Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãnh đạo khi không có chức vụ

Cho dù bạn là một nhà quản lý, một nhân viên tuyến đầu hay một nhà thầu tự do thì sẽ có một lúc nào đó bạn phải tạo được ảnh hưởng hoặc thậm chí là cải thiện hiệu quả làm việc của những người không phải báo cáo chính thức với bạn.

Kinh nghiệm trong cả ba vai trò trên đã dạy tôi một số nguyên tắc cơ bản về việc lãnh đạo khi không có chức vụ. Những nguyên tắc này hiệu quả cả trong những vai trò mà bạn có thực quyền. Tôi đã sử dụng chúng trong vai trò là một giáo viên.

Với sự nhiệt thành vô tư trong công việc, bạn vẫn có thể lãnh đạo mọi người mà không cần có chức vụ.  Ảnh: rps.psu.edu

1. Hãy lan truyền lòng nhiệt tình với công việc. Mỗi công việc, mỗi dự án và hoạt động có những điểm độc đáo mà khi tôn trọng những đặc điểm đó thì sự đam mê sẽ được củng cố một cách tự nhiên. Ví dụ người kĩ sự thực sự tôn trọng toán và vật lý có xu hướng không chỉ xây dựng mọi thứ tốt đẹp hơn mà còn khuyến khích người khác nữa (những người mà họ không quản lý) bằng lòng đam mê của họ với chuyên môn.

Điều đó không có nghĩa bạn phải là một người theo chủ nghĩa thuần tuý, bỏ qua tất cả những động lực bên ngoài, để thành công trong việc lãnh đạo mọi người mà bạn không hề quản lý. Nhưng nếu điều thực sự thúc đẩy bạn chính là bản thân thách thức ấy và bạn để cho mọi người có thể nhìn nhận được điều đó, hầu hết họ sẽ hướng tới mục tiêu của bạn một cách có tổ chức.

Thậm chí, trong lớp học nơi tôi giảng dạy, lòng đam mê của tôi với môn học đã lôi cuốn sinh viên vào việc học hơn là những nguyên tắc, yêu cầu tôi đưa ra.

2. Thể hiện sự xuất sắc mà không tự mãn hay trông chờ sự công nhận.
Chịu đựng cái tôi của người khác luôn là một điều rất khó, cho dù cái tôi cá nhân đó đã lớn hoặc đang lớn dần lên. Khi một người có cái tôi lớn là người quản lý trực tiếp của bạn thì bạn chỉ nên tránh va chạm và làm hết sức mình cho dù khó chịu đến đâu. Nhưng hãy thử tưởng tượng mà xem, bạn sẽ không phung phí thời gian để tuân theo một người như thế nếu người đó không thực sự có quyền quản lý đối với bạn.

Những cái tôi luôn đòi hỏi có những cách riêng để trở thành trung tâm và ngụy tạo sự xuất sắc trong công việc. Nếu mọi người nhận thấy người lãnh đạo chỉ đang cố tìm kiếm sự công nhận thì điều tốt nhất mà người lãnh đạo ấy có thể nhận được sẽ chỉ là những tràng pháo tay giả vờ. Những người lãnh đạo hay đòi hỏi thường ít khi tạo được nguồn cảm hứng khuyến khích người khác.

3. Đừng quá coi trọng kết quả. Nhà lãnh đạo không có chức vụ thường bị nghi ngờ khi họ hành động giống như đội trưởng hơn một nhà khoa học ham tìm hiểu. Cả hai biết rằng kết quả là quan trọng nhưng nhà khoa học không quá coi trọng kết quả vì họ lãnh đạo trong bình lặng. Trong khi đó đội trưởng, cho dù không bị thúc đẩy bởi cái tôi cá nhân, lại chú trọng vào kết quả.

Nhìn chung, người lãnh đạo không có chức vụ thực sự phải là người ham hiểu biết hơn là người hay soi xét. Sự khác biệt này không dễ nhận thấy, và đừng cố thể hiện theo cách của nhà khoa học một cách giả tạo. Những người thể hiện hiện điều đó một cách thực sự sẽ là những nhà lãnh đạo không chức vụ rất hiệu quả và cũng là những giáo viên giỏi.

(Theo Nguyễn Tuyến//Steven DeMaio//TuanVietnam)

  • Nhà lãnh đạo và ba câu hỏi bị bỏ quên
  • Công ty không trụ sở bùng nổ tại Mỹ
  • Hãy thích nghi với những đàm tiếu về công ty của bạn
  • Xoa dịu sự bất hoà trong nhóm
  • Nghệ sĩ - Lãnh đạo: khác nhau ra sao?
  • Sáng tạo vì tương lai – Coi trọng tính bền vững
  • Sức mạnh tiềm ẩn của những quy tắc đơn giản
  • 12 bước để không bị "đổ lỗi" trong công ty
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com