Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhìn sâu hơn vào quy trình sáng tạo mở

Gần đây, người ta nói nhiều về Sáng tạo mở - thế nhưng chưa mấy doanh nghiệp tận dụng được hết những lợi ích thực sự mà quy trình này đem lại. Vậy điều gì đã cản trở việc hiện thực hóa những lợi ích của Sáng tạo mở?

Để nhận ra những lợi ích vượt trội của Sáng tạo mở trong kinh doanh. Chúng ta cần tìm ra những gì Sáng tạo mở có thể đem lại còn Sáng tạo bó hẹp thì không. Xin nêu ra đây 3 khía cạnh chính:

    Đa dạng hóa sáng kiến

    Hiệu suất tạo ra sáng kiến cao

    Chia sẻ rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Sáng tạo mở là khi ý tưởng không còn bị bó buộc vào những khuôn mẫu cũ. Ảnh: Corbis

Đa dạng hoá nguồn sáng kiến cho doanh nghiệp

Đa dạng hóa sáng kiến là lợi ích đầu tiên nhiều doanh nghiệp tự hào nói rằng họ đã tận dụng được từ Sáng tạo mở. Ngoài nguồn sáng kiến nội bộ sẵn có, doanh nghiệp còn được tiếp cận với nguồn tài nguyên vô hạn từ bên ngoài và từ những đối tác mới.

Nhưng đó có thực sự là điều thần kỳ do Sáng tạo mở mang lại hay chỉ là cách tạo nguồn sáng kiến khác của bộ máy kiểm duyệt thiển cận cũ kéo theo toàn bộ chi phí và sự kém hiệu quả không đổi?.

Nghi ngờ này hoàn toàn có căn cứ bởi nếu bạn đã nhọc công tìm kiếm đối tác mới với hy vọng tiếp cận nguồn ý tưởng mới mẻ nhưng rốt cuộc lại đưa toàn bộ sáng kiến đó qua bộ máy sàng lọc, kiểm duyệt cũ thì khác nào bạn vẫn dập khuôn quy trình tạo ý tưởng cũ và không có gì ngạc nhiên khi các sáng kiến “mới” vẫn cho ra kết quả như trước. Mọi nỗ lực đa dạng hoá sáng kiến sẽ trở thành một cực hình thực sự khi bạn mãi luẩn quẩn trong sự cũ mới lẫn lộn này.

Vấn đề càng phức tạp thì càng cần nhiều phương án giải quyết. Mỗi khi vấn đề nảy sinh, quy trình vốn được coi là chuẩn trước kia chỉ bó hẹp bạn trong một vài nhóm giải pháp quen thuộc. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ tiếp cận tới những ưu việt của Sáng tạo mở.

Bởi Sáng tạo mở đúng nghĩa sẽ luôn đưa ra cho bạn vô số các giải pháp đối với một vấn đề cụ thể và sau đó sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu. Sáng tạo mở không bó hẹp và buộc bạn lệ thuộc vào số ít đối tác có năng lực mà sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh ngầm giữa mọi đối tác, thông qua đó, đối tác được chọn là người đưa ra giải pháp tối ưu.

Hiệu suất tạo ra sáng kiến cao

Hiệu suất cao là yếu tố thứ hai rất nhiều doanh nghiệp vỗ ngực rằng mình đã đạt được nhờ áp dụng quy trình Sáng tạo mở. Thế nhưng, tất cả chỉ là thành công nửa vời.

Trong một dự án Sáng tạo mở thực thụ, các nhà sáng tạo nội bộ sẽ xác định họ cần bao nhiêu thời gian và công sức để hoàn thành công việc thông qua sự kết hợp các quy trình vận hành bài bản và cốt yếu nhất.

Đặc biệt, với những phần công việc đã được các đối tác bên ngoài giúp sức, họ không cần phải làm lại nữa. Công bằng mà nói, đây chính là cái lợi lớn nhất về mặt hiệu suất trong khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mặc dù có phần tốn kém bởi các chi phí nội bộ đã phải trả cho các nguồn lực bên ngoài.

Chưa kể tới chi phí giao dịch chẳng hạn như mua và thuê văn phòng cũng chiếm một phần không nhỏ. Đôi khi, tổng lợi ích thu được từ các dự án Sáng tạo mở lại phải đổ hết vào chi phí quản lý và điều này khiến người trong cuộc phải nản lòng, bỏ cuộc.

Để không bị lâm vào tình cảnh này, bạn cần có hình mẫu và nguyên tắc thực hiện. Đôi lúc, bạn còn cần thêm đối tác “sáng tạo trung gian”. Bạn cũng cần thiết lập cơ chế tự tạo giá trị để tránh sự trùng lặp trong khâu thực hiện hay nói cách khác, ngay từ trước khi thực hiện dự án, bạn phân định rõ thế nào được gọi là thành công, để từ đó tiến hành kiểm chứng và giám sát việc thực hiện dự án thông qua các đợt kiếm tra và đánh giá kết quả có bài bản.

Bạn cần giúp các nhân viên của mình hiểu rằng họ có thể đạt được thành công, thành công thật sự như những người “tìm ra giải pháp” chứ không phải người “chuyên đi giải quyết hậu quả”.

Chia sẻ rủi ro trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Với yếu tố thứ ba này, chưa doanh nghiệp nào dám vỗ ngực mà nói rằng mình đã chia sẻ được rủi ro từ những dự án Sáng tạo mở bởi một lẽ giản dị là  hầu hết các đối tác Sáng tạo mở và các quy trình phục vụ cho nó chẳng hề chia sẻ bất kỳ rủi ro nào cả.

Lâu nay, thất bại chính là một phần tất yếu của hoạt động sáng tạo cũng như nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Người ta đã quen với thất bại trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng giống như Edison đã từng nói, “tôi sáng tạo ra bóng đèn chỉ nhờ vào 1/1000 cơ hội thành công”. Thực tế là vậy nhưng đây đâu phải là điều bạn có thể nói với cổ đông của mình. Bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tìm cách hạn chế nó.

Để giảm thiểu rủi ro đến từ việc áp dụng Sáng tạo mở, bạn cần thiết lập những mô hình kinh doanh mới và cách tiếp cận đối tác mới. Giảm thiểu rủi ro có lẽ là nhiệm vụ gian nan hơn cả trong quy trình Sáng tạo mở nhưng không phải là không làm được bởi thực tế đã có doanh nghiệp chinh phục được nó.

Muốn giảm thiểu được rủi ro, bạn phải nhìn nhận đúng đắn về nó: nên nhớ rằng giảm thiểu rủi ro không có nghĩa là chuyển gánh nặng từ mình sang người khác. Theo xu thế thời đại, Sáng tạo mở ngày càng đánh giá cao sự tham gia của các ngành phi lợi nhuận và sự huy động những mô hình kinh doanh tổng hợp thay vì những sáng kiến dựa trên sự thuận tiện sẵn có nhưng lại không thể phân định gianh giới giữa lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Việc kiểm soát rủi ro trong Sáng tạo mở quả là nhiệm vụ khó khăn nhưng dần dần chúng ta sẽ chinh phục được nó. Chậm mà chắc, tôi sẽ tìm ra cách giúp các doanh nghiệp trở nên linh hoạt, nhanh nhạy và biết lường trước rủi ro – hơn hết là trở nên sáng tạo hơn.

(Theo Như Nguyệt//Alph Binghan//TuanVN)

  • Cải cách chiến lược - cách điều hành mới của Staples
  • Các nhà quản lý: Hãy cẩn trọng với dư luận!
  • Thông tin: Vấn đề cơ bản khi ra quyết định
  • Thắp lửa cho những thay đổi trong công ty
  • Làm sếp phải chịu cô đơn
  • Xây dựng quan hệ hợp tác trong tổ chức
  • Giới hạn của hợp đồng mẫu
  • Nhà quản trị cần có sức ảnh hưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com