Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5 cent/chai trong 70 năm: Bí ẩn của giá bán Coca-Cola

5 cent/chai trong 70 năm: Bí ẩn của giá bán Coca-Cola
Bởi không thể tăng giá, nên Coca-Cola đã chỉ làm một điều duy nhất là bán nhiều Coke nhất có thể.

Giá cả luôn thay đổi được xem là một nguyên lý nền tảng về sự vận hành của các nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quãng thời gian kéo dài suốt 70 năm kể từ khi Coca-Cola (hay được gọi tắt là Coke) ra đời, loại nước giải khát này có giá chỉ 5 cent/chai.

Theo trang Planet Money, vào năm 1886, một chai Coke có giá 5 cent. Suốt thập niên 1900, đến năm 1915, rồi năm 1930, mỗi chai Coke vẫn có giá 5 cent. Trên thực tế, trong suốt 70 năm kể từ khi chai Coke đầu tiên được bán, giá của loại nước giải khát này chỉ ở một mức 5 cent/chai.

Ba cuộc chiến tranh, đại suy thoái, hàng trăm đối thủ cạnh tranh - tất cả đều không làm cho giá Coke suy suyển trong 7 thập kỷ đó.

Vậy đâu là lý do?

Chuyện là, vào năm 1899, có hai luật sư tới thăm hãng Coca-Cola. Ở vào thời điểm đó, Coke đang được bán ra từ các thùng chứa có vòi. Tuy nhiên, hai vị luật sư này quan tâm tới một ý tưởng mới là bán Coke trong chai và họ muốn mua quyền đóng chai cho Coca-Cola.

Chủ tịch Coca-Cola khi đó không nghĩ nhiều tới chuyện đóng chai, bởi thế ông đã thỏa thuận với hai vị luật sư rằng, ông sẽ để họ bán Coke đóng chai, và ông sẽ bán nước giải khát cho họ để họ làm việc đó. Theo điều khoản của thỏa thuận, hai vị luật sư sẽ được mua nước giải khát của Coca-Cola ở mức giá cố định vĩnh viễn.

Ông Andrew Young, một nhà kinh tế thuộc Đại học West Virginia, cho rằng, Chủ tịch Coca-Cola khi đó có thể đã ký bản hợp đồng trên chỉ để hai vị luật sư nhanh chóng rời khỏi văn phòng ông.

“Bất cứ khi nào xuất hiện hai luật sư trong văn phòng của bạn, có lẽ bạn đều muốn họ đi sớm”, ông Young nói.

Sau đó, thị trường nước giải khát đóng chai đã cất cánh, còn Coca-Cola thì bị thỏa thuận với hai vị luật sư ràng buộc. Nếu các nhà đóng chai hoặc một cửa hiệu nào đó có tăng giá bán một chai Coke, thì Coca-Cola cũng chẳng kiếm thêm được xu nào.

Bởi thế, rất có khả năng Coca-Cola đã muốn giữ giá Coke ở mức 5 cent/chai để bán được nhiều hàng nhất có thể cho các nhà đóng chai. “Một điều Coca-Cola có thể làm là phủ sóng quảng cáo khắp toàn quốc với thông tin nổi bật là về cơ bản, Coke có giá 5 cent/chai”, ông Yong nhận định.

Coca-Cola không thể in mức giá 5 cent lên chai Coke, nhưng hoàn toàn có thể tung ra một chiến dịch quảng cáo lớn với nội dung “hãy uống Coca-Cola, chỉ với 5 cent”.

“Một khi những quảng cáo này xuất hiện nơi nơi và in sâu vào tâm trí mọi người, thì khó ai có thể tăng giá Coke được nữa”, giáo sư kinh tế Daniel Levy thuộc Đại học Emory ở Atlanta nhận xét.

Bản hợp đồng giữa Chủ tịch Coca-Cola và các nhà đóng chai cuối cùng cũng được thỏa thuận lại. Nhưng giá của Coke vẫn đứng ở mức 5 cent/chai. Và lý do nằm ở một trở ngại khác: chiếc máy bán hàng.

Những chiếc máy bán Coca-Cola đã được làm ra chỉ để nhận đồng xu 5 cent. Theo giáo sư Levy, các sếp của Coca-Cola đã tính tới chuyện chuyển đổi máy bán hàng để tiếp nhận đồng 10 cent. Nhưng tăng gấp đôi giá bán Coke sẽ gây sốc. Bởi vậy, họ muốn một mức giá vừa phải hơn.

Bởi vậy, họ đã đề nghị Bộ Tài chính Mỹ phát hành đồng 7,5 cent. Có lúc, thậm chí Chủ tịch Coca-Cola đã đề nghị Tổng thống Eisenhower giúp đỡ. Những chẳng ích gì.

Cuối cùng, lạm phát tăng đã dần “khai tử” mức giá 5 cent/chai Coke. Giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến một số cửa hiệu đã bán Coke với giá 6 cent/chai từ cuối thập niên 1940. Mức giá 5 cent/chai của Coke chính thức trở thành quá khứ vào năm 1959.

Như vậy, giá của Coke đã bất động ở mức 5 cent/chai trong suốt 70 năm. Nhưng chuyên gia Young cho rằng, mức giá nằm im trong 7 thập kỷ không hề là một câu chuyện tệ hại đối với Coca-Cola. Đó chính là một lý do khiến Coke có mặt ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Bởi không thể tăng giá, nên Coca-Cola đã chỉ làm một điều duy nhất là bán nhiều Coke nhất có thể.

(Theo Vneconomy)

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Chuỗi thực phẩm sạch: Đầu tư trong vòng đua 3F
  • Những slogan sản phẩm nổi tiếng nhất của thế kỷ XX
  • Các phương pháp marketing phổ biến nhất
  • Thị trường gia vị: Nhỏ mà không nhỏ
  • Nghệ thuật marketing của “đại gia” kem tẩy lông
  • Việt Nam: Hàng tỷ USD nhập điện thoại
  • Kỷ nguyên tàn lụi của hàng nhái Trung Quốc
  • Những quảng cáo táo bạo về sex và giới tính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com