Kinh tế phát triển ngày càng đòi hỏi CEO - người nắm quyền điều hành cao nhất của doanh nghiệp phải thực sự chuyên nghiệp và có trình độ. Xu hướng tuyển dụng CEO đã trở nên phổ biến ở mọi loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả các công ty gia đình.
Công ty gia đình là một trong những loại hình doanh nghiệp xuất hiện sớm trên thế giới, theo thống kê trong số những công ty đã đăng ký thương hiệu có đến 1/3 là công ty gia đình. Với quyền sở hữu nằm trong tay một hoặc một vài thành viên trong gia đình, các công ty này có khả năng ra quyết định nhanh chóng, làm giảm chi phí quản lý, tập trung đầu tư tạo ra những ưu thế cạnh tranh dài hạn. Nhiều công ty gia đình đã trở thành trụ cột của nền kinh tế ở các quốc gia như Wal-Mart (Mỹ), Bertelsmann (Đức), Samsung (Hàn Quốc), Toyota (Nhật Bản)... Tại Việt Nam cũng có những đại diện tiêu biểu như Kinh Đô, Hoàng Anh Gia Lai...
Một công ty gia đình khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định sẽ đứng trước những đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức và quản trị chuẩn mực để có thể hoạch định chiến lược, kiểm soát hiệu quả hoạt động. Trên thực tế không ít công ty gia đình đã đưa ra những chính sách ưu đãi tốt nhất để mời các CEO hàng đầu về điều hành. Tuy nhiên, với những đặc thù của loại hình doanh nghiệp này, các CEO sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Các thành viên trong gia đình vừa là cổ đông, vừa tham gia quản lý nên ít bị kiểm soát, không chịu sức ép từ bên ngoài nên thường có nguy cơ trì trệ về mặt tổ chức. Xu hướng không muốn chia sẻ quyền lực với người ngoài và sự thiếu sự minh bạch về thông tin do muốn bảo vệ các giao dịch nội bộ hoặc bí mật gia đình cũng tạo ra nhiều khó khăn cho CEO thuê ngoài. Cuối năm 2009, cuộc chiến quyền lực giữa Porsche và Piech - hai gia đình kiểm soát hãng xe Porsche đã khiến CEO Wendelin Wiedeking phải ra đi...
Để quyết định nhận điều hành một công ty gia đình, điều quan trọng hàng đầu đối với các CEO là tìm hiểu tư duy quản trị của chủ doanh nghiệp và sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng quan hệ tốt, tranh thủ được sự ủng hộ của thành viên trong ban lãnh đạo cũng giúp các CEO thành công. Bên cạnh đó, các CEO đều hiểu rằng cùng với những thỏa thuận rõ ràng, họ phải có chiến lược dài hạn nhằm thực hiện những cam kết với doanh nghiệp, như vậy mới khẳng định được năng lực và sự tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com