Nếu biết thách thức những lời chỉ trích, nhạo báng và đáp ứng những nhu cầu mà người ta thậm chí không biết rằng mình cần có, thì sẽ có lúc thành công vang dội sẽ đến với những nhà đầu tư.
Tony Hsieh lúc đầu không tin tưởng vào sự thành công của Zappos. Theo ông, Zappos chỉ là 1 ý tưởng tồi tệ, bởi ông nghĩ sẽ chẳng có ai mua giày mà không thử. Nhưng Hsieh sau đó trở thành chủ tịch tập đoàn này và bán nó cho Amazon.com vào năm 2009 với giá 888 triệu USD. Năm 1975, Gary Dahl, một giám đốc phụ trách quảng cáo 38 tuổi, nói đùa với các bạn mình rằng anh sẽ bán những hòn đá cuội cất trong hộp giấy và gọi chúng là thú nuôi. Lời nói đùa này sau đó đã mang lại cho Dahl một số tiền khổng lồ. Ban đầu, người ta hoài nghi ý tưởng về những công ty như FedEx hay Amazon. Và ngay cả Twitter cũng chỉ giống như một trò đùa khi ý tưởng được nêu ra lần đầu. Thế nhưng công ty này gần đây được định giá 1 tỉ USD. Một con số đáng kinh ngạc! Chúng ta hãy cùng xem 10 ý tưởng gây tranh cãi khi mới được khởi xướng nhưng rồi sau đó mang lại những thành công thật tuyệt vời. Pet Rocks: thú nuôi bằng đá Khi nói tới những mốt phù phiếm, vô tích sự, thì không thể không kể đến Pet Rock. Cha đẻ của ý tưởng này: Khi còn là giám đốc phụ trách quảng cáo của Los Gatos ở California, Gary Dahl nghe những người bạn của mình than phiền về thú nuôi và chợt nghĩ rằng một... hòn đá có khi sẽ là một người bạn đồng hành lý tưởng mà lại ít phải chăm sóc! Dahl bắt đầu nghiêm túc nhìn nhận ý nghĩ tưởng như chỉ là bông đùa của mình và thực hiện nó. Ông viết một bản hướng dẫn chi tiết cách "chăm sóc, bảo quản" những hòn đá đó. Sau đó ông đóng gói những con "thú nuôi" trong những chiếc cũi bằng cát-tông nhỏ, để chừa lỗ thông khí và thêm một chiếc ổ rơm cho những người bạn nhỏ cảm thấy thoải mái. Dahl mang sản phẩm của mình tới hội chợ quà tặng ở San Francisco vào tháng 8 năm 1975, và được Neiman Marcus, nhà bán lẻ hàng đầu, để mắt. Câu chuyện lan rộng và Pet Rocks trở thành trò đùa đáng giá 3.95 USD mỗi sản phẩm. Và có tới 1.5 triệu người trả tiền cho nó. Twitter: "Càng ít càng tốt"! Nếu trên đời có bất cứ phương tiện truyền thông nào chứng minh "càng ít càng tốt", đó chính là Twitter - dịch vụ mạng xã hội cho phép 100 triệu người sử dụng của nó gửi "tweets", những tin nhắn không quá 140 kí tự, và đọc những tin nhắn tương tự của những người khác. Sau 4 năm, những tin nhắn tweets lan rộng khắp thế giới và đạt ngưỡng 750 tin một giây. Twitter đạt được thành tựu mà ban đầu các nhà đầu tư không nghĩ đến: một dịch vụ truyền thông tin. Một nghiên cứu của Harvard Business School tiết lộ mỗi thành viên của Twitter trung bình trong cả cuộc đời chỉ gửi 1 tin nhắn tweet. Hầu hết thành viên không dùng dịch vụ này để liên lạc với bạn bè; họ đợi thông tin mới nhất được cập nhật từ những diễn viên nổi tiếng như Ashton Kutcher! Farm Ville: Người người yêu nông nghiệp Việc nhà nông thực sự vất vả. Công việc này cần rất nhiều thời gian, công sức, giá cả nông sản bấp bênh, và chỉ một cơn bão có thể phá hủy một mùa vụ. Vậy ai mà lại chấp nhận những khó khăn đó khi không thu hoạch lại bất cứ một sản phẩm nào? FarmVille là trò chơi mô phỏng việc trồng trọt được phát triển bởi Zynga Game Network. Ở đó, những người chơi trở thành những người nông dân thực thụ và bắt tay vào gieo, trồng, thu hoạch sản phẩm cũng như chăn nuôi gia súc. Có rất nhiều người đã nghiện trò chơi này tới mức đáng kinh ngạc. Tờ New York Times nêu trường hợp một phụ nữ cảm thấy anh chồng đã quá mê mải trò FarmVille tới mức khi cô đang mang bầu và than đói, anh chồng bảo cô hãy đợi vài phút nữa và anh sẽ thu hoạch hoa quả anh trồng cho cô! Roomba: Khi người giúp việc chính là... robot Roomba là loại robot hút bụi thông minh do iRobot sản xuất, có khả năng tự động định hướng và nhận ra các chướng ngại vật trong khi thực hiện chức năng của nó - hút bụi và làm sạch. iRobot, được thành lập vào năm 1990 bởi các kĩ sư của học viện kĩ thuật Massachusetts, đã tạo ra các loại Robot cho chính phủ, quân đội và sử dụng trong gia đình. Bên cạnh Roomba, công ty này còn sản xuất robot dọn máng nước Looj, Seaglider - phương tiện tự động lái dưới nước, phục vụ cho các nghiên cứu về đại dương, và PackBot- robot trinh sát chiến trường và phá bom. Secon Life: Hàng hóa ảo mang về cả núi tiền Trong thời đại kinh tế khó khăn hiện nay, liệu có ai tiêu tiền thật để mua những thứ hàng không hề tồn tại? Bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết cứ 8 người sử dụng Internet thì có một người mua hàng hóa ảo và tốn trung bình 90 USD (số liệu năm 2009 của Magid & Associates và PlaySpan). Lợi nhuận từ việc mua bán hàng hóa ảo trên toàn cầu năm vừa qua ước tính lên tới 10 tỉ USD. Một ngành kinh tế ảo bắt nguồn khi trò chơi thế giới ảo Second Life được Linden Lab tạo ra năm 2003. Trang này đã phát triển thành một "siêu thế giới" nơi người dùng kết nối với nhau qua hình ảnh đại diện, tạo và trao đổi những tài sản và dịch vụ ảo với nhau. Thời trang, đặc biệt là giày dép là một trong số những ngành buôn bán lớn nhất trên Second Life. Zappos: Bộn tiền nhờ trọng tâm kinh doanh mới lạ Zappos là công ty trị giá hàng tỉ đô la với chất lượng phục vụ không có gì phải chê trách. Khách hàng mua giày của Zappos phản hồi rất tốt về chính sách đổi hàng chẳng có gì là phức tạp của công ty và những kiểu dáng độc đáo cũng như cỡ giày khó kiếm mà công ty bày bán. Chủ tịch của Zappos, Tony Hsieh, đánh giá sự thành công của công ty phần lớn nhờ vào các nhân viên. Trong cuốn sách Delivering Happiness: A path to Profits, Passion and Purpose, ông viết: Sở dĩ công ty đạt được thành công là nhờ ông đã chuyển trọng tâm từ theo đuổi lợi nhuận sang sự hài lòng và kinh nghiệm dày dạn của chính các nhân viên. Giày siêu nhẹ nhãn hiệu Crocs Kế hoạch khiến Crocs nổi tiếng toàn cầu được nảy ra vào khoảng cuối thập niên 90 của thế kỉ XX bởi nhóm 3 người bạn đến từ Boulder, Colo. Trên chuyến đi biển ở Florida, họ nảy ra ý tưởng theo đuổi công việc kinh doanh giày dép siêu nhẹ. Họ đã tìm được nơi sản xuất, một công ty của Quebec tên là Foam Creations, để đảm bảo nguồn cung cấp loại chất liệu đặc biệt, gọi là Croslite, đáp ứng được yêu cầu đặc biệt về kiểu dáng và độ nhẹ của đế giày. Rất nhiều người từ trẻ em cho tới các sinh viên đại học đều yêu thích những mẫu mã tươi sáng bắt mắt của nó. Các y tá và những nhân viên có công việc yêu cầu phải đứng nhiều giờ đặc biệt hài lòng với sự thoải mái tiện dụng và rất dễ cọ rửa của loại dép này. Doanh số hàng năm của công ty đạt tới 350 triệu USD vào năm 2006, thời điểm Crocs bắt đầu phát hành cổ phiếu. Amazon.com Năm 1994, Jeff Bezos, một chuyên gia phân tích tài chính, nảy ra ý tưởng bán hàng qua Internet. Khi đó ý kiến thành lập cửa hàng trên mạng là rất tiến bộ. Và tạp chí Time đã đề cử Bezos là "Người đàn ông của năm" vào năm 1999, 5 năm sau khi ông thành lập Amazon.com. Hiện nay Amazon.com thu hút 65 triệu người truy cập mỗi tháng. FedEx - Hãng vận tải xuyên đêm Ý tưởng cho FedEx nảy sinh năm 1965 trong một báo cáo ở lớp học kinh tế của chàng sinh viên Fred Smith của Đại học Yale. Smith nêu ra một hệ thống vận tải đường không xuyên đêm cho những hàng hóa như thuốc men, linh kiện máy tính và đồ dùng điện tử. Sau đó Smith có nói rằng anh không thể nhớ số điểm anh đạt được của bài báo cáo đó, nhưng anh đoán nó cũng chỉ là đểm C như anh vẫn thường được. Nhưng dù ấn tượng mà báo cáo của anh tạo được cho giáo sư là thế nào đi chăng nữa, Smith vẫn cho rằng đó là một ý tưởng rất tuyệt. Smith bắt đầu dịch vụ vận tải xuyên đêm của mình vào năm 1973 với 7 gói hàng cho chuyến bay đầu tiên. Vị giám đốc trẻ tuổi kiếm tiền ở bất cứ đâu anh có thể, thậm chí có lần còn chơi ở Las Vegas và dành tất cả 27.000 USD thắng được để chi trả cho các chi phí của FedEx. Cuối cùng thì quyết tâm của Smith cũng được đền đáp. FedEx nhận được sự tin tưởng và tập đoàn đầu tư tài chính hàng đầu thế giới Merill Lynch đã lựa chọn FedEx để vận chuyển các giấy tờ của họ, chứ không nhờ đến hệ thống bưu điện trong nội bộ hãng nữa. FreshDirect: Siêu thị online Câu chuyện của FreshDirect, "cửa hàng tạp hóa" trên mạng giống như cậu chuyện Con Gà - Quả Trứng, với câu hỏi: liệu gà hay trứng có trước(?). Liệu FreshDirect được thành lập bởi người dân New York quá bận rộn không còn thời gian đi mua sắm, hay liệu họ chẳng còn muốn tới các cửa hiệu sau khi FreshDirect xuất hiện? Tuy nhiên, một điều chắc chắn là: người ta thích ý tưởng đặt mua hàng hóa trên mạng và những đồ họ mua được chuyển tới ngay cửa nhà họ. Fresh Direct được thành lập vào năm 1999. 3 năm sau, doanh số đã là 75 triệu đô la, và những chiếc xe tải chở hàng của nó xuất hiện tràn ngập trên đường phố Manhattan. Cứ 6 người dân Manhattan thì có một người mua thực phẩm và các loại đồ dùng của FreshDirect. Công ty cũng đã mở rộng hệ thống cửa hàng của mình tới Long Island, New Jersey, Connecticut và những khu vực lân cận xung quanh New York.(Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN) (Nguồn: MSN)
( Theo By Minyanville - Hoàng Nguyễn dịch // vnr500 online )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com