Chủ đề của sự lãnh đạo truyền cảm hứng đang được thảo luận không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Cụ thể hơn, câu hỏi được nêu lên là làm thế nào các nhà lãnh đạo xuất chúng truyền cảm hứng cho đội ngũ của họ?
Rất ít người háo hức mong chờ việc đi làm. Và dù hoa quả và cà phê có miễn phí trong bếp ăn công ty thì cũng không ai thay đổi suy nghĩ của họ. Đó là quan sát đáng buồn về tình hình doanh nghiệp Mỹ hiện nay. Theo một khảo sát tư vấn của Mercer mà tôi đã đăng tải trong bài trước, một phần ba người lao động Mỹ không hài lòng đến mức họ nghĩ đến chuyện bỏ việc.
Vậy tôi hỏi bạn - làm thế nào những nhân viên không hài lòng, không có động lực và không gắn bó với công ty có thể đem lại những dịch vụ khách hàng vượt trội hoặc phát triển những sản phẩm sáng tạo thú vị để thúc đẩy thương hiệu của bạn? Họ không thể làm được điều đó. Đó là lý do tại sao vai trò người lãnh đạo của bạn phải thỏa mãn điều mà Emerson gọi là "người lãnh đạo cần thiết": một người sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta trở thành những gì chúng ta biết chúng ta có thể.
Trong một bài báo gần đây về Richard Branson, tôi đã chỉ ra 7 phẩm chất mà tất cả các nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng đều có. Danh sách này được soạn ra với sự giúp đỡ của hàng chục nhà lãnh đạo kinh doanh biết truyền cảm hứng nhất thế giới cho cuốn sách tôi viết vào năm 2009. Kể từ đó tôi chưa bao giờ thấy một nhà lãnh đạo nào được coi là "truyền cảm hứng" cho đội ngũ của mình nếu không có mỗi một và tất cả những phẩm chất này. Và đây là những phẩm chất đó.
Đốt cháy sự nhiệt tình. Tôi từng hỏi chuyên gia tài chính nổi tiếng, Suze Orman, về bí quyết đằng sau sự thành công của cô. Cô nói bạn không thể truyền cảm hứng trừ khi bạn truyền cảm hứng cho chính bản thân mình. Điều cô nói đến là sự đam mê. Bất cứ nhà lãnh đạo nào truyền cảm hứng đều tràn trề đam mê - không chỉ về bản thân sản phẩm mà cả về ý nghĩa của sản phẩm đó với khách hàng. Steve Jobs không chỉ đam mê về máy tính. Ông đam mê việc tạo dựng các dụng cụ giúp đỡ mọi người giải phóng được sức sáng tạo cá nhân của họ. Đó là một sự khác biệt rất lớn.
Định hướng quá trình hành động. Không một điều gì phi thường từng xảy ra mà không có một nhà lãnh đạo định hướng tầm nhìn, quá trình hành động. Chúng ta đã chứng kiến điều này xuyên suốt lịch sử (nhớ lại John F. Kennedy đã thách thức một quốc gia đưa con người lên mặt trăng) và điều này cũng hiệu quả với việc xây dựng thương hiệu. Khi tôi phỏng vấn người sáng lập Teach for America (Giảng dạy vì nước Mỹ) , Wendy Koop, cô nói rằng "tầm nhìn" của cô như của một sinh viên đại học phải "loại bỏ sự bất bình đẳng giáo dục."
Ngày nay, tầm nhìn đó vẫn còn mạnh mẽ như khi cô bắt đầu tổ chức phi lợi nhuận đào tạo các cử nhân đại học giảng dạy tại các trường học trên khắp nước Mỹ. Tầm nhìn táo bạo đó tạo ra hứng khởi và truyền cảm hứng cho những người giảng dạy.
Bán lợi ích. Nhân viên của bạn không quan tâm tới việc phát triển doanh số 10% trong năm nay. Đó là một mục tiêu - hoặc kết quả - của việc đạt được một tầm nhìn. Nhưng nó không truyền cảm hứng. CEO một nhà bán lẻ lớn từng nói với tôi rằng "mục tiêu" của ông là tăng gấp đôi giá cổ phiếu của công ty trong một năm - một mục tiêu mà hầu hết mọi người đều cho rằng khó đạt được. Ông đã làm được điều đó với sự giúp sức nhiệt tình của các nhân viên tham gia vào kế hoạch này. Họ làm được điều này vì trong mỗi cuộc trò chuyện ông đều nói về ý nghĩa của việc đó với họ - an ninh công việc, sự ổn định, chính sách thời gian linh hoạt mới, nhiều ngày chăm sóc cho những bà mẹ đi làm, ... Nhân viên của bạn đang hỏi một câu hỏi: "Điều đó có gì cho tôi?" Đừng để họ phải suy đoán câu trả lời.
Vẽ một bức tranh. Não của chúng ta được lập trình cho những câu chuyện nhiều hơn là những ý tưởng trừu tượng. Các câu chuyện có thể gồm những câu chuyện có thực về việc làm thế nào sản phẩm của bạn có thể cải thiện đời sống của khách hàng. Các câu chuyện cũng có thể bao gồm những giai thoại cá nhân, giúp tạo lập sự kết nối chặt chẽ hơn giữa các nhà lãnh đạo và đội ngũ của mình. Gần đây, tôi đã trải qua nhiều thời gian với giám đốc điều hành hàng đầu của một công ty năng lượng toàn cầu rất lớn. Ông có những câu chuyện cá nhân rất cảm động về ý nghĩa của công ty và hồ sơ an toàn của công ty với ông. Tôi thuyết phục ông kể những câu chuyện của mình trong các buổi thuyết trình công cộng, đặc biệt là với các nhân viên của mình. Sau một buổi nói chuyện, một nhân viên đã đến gặp ông và nói rằng anh ta cảm thấy được truyền cảm hứng hơn bao giờ hết. Các câu chuyện tạo ra sự kết nối. Hãy kể nhiều câu chuyện hơn nữa.
Mờigọi sự tham gia. Phó chủ tịch Google Marissa Mayer từng nói với tôi rằng cô giữ một tờ đăng ký ngoài cửa phòng mình cho "giờ hành chính" được duy trì mỗi ngày vào lúc 16h, cho thành viên các nhóm 15 phút để nói lên ý kiến của mình hoặc đưa ra những ý tưởng mới. Mọi người muốn nhiều điều ngoài lương. Họ muốn tạo dựng ý nghĩa. Hãy mời họ tham gia vào điều đó.
Tăng cường sự lạc quan. Các nhà lãnh đạo lớn thường lạc quan hơn bình thường. Cựu bộ trưởng ngoại giao Colin Powell từng nói "Sự lạc quan là một bội số nguồn lực." Ông cũng nói rằng sự lạc quan là "bí quyết" đằng sau uy tín của tổng thống Ronald Reagan. Chưa bao giờ trong lịch sử nền văn minh chúng ta lại có sự tiếp cận với sự giàu có về ý tưởng, nguồn lực và các cơ hội như vậy. Hãy lan truyền điều đó trên thế giới.
Khuyến khích tiềm năng. Khi tôi tham gia một chuyến du lịch của Zappos tại Henderson, Nevada, tôi gặp người hướng dẫn mục tiêu Zappos.
Tôi hỏi: "Ông giúp mọi người đạt được loại mục tiêu nào?"
Ông nói: "Hầu như bất cứ mục tiêu nào. Có ngày tôi làm việc với một người người đàn ông trẻ muốn học chơi guitar và một phụ nữ muốn bắt đầu viết cuốn sách mà cô đã luôn ao ước."
Tôi hỏi: "Điều đó thì có liên quan gì với Zappos?"
Ông trả lời: "Điều đó có mọi thứ liên quan với Zappos."
Zappos đã xây dựng được danh tiếng cho dịch vụ khách hàng cấp cao bởi vì nó không coi nhân viên là các bánh răng trong bánh xe. Nhân viên biết rằng các nhà lãnh đạo Zappos thực sự quan tâm đến sự thịnh vượng của họ. Đó cũng là một trong những nơi "hạnh phúc nhất" để làm việc. Hãy tưởng tượng điều đó.
Chủ đề của sự lãnh đạo truyền cảm hứng đang được thảo luận không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Tôi vừa trở lại từ bài thuyết trình chính tại Đức và Áo. Chủ đề này được đưa ra nhiều lần. Cụ thể hơn, câu hỏi được nêu lên là làm thế nào các nhà lãnh đạo xuất chúng truyền cảm hứng cho đội ngũ của họ? Người châu Âu cũng quan tâm tới câu trả lời này như các đối tác Mỹ của họ. Trong lịch sử, rất nhiều nhân viên châu Âu không trông đợi vào công ty cho sự phát triển cá nhân hoặc họ cũng không tìm kiếm cảm hứng từ ông chủ của mình. Nhưng hiện tại, họ có. Việc thúc đẩy và truyền cảm hứng cho đội ngũ của mình đạt được mức thành tích hơn phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo tại mọi nước và trong mọi ngành nghề.
Carmine Gallo là người hướng dẫn giao tiếp cho các thương hiệu được ngưỡng mộ nhất thế giới. Ông là một diễn giả nổi tiếng và tác giả của nhiều cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất như Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs (The Presentation Secrets of Steve Jobs), Bí quyết sáng tạo của Steve Jobs (The Innovation Secrets of Steve Jobs), và Thắp lửa cho họ! 7 bí quyết đơn giản của nhà lãnh đạo truyền cảm hứng (Fire Them Up! 7 Simple Secrets of Inspiring Leaders). Tìm hiểu thêm về ông trên Twitter: carminegallo.
(Theo VEF // Forbes)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com