do giá cả các thực phẩm thiết yếu như mì ống, bánh mì và gạo tăng cao. " Giá cả tăng cao tạo những áp lực không nhỏ lên người tiêu dùng, dẫn đến tiêu dùng giảm trong năm 2011". Doanh thu của hãng bia này giảm 9% tại thị trường Đông Âu trong quý thứ ba.
Ngay cả Unilever - tập đoàn khổng lồ với doanh số bán hàng chiếm hơn một nửa doanh số của thị trường các nước đang phát triển dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 4 cũng đang khá thận trọng và lo ngại tại thị trường Đông Âu.
Các nhà sản xuất trong đó có Dove và Flora cũng đang phải đối mặt với những khó khăn rất lớn tại thị trường mới nổi, đặc biệt tại Nga- một thị trường vô cùng "gai góc" khi lạm phát hàng năm đang vươn tới con số 90-10%, bên cạnh đó giá cả cũng leo thang chóng mặt.
Các nhà phân tích cho biết, lạm phát cao tại Brazil là hậu quả của việc tăng trưởng nóng. Ông Michael Steib, chuyên gia phân tích tại Morgan Stanley cho biết, lạm phát cộng với điều kiện tài chính eo hẹp của người dân sẽ khiến cho thị trường Tivi hay Ô tô tại nước này có những diễn biến xấu. Tuy nhiên ông cũng dự báo vào năm tới mức lương tối thiểu tăng sẽ thúc đẩy tiêu dùng đối với các mặt hàng dân dụng như dầu gội đầu, bia...
Trong khi đó, doanh thu hãng bia SABMiller, tại Trung Quốc giảm 1% trong quý thứ hai, so với mức tăng 14% trong quý trước.
Ông Steib cho rằng, nhìn chung hoạt động của thị trường mới nổi trong năm tới sẽ đi xuống. Tuy nhiên cũng có những quốc gia tăng trưởng mạnh như Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.
Cạnh tranh khốc liệt tại châu Á
Nhưng, theo ông điều đáng lo ngại hơn cả là tình trạng "cạnh tranh khốc liệt" trên thị trường. Điển hình nhất là cuộc chiến kéo dài tại Ấn Độ giữa hai hãng bột giặt Procter & Gamble của Mỹ và Unilever. Cả hai đã liên tục triển khai các chiến dịch giảm giá, quảng cáo và thậm chí cả hành động pháp lý để khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường này.
Tuy nhiên, cuộc chiến càng trở nên nóng hổi khi "tất cả đều chạy đua vào thị trường Ấn Độ và Trung Quốc bởi họ không thể phát triển tại thị trường Tây Âu" ông Steib nói. Điều này đã tạo ra những áp lực nhất đinh đối với chuỗi cung ứng. Nhu cầu tăng cao vô hình dung làm gia tăng một số loại chi phí và lợi nhuận có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Có thể nhận thấy rõ điều này qua khi xem các đối thủ cạnh tranh trong nước. Sự xuất hiện của nhiều đố thủ cạnh tranh buộc các công ty phải tiến hành các chiến lược cạnh tranh tăng lợi nhuận nhưng với mức độ vừa phải để tạo thuận lợi cho việc tham gia vào cuộc chiến giá cả.
Bà Quiroga nói: "một câu hỏi đặt ra là trong điều kiện nhu cầu suy giảm thì các hãng có tiếp tục giảm giá sản phẩm nữa hay không?"
(VEF)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com