Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng tin những quảng cáo cường điệu về công nghệ

Khi công nghệ thông tin bùng nổ, mọi vấn đề được giải quyết chỉ cần qua một lần click chuột. Thế nhưng đằng sau nó vẫn còn nhiều điều đang được đem ra mổ xẻ. Tom Davenport là người đã đưa ra khá nhiều ý kiến trong vấn đề này. Hãy xem ông nói gì về những chiêu thức quảng cáo công nghệ hiện tại trên mạng internet qua bài viết sau.

Cuối cùng tôi - Tom Davenport - cũng đã đọc hết tất cả những phản hồi xung quanh những bài viết của mình. Và những người đưa ra các ý kiến đó đã khiến tôi thực sự chú ý. Có thể nói rằng, từ đó tôi đã rút ra được hai điều mà không cần đến những phân tích quá rắc rối.

Không phải tất cả các ý kiến phản hồi đều là
những ý kiến sắc sảo và có tính biểu cảm cao
Ảnh: resumedesign.com

Thứ nhất, số lượng phản hồi nhiều hẳn lên khi tôi đề cập đến những khía cạnh tiêu cực của công nghệ phổ biến (ví dụ như bài công nghệ mạng xã hội).

Tôi cho rằng nguyên nhân chính là: trong xã hội ngày nay, bộ máy quảng cáo thổi phồng về công nghệ vừa phổ biến rộng khắp lại vừa linh hoạt, và bất cứ ai cưỡng lại nó hoặc sẽ được tán dương hoặc sẽ bị công kích.

Không phải tất cả các phản hồi đều phác bác lại ý kiến của tôi, và không phải phản bác nào cũng đều sắc sảo và có tính biểu cảm cao. Tuy nhiên, về điểm này, tôi nghĩ trước đây người ta dễ nói “công nghệ này thay đổi mọi thứ” hơn là “công nghệ này thật sự không thay đổi gì nhiều” và bỏ nó đi.

Chúng ta sống trong một thời kỳ của sự sùng bái công nghệ. Nếu công nghệ có thể thay đổi cuộc sống nhiều như trên giả thiết thì giờ đây chúng ta đã sống trong một thế giới tốt đẹp hơn nhiều. Và mọi lĩnh vực kinh doanh đều có thể sinh lợi.

Tất cả những ý kiến trên cho thấy vấn đề liên quan đến công nghệ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn mong đợi. Những ý kiến tôi nhận được xung quanh những bài viết về công nghệ gần đây trên Facebook[1] và LinkedIn[2] nhiều gần gấp năm lần phản hồi đối với bài “Khả năng phát triển bền vững”.

Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống rất nhiều.
Ảnh: videocompressionsolutions.com

Thông tin nào đáng quan tâm hơn? Tầm quan trọng của vấn đề khả năng phát triển bền vững là cao hơn hẳn, nhưng lại không có nhiều nhận xét về nó. Có thể là do tôi viết không thực sự cuốn hút.

Thế nhưng, chúng ta thấy rằng, không khó để có thể tìm thấy những ý kiến nhận xét xung quanh chủ đề về công nghệ. Trong khi vấn đề đó lại vô cùng khó khăn ở những chủ đề mang tính chất quan trọng hơn hẳn xét về lâu dài.

Đây là một bằng chứng:

Thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trên Google trong năm qua là gì? Không phải về nước Iraq, không phải tình trạng trái đất nóng dần lên, không phải cô ca sĩ Hillary, càng không phải Britney, mà là điện thoại iPhone của hãng Apple[3].

Thứ hai, về một khía cạnh hoàn toàn khác biệt, tôi nhận thấy hầu hết độc giả của mình – hay ít ra những người phê bình – là người Ấn Độ, hay có tên họ nghe giống Ấn Độ. Đây cũng là trường hợp của những lời bình trên diễn đàn mở rộng tại phần Kiến thức Kinh doanh HBS (HBS Working Knowledge)– và những blog khác tôi đã xem.

Điều rút ra không phải những người đó xem trang nào mà là họ có tinh thần ham hiểu biết. Thực tế những công dân Ấn Độ, hay những công dân mang nguồn gốc Ấn Độ, rất tích cực đọc và bình luận những blog về quản trị.

Việc ấy khiến tôi nghĩ họ sẽ nắm được kiến thức trước hầu hết mọi người trên thế giới.

Nền kinh tế Ấn Độ, tất nhiên, đã phát triển nhanh, và người ta trông đợi nó sẽ còn tăng trưởng vượt bậc nhờ vào sự quan tâm của người dân trong nước về những ý tưởng quản lý.

Nếu người ta có thể mua cổ phiếu cho quốc gia, tôi chắc rằng “cổ phiếu Ấn Độ” vẫn sẽ xứng đáng là một lựa chọn tốt, thậm chí sau khi đã tăng đáng kể.

Trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng vui mừng đón nhận những đóng góp từ bất cứ đâu, của bất cứ ai, về bất cứ chủ đề nào. Cảm ơn các bạn đã dành sự quan tâm đến những bài viết của tôi trong suốt năm qua. 

Một số ý kiến bình luận của độc giả Harvard Business Online

Tôi không nghĩ điều đó là do người ta ưu ái hơn đối với bản chất công nghệ, mà là do những giá trị công nghệ mang đến. Không giống những vấn đề về đất nước Iraq, tình trạng trái đất nóng dần lên, Hillary hay Britney, điện thoại iPhone của Apple là một sản phẩm cao cấp.

Nó mang đến cho chúng ta sự trải nghiệm xác thực gần gũi mà ta có thể kiểm soát, nó tạo nên cá tính và có thể ảnh hưởng đến địa vị, cái tôi của mỗi chúng ta, ngoài ra nó còn giúp ta kết nối mật thiết với mọi người. Thế nên nó xứng đáng nhận được nhiều hơn sự quan tâm và đóng góp của chúng ta.

Điện thoại iPhone của hãng Apple là từ khoá
được nhập để tìm nhiều nhất trên Google
khi được xem là quảng cáo thổi phồng?
Ảnh: ping.sg

Số lượng các ý kiến ông nhận được về những bài trên mạng Facebook (MySpace) và LinkedIn nhiều hơn hẳn ý kiến đối với bài viết về khả năng phát triển bền vững, có lẽ là do tiêu đề cũng như những quan điểm có tính phản bác mà ông nêu ra trong những bài viết đó có sức thu hút lớn.
 
Hai bài này cũng có sức hút tiêu đề kiểu đó. Về phần đánh giá của ngài, việc nhận biết số lượng người đọc bằng cách xem các phản hồi thật là thú vị

 - Ý kiến của Joshua Fertik

Nhiều ý nghĩ nảy ra trong tôi khi đọc bài viết này cùng các ý kiến phản hồi. Đó là:

a. Đa số người viết và người nhận xét đều thuộc phái nam (tôi đưa ra điều này để đi đến giải thích nguyên nhân)

b. Đa số đàn ông vốn hay bị thu hút bởi những gì thuộc về “đồ vật” hơn là “con người”. Tại sao? Phần nào do "đồ vật" (gồm cả mảng công nghệ) có tính hữu hình, tuân theo logic, và do đó dễ dàng nắm bắt và hiểu thấu.

Gắn bó và yêu mến thế giới "đồ vật" giúp chúng ta tránh thất bại (hoạt động trong phạm vi "thế giới con người" phức tạp dễ nếm mùi thất bại hơn trong "thế giới đồ vật" cụ thể)

Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của ông rằng có sự quảng cáo thổi phồng cũng như cường điệu quá mức các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, đó chỉ là lý lẽ về phần cung; còn phần cầu bao gồm một vài trong số các yếu tố bên trong những điều tôi đề cập ở đây...

- Ý kiến của  Bill Funk

Tom

Như thường lệ, tôi đọc bài của ông với một hứng thú thực sự. Là một người Ấn Độ, tôi hài lòng với những nhận xét của ông về dân tộc chúng tôi.

Tuy nhiên, tôi tin rằng chỉ riêng tinh thần ham hiểu biết thôi thì chưa đủ.... Việc đất nước Ấn Độ quản lý thế nào để hướng sự ham biết này vào những hành động hữu ích sẽ quyết định “cổ phiếu” đáng giá hay không.

Tôi thích những bài của anh về công nghệ vì nó không nhìn nhận mọi việc bằng lăng kính màu hồng.

Vậy chìa khoá của quảng cáo công nghệ là gì?
Ảnh: mindtraining.net

Tôi đoán tận trong sâu thẳm tiềm thức, tất cả chúng ta đều biết công nghệ không phải giải pháp cho mọi vấn đề..... Do đó khi có ai can đảm nói lên điều này thì lập tức được mọi người hưởng ứng.

Tôi tin một trong những xu hướng chống đối lớn nhất sắp nổi lên trong những năm tới sẽ nhắm vào cách vô hiệu hóa hay đến gần với công nghệ, ví dụ như người ta sẽ truy cập các mạng lưới (email, IM, chat, internet) ít hơn nhiều và chỉ cần biết một cách đại khái.

Tôi đồng ý với quan điểm rằng vấn đề trọng tâm nhân loại phải đối phó ngày nay là khả năng phát triển bền vững - một yếu tố không thể thiếu được của cuộc sống.

Tôi thật sự hy vọng mọi người quan tâm nhiều hơn nữa đến cuộc sống “bền vững” hàng đầu – những quyết định đó cuối cùng sẽ phản ánh trong công nghệ mà con người chọn lựa có sử dụng hay không.

Chẳng hạn như, người tiêu dùng “ngây thơ” có thể quyết định ngừng ngay việc mua sách trên Amazon và chỉ đọc bằng "kindle", thiết bị đọc sách điện tử của hãng Amazon.

Giả sử anh ta làm phép tính năng lượng đúng – sự thải khí carbon kết hợp năng lượng tiêu thụ của kindle sẽ ít hơn kết hợp với việc đốn cây in sách – những quyết định đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất bản.

Một lần nữa, xin cảm ơn... Chúng tôi trông chờ xem thêm nhiều bài sắc sảo của anh nêu lên sự thật về công nghệ.

- Ý kiến của  Narayan

Tôi đồng ý với anh mảng công nghệ thu hút được nhiều sự quan tâm hơn mong đợi. Đa phần người ta thích bàn tán về những điều tốt đẹp công nghệ mang lại mà quên đi rất nhiều trong số các vấn đề của thế giới ngày nay bắt nguồn từ nó.

Ngoài công nghệ ra còn vấn đề gì trên
thế giới đáng được quan tâm hơn nữa?
Ảnh: careerhub.typepad.com

Hiện tượng nóng dần lên của trái đất, vũ khí hạt nhân là một vài ví dụ về mặt tiêu cực do công nghệ gây ra. Khi nói đến mạng facebook, orkut hay myspace, tôi thấy chúng như những công cụ công nghệ làm lãng phí cả tỷ giờ đồng hồ trên khắp thế giới.

Nếu có thể sử dụng khoảng thời gian ấy vào một vài công việc sáng tạo, mang tính xã hội thì thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Hy vọng sẽ được xem thêm nhiều bài viết sâu sắc của anh trong năm 2008!

Thân mến!

- Ý kiến của Satyendra

(Theo Tom Davenport // Harvard Business Online -Tuanvietnam)

  • Từ 'Share a Coke' đến tư duy truyền thông thời công nghệ số
  • Sau đại chiến mì ăn liền, bùng nổ mì gạo?
  • Khó khăn, doanh nghiệp vẫn bạo chi “săn” nhân sự cao cấp
  • Bí quyết mở 99 cửa hàng trong 2 năm của ông chủ cà phê "sạch" đất Sài Thành
  • Đại chiến mì ăn liền: Masan có cam chịu "hít khói" Acecook?
  • Công nghệ tiếp thị trên Internet của Việt Nam ít và chưa đa dạng
  • Thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam: Còn ở giai đoạn sơ khai
  • Marketing chính trị và marketing tiêu dùng
  • Để CMO và CFO cùng nhìn về một hướng
  • 5 bí quyết chăm sóc khách hàng của GS.Quelch
  • Quảng cáo: kém ý tưởng nên kém doanh thu
  • Thị trường châu Á mạnh: Bước tiếp theo của toàn cầu hóa
  • Mobile marketing tại Việt Nam: Vẫn chỉ là tiềm năng!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com