Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm lại giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Khủng hoảng kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp quay trở lại với những giá trị cốt lõi của mình. Chủ đề “Lợi nhuận từ giá trị cốt lõi” là điểm nhấn trong cuốn sách cùng tên của Jimmy Allen và Chris Zook viết và xuất bản vào đầu năm 2001, chính xác là tại thời điểm bong bóng Internet bùng nổ, báo hiệu cuộc khủng hoảng tài chính thời điểm đó.

Trong thời kỳ bong bóng bùng nổ đó, chỉ số chứng khoán NASDAQ đã mất 78% chỉ trong 18 tháng. Tổng giá trị bị “phá hủy” là 7,4 nghìn tỷ USD. Phần lớn chúng ta thấy rằng đó là cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng thấy trong đời. Tuy nhiên, giờ đây một cuộc khủng hoảng lớn hơn lại đang tấn công - trên phạm vi toàn cầu và trong tất cả các lĩnh vực kinh tế. Tháng 10/2008, thị trường chứng khoán thế giới đã giảm 7 nghìn tỷ USD chỉ trong 5 ngày kinh doanh, tương đương với toàn bộ giá trị của cơn bong bóng Internet.

Khủng hoảng kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp quay trở lại với những giá trị cốt lõi của mình. Ảnh: Corbis

Các dấu hiệu khủng hoảng là thời gian cho các đơn vị kinh doanh quay trở lại giá trị cốt lõi của họ ở mức độ cao hơn bình thường.

  • Điều này đúng đối với các đơn vị kinh doanh với nhiều giá trị cốt lõi mà giờ đây bản thân họ cần tự hỏi những vị trí nào cần phòng ngự và bảo vệ trong điều kiện nguồn lực khan hiếm hơn bao giờ hết, khi suy thoái hiện ra trên đỉnh của cơn sụp đổ tài chính.

  • Điều này cũng đúng với những công ty có một vị thế yếu trên thị trường mà phải dựa vào những phần mạnh nhất trong lĩnh vực kinh doanh của họ - thì ý thức “cốt lõi của giá trị cốt lõi”- để giúp họ vượt qua cơn bão này.

  • Điều này còn đúng với những nhà lãnh đạo trong những ngành công nghiệp lớn mạnh, những người phải đảm bảo rằng họ sử dụng giai đoạn này để cắt giảm chi phí, giải phóng tài sản có thể khiến họ chiến thắng đối thủ cạnh tranh yếu hơn trong cơn suy thoái.

  • Điều này hầu như đúng với tất các các doanh nghiệp đã, đang theo đuổi những sáng kiến tăng trưởng mới và giờ có thể băn khoăn tự hỏi liệu có phải lúc để quay lại bảo vệ và phòng ngự và khai thác tiềm năng đẩy đủ ngoài các giá trị cốt lõi của họ hay chưa.

Trong thời kỳ hậu bong bóng Internet, có một bộ phim hoạt hình “Người New York” mô tả lại một cuộc họp không mấy vui vẻ giữa những nhà quản lý đang hoảng sợ, một trong số họ nói với những người còn lại: “Có người nào có thể nhớ giá trị kinh doanh cốt lõi của chúng ta là gì không?”. Điều này có vẻ như thích hợp một cách dị thường và thậm chí còn đúng đắn hơn vào ngày nay.

Đó là các nguyên tắc của giá trị cốt lõi mà tất cả những nhà quản lý mọi nơi đều có thể thấy hữu ích khi suy ngẫm về những nguyên tắc đã trình bày trước đó, dựa trên một nghiên cứu mở rộng của 8000 công ty trên toàn cầu và các hình mẫu thành công hay thất bại của họ.

Chẳng hạn, một phát hiện đơn giản đã gây ngạc nhiên cho hầu hết các lãnh đạo, đó là chỉ một trong số mười công ty đạt được mức độ tăng trưởng ổn định và làm ăn sinh lời trong trung bình trên mười năm (được xác định rõ là 5.5% thu nhập hàng năm và tăng trưởng lợi nhuận, giành được chí phí vốn). Hiện nay hơn 90% các kế hoạch kinh doanh mong muốn có được thành tích này, tuy nhiên sự thực là chỉ số ít sẽ đạt được, thậm chí tỷ lệ này đang đi xuống trong mọi thập kỷ và vừa mới tụt mạnh xuống đáy.

Các nguyên tắc và phát kiến trong cuốn “Lợi nhuận từ giá trị cốt lõi” có vẻ càng trở nên thích hợp trong bối cảnh khủng hoảng cơ cấu của nền kinh tế mà thế giới giờ đây đang phải đối mặt. Trong những tìm tòi này, một lần nữa lại nổi bật là những điều sau:

  • Sự tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận cần có một cốt lõi mạnh mẽ, dễ xác định.

  • Hầu hết những công ty tăng trưởng bền vững, sinh lời đều có những vị thế lãnh đạo trong giá trị cốt lõi của họ, điều này tạo lên trọng tâm chiến lược của họ.

  • Quy tắc số một của chiến lược đó là làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh của bạn từ việc đầu tư vào giá trị cốt lõi của bạn.

  • Nguyên nhân lớn nhất của trực hệ lỗi chiến lược bắt nguồn từ sự hiểu biết thiếu chính xác về giá trị cốt lõi và tiềm năng đầy đủ của nó

  • Những giá trị cốt lõi mạnh thường bao hàm những tài sản ẩn mà sẽ cho thấy là những hạt giống của đợt sóng tăng trưởng tiếp theo (có thể tham khảo cuốn sách xuất bản gần đây nhất của tôi, cuốn “Không thể dừng lại”)

  • Các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi yếu là những cá nhân bị hấp thu mạnh trong các ngành công nghiệp tương ứng của họ và thường gánh chịu những biến chuyển trong biên lợi nhuận gấp năm lần so với sự biến chuyển của cá nhân dẫn đầu.

Một ví dụ điển hình là trường hợp của Royal Vopak, một công ty Hà Lan với giá trị cốt lỗi có thể truy nguyên từ năm 1616. Năm 2001, khi cuốn “Lợi nhuận thừ giá trị cốt lõi” ra mắt bạn đọc, Royal Vopak là một doanh nghiệp có trị giá là 5.6 tỉ euro với các vị trí trong các lĩnh vực vận chuyển, chở dầu, phân phối và dự trữ hóa chất và xăng dầu. Với sự sụt giảm của giá chứng khoán, Vopak đã quyết định giảm quy mô xuống dưới 750 triệu euro, đi ra khỏi tất cả các lĩnh vực kinh doanh mà họ không có vị thế lãnh đạo và co cụm lại chỉ còn lĩnh vực hàng hải với vị thế vững chắc, ở mức khoảng 76 từ Rotterdam tới Singapore.

Ngày nay, một trong những công ty có thành tích vẻ vang nhất trong quốc gia là công ty đã rút về còn gần 80% cốt lõi của giá trị cốt lõi của họ, và có giá trị thị trường gấp 3 lần giá trị trước kia của họ khi mà Royal Vopak thì lớn gấp 5 lần.

Chú trọng vào giá trị cốt lõi, được thể hiện rõ nhất bằng ví dụ của Vopak, thậm chí điều này còn quan trọng hơn trong suốt thời kỳ kinh tế căng thẳng, nhiễu loạn, và hỗn độn so với các thời kỳ ổn định. Những ví dụ và ý tưởng trong “Lợi nhuận thừ giá trị cốt lõi” đã nhiều lần chứng tỏ có ích cho các nhóm quản lý hiểu rõ hơn giá trị cốt lõi cũng như những tiềm năng đầy đủ của họ. Điều này đặc biệt quan trọng trong suốt cơn suy thoái kinh tế, khi các nhóm quản lý ở mọi nơi đều cân nhắc xem làm nào thế nào để:

  • Bảo vệ và ủng hộ giá trị cốt lõi trong suốt những thời kỳ kinh tế khó khăn

  • Phát hiện những cơ hội để cải thiện vị thế trong giá trị cốt lõi chống lại những đối thủ yếu thế hơn.

  • Chú trọng lại và giành ưu tiên cho những ưu tiên đầu tư ở trong, gần và xa so với giá trị cốt lõi.

  • Đặt ra mục tiêu thực tế và các kỳ vọng.

  • Biện minh và khớp nối thành một chiến lược hội tụ hơn.

Điều gì là đúng trong “Lợi nhuận thừ giá trị cốt lõi” khi tác phẩm lần đầu tiên được xuất bản đã càng trở nên đúng đắn hơn vào ngày nay. Thời kỳ của căng thẳng là thời kỳ hoàn toàn có thể đảm bảo rằng bạn và những người xung quanh bạn hiểu, đồng tình, khích lệ và theo đuổi tiềm năng đầy đủ của giá trị cốt lõi.

(Theo Hoàng Thu Thủy//Chris Zook//TuanVN)

  • Lập kế hoạch như một doanh nhân
  • Quản trị doanh nghiệp: Bốn cách để thúc đẩy nhu cầu thay đổi
  • Sắp có loại công ty không… tổng giám đốc
  • Viện trưởng Viện Toán: 'Ít ai dám theo đuổi khoa học'
  • Doanh nhân Ấn Độ “tự cởi trói” như thế nào?
  • Vượt qua trở ngại với truyền thông xã hội
  • Lập bản đồ rủi ro
  • Năm cái bẫy khi đánh giá hiệu quả công việc (Phần 1)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com