Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc - Những nguy cơ rủi ro trong sản xuất

Wal Mart thu được lợi nhuận khổng lồ
chỉ bằng chi phí "siêu rẻ"
Ảnh: superg.typepad.com

Thời gian gần đây một lượng lớn hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đã bị thu hồi vì không đạt chất lượng về vấn đề an toàn. Eric McNulty đã lý giải nguyên nhân và thiệt hại của vấn đề này.

Các công ty lớn theo đuổi mô hình chi phí siêu thấp đã được đền đáp xứng đáng bằng những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Một trong số đó, tập đoàn Wal-Mart[1] đang dẫn đầu Danh sách 500 công ty hàng đầu của Mỹ do Tạp chí

Fortune

bình chọn. Một điều thú vị là các công ty ở hầu hết mọi lĩnh vực cũng đang liên tục tích cực tìm kiếm nguồn lực từ các nước có nguồn nhân công giá rẻ.

Cán cân thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên tới khoảng 236 tỷ USD trong năm 2006. Nhưng điều này bắt đầu gây ra một phản ứng dữ dội theo chiều hướng tiêu cực.

Thời gian này, có thông báo là hàng nghìn lốp xe sản xuất từ Trung Quốc đã bị thu hồi vì những rắc rối tương tự như vụ lốp xe mang thương hiệu Firestone[2] được hãng xe Ford nổi tiếng lắp đặt cho loại xe Ford Explorer có vấn đề cách đây 1 năm.

Một thời gian ngắn không lâu trước đó, đồ chơi của hãng Thomas & Friends cũng lại bị thu hồi do sản phẩm phủ sơn có chứa chì và tình trạng này kéo dài suốt trong hai năm. Cũng cách đây chưa lâu thức ăn cho động vật cũng được thu hồi với khối lượng lớn sau khi chó mèo bắt đầu chết và nguyên nhân lại cũng liên quan đến một cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc không thu được bài học
từ trường hợp của Firestone
Ảnh: cache.viewimages.com

Không những thế kem đánh răng từ Trung Quốc cũng đã bị thu hồi vì những quan ngại về vấn đề an toàn về sức khoẻ cho người tiêu dùng. (Đồng nghiệp Michael Watkins của tôi cũng có bài về đề tài này)

Rất nhiều sản phẩm chất lượng cao được sản xuất tại Trung Quốc và do những công ty có uy tín sản xuất. Tuy nhiên, theo thống kê 60% các vụ thu hồi sản phẩm kém chất lượng tại Hoa Kỳ và 100% các vụ thu hồi đồ chơi trong năm nay thì các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc chiếm đa phần.

Khi các công ty ngày càng phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp mở rộng bao gồm các nhà thầu sản xuất phụ, chưa kể các nhà thầu phụ hai phẩy và thậm chí là phụ hơn nữa để mức chi phí bỏ ra ngày càng giảm xuống thì nguy cơ những bất ngờ không may này xảy ra sẽ càng gia tăng.

Tại Hội nghị Longitudes 07[3] ở Toronto vào tuần trước, các chuyên gia về hệ thống cung ứng hàng hóa tham gia hội nghị tỏ ra tin tưởng rằng vấn đề an toàn sẽ vẫn được đảm bảo trong hệ thống các chuỗi cung ứng hàng hóa mở rộng. Số lượng các sự cố theo thống kê là khá thấp.

Nhưng không cần phải để đến khi có nhiều trẻ em bị ốm và súc vật chết gây ra tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng thì mới có sự kiểm soát chặt chẽ. Sẽ có bao nhiêu vụ việc như thế này xảy ra cho đến khi người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền để có được những sản phẩm mà họ thấy đáng tin tưởng hơn?

Hội nghịLongitudes 07vẫn tin tưởng
vào vấn đề an toàn trong hệ thống
các chuỗi cung ứng hàng hóa mở rộng
Ảnh: www.longitudes07.com

Các chuyên gia marketing đã tiêu tốn hàng tỷ USD để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng vào thương hiệu của mình, thế mà niềm tin ấy có thể tan biến chỉ trong một ngày hay một giờ. Những cơ hội làm ăn tại Trung Quốc là rất lớn, thế nhưng những nguy cơ tiềm ẩn cũng vậy.

Bạn có đang hợp tác làm ăn với các nhà sản xuất Trung Quốc hay không?

Bạn sẽ làm thế nào để quản lí những rủi ro ấy?

(Theo Eric McNulty // Tuanvietnam)

  • Những ý tưởng kinh doanh khôi hài ở châu Á
  • Có “cửa” nào cho Tràng Tiền Plaza?
  • Sẵn sàng khởi nghiệp và sẵn sàng thất bại
  • Tan ý định khởi nghiệp vì khủng hoảng
  • Bí quyết thành công của tỷ phú đứng sau thương hiệu Zara
  • 10 bí kíp giúp các doanh nghiệp nhỏ thành công
  • Ngụ ngôn về sự thông thái: Doanh nhân và con trai
  • Chính phủ nên khuyến khích tiêu dùng như thế nào?
  • Chiến lược minh bạch thông tin
  • Đánh lạc hướng - Chiến lược đánh lừa đối thủ
  • Những nguyên tắc vàng của các doanh nhân thành đạt
  • Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020 (Kỳ 2)
  • Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020 (Kỳ 1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com