Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất "xanh" – lợi thế tiềm năng chưa được khám phá

Thân thiện với môi trường đang trở thành yếu tố lợi thế của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu công ty của bạn đang quan tâm tới môi trường, nhưng lại chưa hiểu hết về các quyđịnh của nó, Alex Rau và Robert Tokeri sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.

Thân thiện với môi trường đang trở thành yếu tố lợi thế của bất kỳ doanh nghiệp nào

Tại Mỹ, nhiều công ty (đặc biệt là các công ty cỡ vừa) vẫn tiếp tục lảng tránh không muốn áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và thờ ơ với những lời cảnh báo về hiện tượng ấm lên của khí hậu toàn cầu.

Thiết nghĩ, thái độ này hoàn toàn là điều dễ hiểu, và cũng là lối nghĩ chung của những người làm kinh doanh trên toàn cầu. Nhưng nếu cứ đà này, từ giờ cho tới khi Quốc hội Mỹ chính thức đưa ra quy định về kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với ngành công nghiệp, không biết tình trạng của bầu khí quyển sẽ đi về đâu.

Họ đâu biết rằng, lợi thế về chi phí cho việc áp dụng hay không áp dụng quy trình sản xuất xanh là rất lớn. Nếu cứ chỉ phấp phỏng, hồi hộp đợi cho tới khi Quốc hội Mỹ chính thức áp dụng quy trình kiểm soát lượng khí thải mới thì họ sẽ bị đối thủ (những công ty đang mày mò với quy trình xanh) bỏ xa.

Nói cách khác, giới kinh doanh nên hiểu được quy trình sản xuất xanh có tác động ra sao tới cục diện cuộc cạnh tranh cũng như các quyết định đầu tư.

Đó cũng chính là lý do chúng tôi đã phối hợp cùng Joanne Howard và Lindsey Barlett đến từ phòng lãnh sự Vương Quốc Anh tại Houston đưa ra bản định hướng FAQ (FAQ hay FAQsFrequently Asked Questions - Các câu hỏi thường gặpmột trong các tiện ích thường thấy nhất trên các trang web trên Internet) nhằm giúp các doanh nghiệp thấy được những lợi ích đến từ việc áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

Giá trị thực sự của giấy phép thải carbon?

Hiện giờ, để có được giấy phép thải carbon, bạn chỉ phải bỏ ra vài hoặc cùng lắm là 40 USD tuỳ trường hợp. (Xin giải thích thêm, giấy phép thải khí carbon được coi như một giấy cấp hạn ngạch quy định lượng khí carbon hàng năm của từng công ty được thải ra trên mỗi tấn mét khối khí gây hiệu ứng nhà kính).

Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền trực thuộc Liên Hợp Quốc đóng tại một trong số các quốc gia đã tham gia vào Nghị định thư Kyoto hoặc một tổ chức phi lợi nhuận tại một nước tự nguyện cam kết giảm lượng carbon đảm trách.

Ở những nước đã ký vào Nghị định thư Kyoto, để có thể đáp ứng các quy định về chuẩn khí thải, các công ty thường cộng dồn nhiều giấy chứng nhận lượng khí thải nộp cho nhà chức trách. Cách này chắc chắn sẽ được các công ty Mỹ áp dụng khi luật kiểm soát lượng khí thải đi vào cuộc sống.

Hiện giờ, việc thay thế tất cả bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact tiết kiệm điện có được coi là đã tạo ra lợi nhuận nhờ giảm lượng khí carbon chưa?

Thế nhưng, không phải doanh nghiệpnào cũng hiểu hết được những điềukhoản của Nghị định thư Kyoto

Đáng tiếc – Câu trả lời là không. Với những công ty cỡ vừa – doanh thu lên tới 1 tỷ USD – một chút lợi nhỏ như vậy chưa đủ sức thuyết phục. Hơn thế, cho đến nay, họ cũng chưa hề biết đến một bản thống kê chính thức nào về lượng điện năng tiết kiệm được từ việc nâng cao hiệu quả hoạt động, và đương nhiên họ cũng chẳng rõ ai sẽ là người có quyền đối với việc giảm lượng khí thải carbon – là công ty họ hay công ty năng lượng.

Tuy nhiên, đừng vì vậy mà từ bỏ điều này, bởi chúng ta có thể giảm lượng khí thải bằng nhiều cách khác.

Động lực để áp dụng quy trình sản xuất xanh?

Hãy bắt đầu từ những gì thân thuộc với cuộc sống. Chẳng hạn, chúng ta có thể chuyển sang dùng các nguyên liệu đầu vào thải ra ít khí carbon hơn, chuyển sang các nhiên liệu đốt sạch hơn, sáng chế ra các nguồn năng lượng có thể tái chế như khí ga công nghiệp hay nhiên liệu tái chế từ rác.

Một nhà máy xi măng hoàn toàn có thể nhận được giấy phép thải carbon, nếu họ thay thế phương pháp nghiền đá truyền thống thải ra nhiều khói bụi trong các nhà máy dùng than làm chất đốt. Một nhà máy bia có thể thu hồi lượng khí metan sản sinh trong quá trình lên men.

Tóm lại, nếu biết áp dụng phương pháp khoa học trên các dây chuyền công nghệ hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể giảm đáng kể lượng khí thải mà không phải bỏ ra chi phí nhập dây chuyền mới.

Chi phí cho quy trình sản xuất xanh?

Với mỗi quy trình sản xuất xanh, thông thường, chúng ta sẽ phải tiêu tốn từ 50.000 tới 150.000 USD chi phí để trang trải cho quy trình xin cấp phép, chuẩn bị hợp đồng và các tài liệu khác (chưa kể các khoản chi phí phát sinh). Trong khi đó, nếu thay thế dây chuyền sản xuất mới, chúng ta sẽ phải bỏ ra thêm 50.000 đến 200.000 USD.

Với cả hai trường hợp, các chi phí liên quan đến việc giảm thiểu lượng khí thải sẽ không phụ thuộc vào quy mô dự án. Điều này càng khiến các công ty có thêm động lực áp dụng quy trình sản xuất xanh. Chẳng hạn, nếu một nhà máy sản xuất thép gắt gao hơn trong việc kiểm soát lượng khí gas và chất đốt thì họ có thể nhận được tới 200.000 giấy chứng nhận một năm (tương đương 5 triệu USD).

Khi công ty bạn đã áp dụng quy trình công nghệ xanh thân thiện với môi trường góp phần giảm lượng khí CO2 và nhận được giấy phép. Nhưng rồi vì lý do nào đó, công ty bạn quay trở lại phương thức sản xuất cũ gây ô nhiễm. Bạn có còn giữ được giấy phép không?

Đương nhiên là không. Bởi hàng năm, các đơn vị kiểm toán có uy tín sẽ đưa ra bản báo cáo chi tiết về tất cả các hạng mục thải khí carbon của công ty bạn và chi phí kiểm toán ước chừng khoảng hơn 10.000 USD.

Và lợi nhuận thu được từ chiến lược thân thiện với môi trường không hề nhỏ chút nào Ảnh nguồn: ksjtracker.mit.edu

Nếu không muốn chịu rủi ro tài chính đi kèm với việc giữ các giấy chứng nhận, liệu công ty bạn có thể bán chúng để đổi lấy tiền mặt được hay không?

Câu trả lời là có. Giấy phép thải khí carbon đã được coi như một chứng từ có giá. Ở Mỹ, do chưa có quy định chính thức về lượng khí thải, nhiều công ty có chi nhánh ở nước ngoài không sử dụng hết giấy phép mình nhận được đã bán chúng cho các ngân hàng, nhà môi giới hay các quỹ đầu tư, và các tổ chức này sau đó bán lại cho các công ty đang cần hạn ngạch về khí thải.

Một khi bạn đã biết cách xin và kinh doanh giấy phép, liệu bạn đã tận dụng được hết lợi ích từ quy trình xanh chưa?

Chắc chắn là chưa. Việc giảm lượng khí thải carbon không chỉ là lời giải cho bài toán về hiệu quả hoạt động hay chỉ để đáp ứng các quy chuẩn pháp luật. Hơn thế, với tiềm năng tạo ra nhiều lợi nhuận và yêu cầu cần phải kiểm tra độ bền vững về khả năng thải khí carbon của các khoản đầu tư, đây đã trở thành vấn đề chiến lược.

Nguồn doanh thu sẽ ngày càng sinh sôi, xuất phát từ việc giảm lượng khí thải; những tài sản gây ra nhiều khí thải sẽ ngày càng sụt giảm giá trị. Công ty thành công nhất chính là những công ty nhanh nhạy trong việc xác định các ứng dụng chiến lược liên quan tới việc giảm khí thải nhà kính.

(Theo Như Nguyệt// Alex Rau and Robert Toker //TuanVN)

  • Mối bất hòa giữa IT-bộ phận kinh doanh: “Môi hở răng lạnh”
  • Tri thức doanh nhân: Học cách trở thành nhà quản lý tài ba
  • Tư vấn độc lập trong việc sử dụng ERP
  • Sai sao không chịu sửa?
  • Kết nối chiến lược và vận hành để tạo ra lợi thế cạnh tranh
  • Rủi ro mới cần những quy tắc mới?
  • Quản trị doanh nghiệp: Vượt qua hai thách thức trong quản lý khủng hoảng
  • Minh bạch hoạt động doanh nghiệp: có luôn là điều tốt?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com