Vụ kiện dân sự trên bắt nguồn từ một thông báo mật gửi tới đường dây nóng về vi phạm bản quyền phần mềm của BSA Nhật Bản. Thực tế đã chứng minh tính hiệu quả mà các đường dây nóng thông báo vi phạm bản quyền phần mềm của BSA trên toàn thế giới đem lại và đây cũng là lý do để BSA thảo luận với các bên hữu quan xem xét việc có nên thiết lập một đường dây nóng tương tự ở Việt Nam hay không. Tuy nhiên, dù chưa có đường dây nóng, mọi người vẫn có thể tố cáo các tổ chức sử dụng phần mềm bất hợp pháp thông qua trang web về vi phạm bản quyền của BSA châu Á – Thái Bình Dương tại địa chỉ www.reportpiracy.asia.
Ở Việt Nam, phần lớn các tổ chức hay doanh nghiệp vẫn cho rằng, khi bị phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm, thì họ chỉ việc mua giấy phép sử dụng cho những phần mềm đã được sử dụng hay cài đặt trái phép là đủ. Nhưng sự thực không chỉ đơn giản như vậy, các tổ chức chưa ý thức hết được rất nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng mà họ phải đối mặt khi sử dụng phần mềm sao chép lậu.
Trước hết, hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 170a, Bộ luật Hình sự, người vi phạm bản quyền hay các quyền liên quan trên quy mô thương mại, tùy từng trường hợp sẽ bị phạt từ 50 đến 500 triệu đồng, hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ tối đa 2 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức hay phạm tội nhiều lần, mức phạt thậm chí còn cao hơn.
Ngoài ra, người sở hữu bản quyền có thể tiến hành khiếu nại theo Điều 198.1d, Luật Sở hữu trí tuệ, và/hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, chính thức xin lỗi và có biện pháp khắc phục, yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại, kể cả thiệt hại vật chất, cũng như trả án phí theo các Điều 202, 204, 205, Luật Sở hữu trí tuệ.
Nguy cơ và hậu quả tiếp theo mà người sử dụng phần mềm không có bản quyền có thể sẽ phải hứng chịu, đó là bản thân phần mềm sao chép lậu đã có sẵn những rủi ro. Không như phần mềm có bản quyền, phần mềm sao chép lậu không được kiểm tra chất lượng hoặc cập nhật an ninh thường xuyên. Các máy tính không chỉ bị phơi nhiễm trước mã độc, lỗi và virus, mà dữ liệu và an ninh mạng của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ có sẵn những rủi ro, các phần mềm sao chép lậu còn không được hỗ trợ từ phía chủ sở hữu. Người sử dụng cần phải nhớ rằng, mức độ ổn định của phần mềm quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, điều này cũng giống như bảo hiểm vậy. Một ngày nào đó, tất cả chúng ta sẽ cần hỗ trợ và khi đó ta sẽ nhận ra đây chính là khoản đầu tư cần thiết của mình.
Như vậy, đã đến lúc, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ bằng cách chỉ sử dụng phần mềm có nguồn gốc và có bản quyền. Điều này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong một nền kinh tế ngày càng mang tính toàn cầu hóa cao, mà còn để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.ª
Roland Chan - Giám đốc Marketing châu Á - Thái Bình Dương Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA)
(Theo Roland Chan // Báo đầu tư)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com