Có một quan niệm sai lầm nghiêm trọng đang gây ảnh hưởng tới hoạt động của rất nhiều công ty ngày nay. Đó là tư tưởng cho rằng, bạn phải trở thành một nhà lãnh đạo tàn nhẫn để thành công trong kinh doanh.
Khi chúng ta quan sát cách thức những công ty lớn và có tiếng tăm nhất hoạt động, chúng ta đều nhận thấy rằng dường như họ đang coi tàn nhẫn là một phương thức lãnh đạo tối ưu. Họ thật nghiêm khắc. Họ thật dối trá. Họ chia công việc ra thành hàng nghìn mảnh nhỏ.
Điều bất ngờ là đây không phải là cách thức những công ty này phát triển và lớn mạnh trong con mắt cộng đồng. Và cũng không hề có bất kỳ công ty nào có thể lớn mạnh và thịnh vượng với cách quản lý này. Hành vi tàn nhẫn là thứ mà mọi người sử dụng khi họ lợi dụng sự chu đáo và cẩn trọng của người khác để phát triển công ty.
Thực ra, bạn chỉ phát triển được một doanh nghiệp, giành được niềm tin của nhân viên, tạo ra mức lợi nhuận thiết yếu được duy trì liên tục bằng cách giúp đỡ người khác chứ không phải bằng cách quan sát thứ bạn có thể lấy đi được.
Tuy vậy, CEO ở rất nhiều các công ty dường như lại không hiểu điều này. Ví dụ như, gần đây trong một bản báo cáo về công ty phát hành thẻ tín dụng First USA, nhà phát hành thẻ Visa card lớn nhất Hoa Kỳ, công ty thông báo có một chính sách mới trong đó sẽ giảm thiểu thời gian khách hàng phải thanh toán hóa đơn, tức là sẽ phải thanh toán cho công ty trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Nhưng thực tế, với chính sách này công ty lại đang tiến hành xử phạt chính những khách hàng có thói quen thanh toán đúng hạn. Tất nhiên đó là những khách hàng tốt. Đó là bởi vì những khách hàng không bao giờ trễ hẹn đột nhiên thấy thời gian đáo hạn của họ bị đẩy lên một tuần. Họ không thể vui mừng với chính sách này được.
Vậy tại sao công ty lại ban hành một chính sách gây khó khăn cho những khách hàng rất tốt của họ? Đó là bởi vì công ty không thu lợi được từ những khách hàng thanh toán đúng hạn. Công ty muốn thu nhiều lãi suất hơn và tiền lệ phí phạt từ những khách hàng trả chậm, vì vậy họ đưa ra chính sách mới khiến cho việc thanh toán đúng hạn trở lên khó khăn hơn.
Một kiểu kinh doanh không tốt phải không? Thực tế thì dường như nhiều công ty không hề quan tâm tới điều này. Tất cả những gì họ quan tâm là làm sao thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng con đường…chính đáng. Nhưng công ty này cũng rất khôn ngoan và đưa ra chính sách đầy tính chiến lược: họ chỉ thực hiện chính sách mới “thắt chặt thời gian thanh toán hóa đơn” trong một khoảng thời gian ngắn, vì họ hiểu rằng nều kéo dài quá lâu, các khách hàng sẽ buộc phải nói lời tạm biệt.
Lối suy nghĩ thiển cận này có lẽ là điều bình thường trong các tập đoàn lớn, nhưng nó không thể giúp các công ty có quy mô nhỏ hơn phát triển và thịnh vượng. Và cũng vậy, với nhân viên cấp dưới, khi họ cảm thấy bạn quan tâm tới họ, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn và hợp tác với bạn lâu dài hơn. Khi một công ty hay một nhà lãnh đạo đang đạt tới đỉnh cao của sự thành công, nếu họ quên mất nguyên tắc này và không còn quan tâm tới khách hàng hay nhân viên cấp dưới nữa, thì đó cũng chính là lúc sự nghiệp của họ dần đi xuống.
Nhà quản lý tìm cách làm thật tốt một công việc, còn người lãnh đạo lại cố gắng xác định đúng công việc để làm. Điều này cho thấy, tuy ở vị trí đứng đầu, nhưng vai trò của nhà quản lý và lãnh đạo hoàn toàn khác biệt. Nhầm lẫn giữa hai vai trò này khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp bế tắc.
Chủ đề của sự lãnh đạo truyền cảm hứng đang được thảo luận không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Cụ thể hơn, câu hỏi được nêu lên là làm thế nào các nhà lãnh đạo xuất chúng truyền cảm hứng cho đội ngũ của họ?
Lịch sử sẽ ghi danh những người lãnh đạo có đủ tài năng, đức độ để đương đầu và giải quyết tốt những khó khăn thử thách lớn nhất trong lịch sử đất nước, với tâm thế thực sự "do nhân dân và vì nhân dân".
Tháng 10-2010, ông Nguyễn Quang Hiển, Giám đốc điều hành Công ty Dịch vụ Phú Quý và Trung tâm Hội nghị White Palace, rời chức vụ của mình sang làm ở một công ty khác. Trước ngày ra đi, ông Hiển được công ty tổ chức một bữa tiệc lớn như một lời cảm ơn quãng thời gian ông làm việc ở đó.
Đề cập đến vai trò của việc quản lý, Thomas John Watson - người khai sinh và cựu Chủ tịch của tập đoàn IBM khẳng định, đây chính là xương sống của một công ty vững mạnh. Ông đề cao chữ "man" (con người) trong từ "manager" (nhà quản lý).
Khi đọc bản kế hoạch kinh doanh và nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp, tôi nhận thấy công việc thường xuyên của họ mỗi tuần là làm sao tạo ra nhiều tính cạnh tranh hơn. Mọi người tốn rất nhiều thời gian và công sức để lo lắng, để chống lại những doanh nghiệp cung cấp cùng một dịch vụ như họ. Thông thường, điều đó chẳng đáng để bạn bận tâm và mất thời giờ đến như vậy.
Khi đọc bản kế hoạch kinh doanh và nói chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp, tôi nhận thấy công việc thường xuyên của họ mỗi tuần là làm sao tạo ra nhiều tính cạnh tranh hơn. Mọi người tốn rất nhiều thời gian và công sức để lo lắng, để chống lại những doanh nghiệp cung cấp cùng một dịch vụ như họ. Thông thường, điều đó chẳng đáng để bạn bận tâm và mất thời giờ đến như vậy.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.