Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng thương hiệu quốc gia xu hướng cho các doanh nghiệp

Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ phong phú, chất lượng cao để thúc đẩy xuất khẩu , nhất là nâng cao tỷ lệ xuất khẩu hàng có hàm lượng chế biến, có giá trị gia tăng cao; tăng cường năng lực của hệ thống phân phối và khả năng nhận biết hàng hoá lưu thông, dịch vụ trong nước nhằm phát triển bền vững thị trường nội địa, làm “ hậu phương” cho phát triển kinh tế đối ngoại luôn là yêu  cầu để DN tồn tại, phát triển.


Mới đây, tại diễn đàn “ Thương hiệu quốc gia trong việc thúc đẩy xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa”, Ban Thư ký Hội đồng thương hiệu quốc gia (THQG) - Cục Xúc tiến thương mại ( bộ Công thương) cho rằng trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo những tác động bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thì cần coi trọng công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN với hoạt động phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu

 

Khái niệm thương hiệu mới thâm nhập vào Việt Nam hơn chục năm qua và chỉ vài năm gần đây khi mà sản phẩm nội địa phải cạnh tranh với hàng hoá cả trong và ngoài nước thì các doanh nghiệp mới thực sự quan tâm tìm hiểu, xây dựng và phát triển thương hiệu.

 

Tổng giám đốc Công ty TNHH may thêu giày An Phước Nguyễn Thị Điềm cho biết trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia , điều quan trong là phải nêu được bản sắc quốc gia và dân tộc chứ không chỉ đơn thuần là phô diễn hình ảnh của một đất nước. Là một trong 30 DN được gắn biểu trưng Thương hiệu Quốc gia năm 2008. Sau 5 năm gia công hàng may mặc cho Nhật Bản, năm 1997, dựa vào năng lực lõi, công nhân có tay nghề cao, công ty đã mạnh dạn mua bản quyền của Tập đoàn thời trang quốc tế Pierre Cardin để khai thác thị trường trong nước, Lào,  Căm-pu-chia.  Dòng sản phẩm cao cấp mang thương hiệu An Phước, Pierre Cardin phù hợp cho lứa tuổi trung niên, khối văn phòng đã được bày bán tại hệ thống phân phối với 70 cửa hàng từ băc tới nam phục vụ cho các ra các thị trường phân khúc như Thương hiệu An Phước, Pierre Cardin  chiếm lĩnh thị trường nội địa

 

Trong lúc nhiều DN trong ngành da giày Việt Nam đang phải đối mặt với việc EU áp đặt thuế chống phá giá, vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường truyền thống nhập khẩu bị thu hẹp, thị trường nội địa bị hàng nước ngoài trốn thuế tràn vào cạnh tranh khiến không ít DN phải ngừng, giảm năng lực sản xuất, thì công ty Biti’s vẫn duy trì sản xuất và mở thêm thị trường tiêu thu mới. Các sản phẩm giày dép, guốc gỗ…có mặt tại hơn 40 nước trên thế giới  và được bày bán tại 4500 đại lý trong cả nước. Thành công đó là nhờ DN này coi trong xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống phân phối cả trong nước và nước ngoài. Thương hiệu Bitis là một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích

 

Nhiều DN trong ngành dệt may Việt Nam đã xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trở thành thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích như Tổng công ty Phong Phú, Hanosimex, cổ phần may Việt Tiến, May 10, dệt Thành Công…

 

Công ty May 10 là một trong những DN đã xây dựng thành công thương hiệu của mình trở thành THQG, theo ông Nguyễn Đức Lâm, phòng thị trường công ty May 10 mặc dù chưa hiểu đầy đủ về thương hiệu, nhưng kể từ khi thành lập đến nay, May 10 luôn ý thức được tầm quan trọng của chữ tín đối với DN; thường xuyên quan tâm xây dựng và củng cố uy tín của công ty để thương hiệu May 10 được ngươì tiêu dùng tin cậy. Công ty từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, nghiên cứu nhu cầu thị trường để sản xuất đưa ra những dòng sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng,  bảo đảm thời gian giao hàng cho khách hàng, đồng thời củng cố và phát triển các thị trường truyền thống trên cơ sở thoả mãn yêu cầu chất lượng sản phẩm, xu hướng thời trang và dịch vụ . Các cửa hàng phân phối sản phẩm của Công ty được đầu tư cải tiến nội thất, thống nhất hình ảnh và màu sắc trong toàn hệ thống. Đội ngũ nhân viên bán hàng được đào tạo và đào tạo lại hàng năm nhằm tiếp cận và chăm sóc tốt hơn cho khách hàng. Danh hiệu “Top 5”, “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt-May Việt Nam” 5 năm liền (2004 - 2008) là dấu ấn khẳng định thương hiệu May 10. Đặc biệt năm 2008, khi mà Thế giới đang lâm vào khủng hoảng tài chính, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao trong mọi chi tiêu thì doanh thu của May 10 ở tất cả các thị trường đều tăng trưởng, trong đó doanh thu nội địa tăng 30% so với năm 2007. Điều đó một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của chiến lược phát triển thương hiệu và khẳng định đẳng cấp sản phẩm May 10

 

Theo ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó chủ tịch HĐQT, phó tổng giám đốc công ty cổ phần Nhựa Bình Minh thì các DN xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN vì sự sống còn của DN là điều cụ thể, còn thương hiệu quốc gia lại là một phạm trù rộng lớn, đôi khi hơi “ trừu tượng” . Để hỗ trợ cho các DN xây dựng thương hiệu của mình, chỉ bằng cách gắn cho biểu trưng THQG là rất cần nhưng chưa đủ. Yêu cầu đầu tiên mà chương trình THQG đặt ra là chất lượng. Một thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN cũng gắn liền với chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp và phải đáp ứng các tiêu chuẩn , chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Theo báo cáo về sự hài hoà của tiêu chuẩn Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế thì thời gian qua Việt Nam đã ban hành gần sáu nghìn tiêu chuẩn quốc gia, trong đó có khoảng 25% tiêu chuẩn hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế . Với diều kiện như vậy để  DN Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh và làm rạng rỡ thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế không dễ ràng.

 

Xây dựng thương hiệu đã khó, bảo vệ và phát triển thương hiệu lại càng khó hơn. Nhiều DN đã tiến hành dán tem chống giả và đề can mã số mã vạch lên từng sản phẩm; đưa sợi chống giả vào nhãn dệt nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ uy tín về chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm, thương hiêu DN. Các hoạt động khuếch trương thương hiệu cũng được tiến hành một cách đồng bộ như thực hiện việc lắp đặt các biển quảng cáo tấm lơn; quảng bá hình ảnh DN trên các phương tiện vận chuyển, trên các phương tiện thông tin truyền thông, tham gia các hội chợ trong nước và nước ngoài hàng năm…các hoạt động này đã thực sự góp phần quảng bá sâu rộng thương hiệu DN đến nhiều thị trường và đối tượng khách hàng, khẳng định niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của DN; từng bước đưa thương hiệu DN trở thành thương hiệu quốc tế nổi tiếng.

(Theo HÀ ANH // Báo Nhân dân điện tử)

  • Gian nan chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang thị trường
  • 10 công trình nghiên cứu kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh nhất 100 năm qua
  • Giao thông phản ánh tình hình kinh tế?
  • TS. Alan Phan: Cách đánh giá một nền kinh tế
  • Việt Nam: Bẫy thu nhập trung bình có thể xuất hiện sớm?
  • Bài học từ kinh nghiệm cổ phần hóa ở Nga
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu Kỳ 3: Chủ nghĩa tư bản đi về đâu?
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu Kỳ 2: Giải cứu và những cuộc tranh cãi
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu: Kỳ 1: Nguồn gốc khủng hoảng
  • Bàn về chính sách thắt chặt tiền tệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com