Trẻ em là một phần quan trọng trong xã hội. Tuy không thể nắm bắt được tất cả các hoạt động sản xuất như người lớn, nhưng chúng có ý kiến, phong cách sống, quyền lợi và đặc biệt là chúng có những chuẩn mực được thiết lập bởi cộng đồng xã hội của mình.
Rất sai lầm nếu chúng ta không nghiên cứu đến hành vi của trẻ con và suy nghĩ của chúng trong quá trình làm tiếp thị. Đối với các nhà sản xuất, họ xem tiếp thị đến đối tượng trẻ con vẫn là một cái gì đó rất mơ hồ. Họ không biết rằng trẻ em rất quan tâm đến các vấn đề mới lạ mà chúng không hề biết đến trước đây, chúng tò mò và tìm hiểu tất cả vào mọi lúc mọi nơi.
Về phần tôi, tôi luôn quan tâm đến những suy nghĩ của bọn trẻ. Tôi đã nghiên cứu và trình bày sự ảnh hưởng của trẻ con lên cuộc sống của chúng ta, đồng thời khuyến cáo mọi người nên xem bọn trẻ là những thành viên hữu ích của xã hội bởi vì bọn trẻ cũng có những chính kiến của mình. Thế nhưng thật đáng tiếc, tôi chỉ tốn công sức để thể hiện quan điểm của mình, mọi người nghĩ đơn giản rằng tôi đang nghiên cứu thế giới của bọn trẻ vì một lý do nào đó cho bản thân mình hơn là để mọi người nhận thức giá trị của bọn trẻ đối với họ. Tuy nhiên tôi cũng vẫn cố gắng bảo vệ ý kiến của mình: bọn trẻ là những khách hàng nhiều tiềm năng.
Rất nhiều sản phẩm có khách hàng mục tiêu là trẻ em, nhưng các nhà marketing vẫn không thực hiện các hoạt động quảng bá nhằm vào bọn trẻ, họ chỉ quan tâm đến người lớn (chính xác là các bậc phụ huynh). Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hành vi của khách hàng trẻ em, chẳng hạn như ngành công nghiệp thực phẩm.
Tại một cuộc hội thảo ở Anh, Giám đốc Marketing của Walkers Crisps đã nhận được một câu hỏi rằng: “chúng ta nên làm gì để nâng cao sức khoẻ cho trẻ? Câu trả lời thật đơn giản: Công ty nên làm những gì có thể để cải tiến sản phẩm để phù hợp với sức khoẻ của trẻ”. Thực sự tôi không tin vào những gì họ nói, những quảng cáo của họ không nhắm vào trẻ con mà họ nhắm vào người lớn dù sản phẩm của họ trẻ con cũng có thể dùng được. Tuy nhiên tôi thật sự cảm phục Walker Crisps vì những hoạt động truyền thông của họ tỏ ra rất hiệu quả và doanh thu không ngừng tăng lên.
Tại sao chúng ta không nghiên cứu xem con trẻ nhìn nhận hoạt động của công ty như thế nào là hiệu quả, tìm xem chúng có ý tưởng gì để phát triển sản phẩm mới không? Bạn có thấy tôi ngớ ngẩn khi trình bày đến những vấn đề này hay không? Vâng, đúng là tôi hơi ngớ ngẩn, vì trẻ con đâu có những kinh nghiệm và nền tảng học tập cần thiết.
Nhưng nếu chúng ta cho chúng một công cụ thì sao? Trẻ không thể nắm bắt được hoạt động sản xuất, nhưng chúng có ý kiến, phong cách sống, quyền lợi và đặc biệt là chúng có những chuẩn mực được thiết lập bởi cộng đồng xã hội của chúng ở nhà, trên máy tính và trên sân chơi của chúng. Những chuẩn mực này có phạm vi khá rộng, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác. Tuy nhiên trẻ vẫn có một số ý muốn giống nhau ở mọi nền văn hoá: chúng muốn hoà đồng, chúng muốn có vị trí trong cộng đồng và chúng muốn được liên kết với xã hội.
Gần đây, chúng tôi có tham gia “Hội chợ Bốn đêm” ở Anh. Tại đây, chúng tôi được khuyến khích mua hàng có dán nhãn của hội chợ. Ý tưởng này thật hay và bạn có biết ai là người đóng góp nhiều nhất cho ý tưởng này không? Chính là trẻ con. Tại hội chợ chúng hô hào mọi người cùng nhau giúp đỡ trẻ em ở Thế Giới Thứ Ba. Đồng thời chúng cũng mè nheo với cha mẹ để cha mẹ chúng đi hội chợ và mua hàng.
Một ví dụ khác cho điều này là tình huống của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF). Chúng nó với cha mẹ, với những người xung quan của mình hãy bảo về động vật và môi trường sống của mình bằng những hoạt động thiết thực mà mình có thể thực hiện.
Trẻ con cũng có những hiểu biết về thế giới. Chúng nhìn cách chúng ta làm với hành tinh này và chúng cũng có những đánh giá về những hoạt động đó. Chúng ta cần suy nghĩ về cách ứng xử để hướng xu hướng tương đồng của trẻ theo hướng tích cực. Các công ty có thể đáp ứng được điều này sẽ là những công ty có đạo đức khi muốn tiếp thị sản phẩm đến con trẻ của chúng ta.
(theo Lantabrand)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com