CHƯƠNG V: ÐỊNH GIÁ SẢN PHẨM QUỐC TẾ
(Pricing the International Product(s))
I. ÐỊNH NGHĨA VỀ GIÁ
1. Giá cả là giá trị trao đổi mà người tiêu dùng sẵn sàng trả để đổi lấy lợi ích của việc sử dụng một loại hàng hóa.
2. Giá cả là một tập hợp những cái không hài lòng mà một nguời mua sẵn sàng chịu đựng để đạt được một tập hợp những lợi ích.
3. Giá cả là một chỉ số về chất lượng được cảm nhận bởi người tiêu dùng (Tiền nào của đó)
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN GIÁ XUẤT KHẨU
(Determinants of an Export Price)
1. Chi phí (Costs):
Thông thường chi phí là nhân tố quyết định để hình thành giá cả. Ðịnh giá dựa trên cơ sở chi phí là một phương pháp đơn giản, đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp trong điều kiện thiếu thông tin về khả năng và sức mua của khách hàng. Ðây là một phương pháp định giá công bằng hợp lý, bằng cách lấy giá thành cộâng với các khoản chi phí khác cho hoạt động xuất khẩu, cộng với mức kê lời để cho ra giá xuất khẩu.
Phương pháp này đơn giản đến mức khi giá cả đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài thì nó đội lên một cách đáng kể.
Một phương pháp khác để tính giá sản phẩm xuất khẩu được coi là có hiệu quả hơn cả là phương pháp được mệnh danh là giá thành biên tế (marginal price). Phương pháp này thường xem các chi phí trực tiếp và gián tiếp để sản xuất và bán một sản phẩm xuất khẩu là một mức tính tối thiểu để định giá sản phẩm và nếu ở dưới mức đó thì sẽ bị lỗ.
Thường thì giá thành biên tế của sản phẩm cuối cùng bằng với chi phí khả biến của đơn vị sản phẩm đó.
Giá sàn (price floor) : đó là giá thành từ gía thành biên tế cộng với chi phí trực tiếp cho xuất khẩu khác như: chi phí vận chuyển, chi phí nghiên cứu của thị trường và kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng, chi phí thông tin liên lạc quốc tế, chi phí cải tiến sản phẩm ...
Trong thực tế giá sàn nằm ở giữa chi phí trực tiếp và chi phí đầy đủ.
Phương pháp định giá sản phẩm theo chi phí là cách tính được xác định bởi giá trị thay vì giá trị sử dụng, (đó là chú ý đến lợi ích và sự thoả mãn của sản phẩm đối với người sử dụng)
Phương pháp định giá dựa vào chi phí không linh hoạt, không cạnh tranh.
2. Ðiều kiện thị trường: (Nhu cầu)
(Market Conditions - Demand)
Giá trị sử dụng được xác định bởi người mua tạo nên giá trần (price ceiling). Như vậy việc định giá theo giá trị sử dụng là một quá trình liên tục của việc điều chiûnh giá sản phẩm xuất khẩu cho phù hợp với sự dao động của giá trị sử dụng trên thị trường nước ngoài.
VD: Năm 1988 hãng Isuzu của Nhật đã định giá các loại xe thể thao và xe Pick -up tại thị trường Mỹ theo giá trị sử dụng và họ rất thành công.
Việc xác định giá trị sử dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách như thăm dò ý kiến của khách hàng tiềm năng, so sánh theo cách hàng đổi hàng, so sánh đối với sản phẩm thay thế, định giá thử nghiệm thăm dò phản ứng của thị trường ...
3. Sự cạnh tranh: (Competition)
Các điều kiện về chi phí tạo ra giá sàn, các điều kiện về nhu cầu rạo ra giá trần, thì những điều kiện cạnh tranh để quyết định giá xuất khẩu thực sự nằm ở đâu giữa hai giới hạn đó.
• Trong một thị trường cạnh tranh hoàn toàn thì nhà xuất khẩu có rất ít quyền định đoạt đối với giá cả. Vấn đề định giá chỉ còn là quyết định bán hay không bán sản phẩm vào thị trường đó.
• Trong một thị trường cạnh tranh không hoàn toàn hoặc độc quyền thì nhà xuất khẩu có một số quyền hạn để định giá của một số sản phẩm phù hợp với những phân khúc thị trường đã được chọn lựa trước, và thông thường họ có quyền định giá sản phẩm xuất khẩu ở mức cao hơn so với giá thị trường trong nước.
4. Sự ảnh hưởng bởi chính trị và luật pháp:
Nhà xuất khẩu phải chấp nhận luật pháp nước ngoài sở tại về các chính sách của họ như: biểu thuế nhập khẩu, hạn chế trong nhập khẩu, luật chống bán phá giá, kể cả chính sách tiền tệ.
Biểu thuế nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến chi phí và giá cả nếu một nước có mức thuế nhập khẩu đánh vào thành phẩm cao hơn nguyên vật liệu và linh kiện rời, nhà xuất khẩu có thể cân nhắc giữa chi phí và thuế nhập khẩu để quyết định chính sách xuất khẩu cho sản phẩm. (SKD: Semi knock down, CKD: Complete knock down, IKD: Incomplete knock down)
5. Chính sách của công ty & marketing hỗn hợp
Trước khi quyết định giá cho một sản phẩm xuất khẩu, công ty phải có chính sách riêng của mình đó là xuất khẩu sản phẩm nhằm mục tiêu gì.
• Lợi nhuận.
• Gia tăng doanh số bán (đạt thị phần chiếm lĩnh)
• Tạo điều kiện mở rộng đường cầu của sản phẩm.
• Có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Khi định giá, nhà xuất khẩu hoặc nhà phân phối phải chú ý đến yếu tố làm tròn số, đến giá tâm lý và giá của đối thủ cạnh tranh.
( Sưu tầm trên Internet)
Bài thuộc chuyên đề: Marketing xuất khẩu
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com