Nạn hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về số vụ vi phạm, đa dạng về chủng loại… gây hậu quả nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Đáng buồn các vụ kinh doanh, sản xuất hàng giả, hàng nhái chưa được xử lý triệt để và ngay cả doanh nghiệp (DN) cũng chưa coi bảo vệ thương hiệu là nhiệm vụ sống còn.
Hậu họa khôn lường
Nạn sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với đời sống KT-XH và quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng. Ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, tệ nạn này diễn ra trên diện rộng, thuộc nhiều lĩnh vực và ngày càng gia tăng. Năm 2006, có 12.885 vụ vi phạm bị xử lý, năm 2007 có 15.323 vụ, năm 2008 tăng lên 18.539 vụ; thống kê sơ bộ 6 tháng đầu năm nay đã có khoảng 10.000 vụ. Đặc biệt, nạn làm giả các mặt hàng như thực phẩm chế biến, rượu - bia - nước giải khát và tân dược đã nhiều lần gây nhức nhối trong dư luận. Người ta chưa thể quên những trường hợp tử vong, bởi uống rượu không rõ xuất xứ diễn ra gần đây... Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tràn lan đã để lại tiếng xấu, ảnh hưởng tới uy tín của hàng hóa Việt Nam trong mắt đối tác quốc tế. Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam cho biết, nhiều DN, cá nhân trong nước tự xuất ngoại tìm và đặt đối tác làm hàng giả, hàng nhái chuyển về tiêu thụ trong nước. Thậm chí việc làm này có dấu hiệu được thực hiện một cách có hệ thống, theo dây chuyền.
Hàng giả có chỗ đứng là vì nó giống như thật nên dễ đánh vào tâm lý thích dùng hàng "như thật" mà lại rẻ của không ít người tiêu dùng, nhất là khi thu nhập cá nhân còn hạn hẹp. Thêm nữa, không ít DN chưa quan tâm đúng mức tới quyền lợi chính đáng của mình, không có ý thức tự bảo vệ thương hiệu. Chưa kể, đến nay việc tiếp nhận và giải quyết đến cùng các vụ việc làm hàng giả, hàng nhái vẫn thiếu tính nhất quán, nhiều khi kéo dài, không đạt kết quả, khiến dư luận xã hội thiếu tin tưởng. Hơn nữa, các biện pháp xử lý không đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Đại diện Cục QLTT nhận xét, việc còn nhiều đơn vị chưa quan tâm đến vấn đề pháp lý, thiếu bộ phận chuyên trách bảo vệ thương hiệu cho thấy DN chưa sẵn sàng vào cuộc chống hàng giả.
Giải pháp thực tế
Các chuyên gia cho rằng bên cạnh việc cần tiếp tục phối hợp và lồng ghép nhiều biện pháp tuyên truyền, trưng bày hàng thật - hàng giả, ra quân trấn áp, bắt giữ hàng vi phạm... cần tăng cường trang bị máy móc, thiết bị chuyên dùng để thực hiện tốt khâu giám định. Hiện nay, công tác giám định chất lượng, mẫu mã hàng hóa còn phức tạp, khó thực hiện vì chưa sát thực tế, gây khó khăn cho việc chống hàng giả. Nhiều trường hợp thật sự khó giải quyết khi một số cơ quan chức năng đưa ra những kết luận khác nhau.
Theo Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện quy định về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm liên quan cho phù hợp với yêu cầu và diễn biến thực tế, đồng thời tăng cường xây dựng ý thức công dân thông qua tuyên truyền, nhất là xây dựng hình ảnh người tiêu dùng văn minh, biết tự bảo vệ bản thân và ủng hộ sản xuất, kinh doanh lành mạnh. Ông Lê Thế Bảo nhấn mạnh, cần duy trì liên tục sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với chủ sở hữu thương hiệu để tiếp nhận thông tin, điều tra và đánh trúng những ổ, nhóm làm hàng giả lớn, tạo hiệu quả nhiều mặt trên diện rộng, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng. DN cần tăng cường khả năng tự bảo vệ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nhất là thực hiện đăng ký thương hiệu ngay khi có thể, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm… Cần có sự hợp tác trong điều tra, thống nhất quan điểm trong giải quyết tranh chấp liên quan đến hàng giả và thương hiệu giữa các tổ chức, cơ quan chức năng của Việt Nam và các nước, nhất là với các nước láng giềng, bởi xu thế hội nhập và giao lưu hàng hóa quốc tế sẽ ngày càng sâu rộng, đòi hỏi sự phối hợp có hiệu quả trên lĩnh vực chống hàng giả giữa các quốc gia.
Hơn 160 năm qua, thương hiệu Siemens đã gắn liền với sự hiện diện quốc tế khắp toàn cầu. Có mặt tại VN từ năm 1993, Siemens đang trở thành thương hiệu đa quốc gia hàng đầu tại VN.
Trong thế giới thương hiệu, VISA là thương hiệu hiện hữu đơn giản như vô vàn loại thẻ khác mà con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng công năng lại rất đa dạng.
Trong thế giới thương hiệu, Kellogg’s đặc biệt đến mức độc nhất vô nhị ở lịch sử hình thành, ở đặc thù sản phẩm và ở triết lý về chất lượng cuộc sống ẩn hiện trong mục đích sử dụng đơn giản của sản phẩm.
Nhạc sỹ Trần Long Ẩn hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu ông biết ca từ trong nhạc phẩm “Một đời người một rừng cây” của mình: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” lại ứng với triết lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày nay.
Nói đến Ford là nói đến xe và nói đến Timex là nói đến đồng hồ. Khi đồng hồ Timex xuất hiện vào thập niên 1950, thương hiệu này đã lặp lại thành tích của Henry Ford - ông tổ hãng xe hơi Ford với chiếc Model T 40 năm trước đó.
Năm 1957, khi Tiến sĩ IgorAnsoff giới thiệu bài viết trên ấn phẩm Harvard Business Review về mối quan hệ tác động qua lại giữa 4 mảng bao gồm thị trường, hoạt động đa dạng hóa sản phẩm, thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm,
Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế mà chúng ta đang trải qua hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải kiểm soát các khoản chi tiêu một cách chặt chẽ, và do vậy hoạt động nghiên cứu thị trường cũng thường chịu ảnh hưởng.
Hoạt động ngân hàng đã có từ rất lâu, nhưng ngân hàng của dòng họ Medici ở Italia trong thế kỷ 15 mới có thể coi là thương hiệu đầu tiên trên thế giới theo cách định nghĩa thương hiệu ngày nay.
Mặc dù lịch sử công nhận James Watt như thiên tài về cơ khí do những động cơ hơi nước của ông đưa ra trong Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, song sự đổi mới vĩnh viễn lớn nhất của Watt lại phản ánh cả một thiên hướng lớn hơn về tiếp thị. Ông đã phát minh ra mã lực – giá trị và thước đo được định nghĩa hết sức hiệu quả trong ngành công nghiệp của mình.
Nếu như khó khăn ban đầu của các doanh nghiệp khi mới thành lập là tìm ra được một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng gây tiếng vang trên thị trường thì trong giai đoạn phát triển, việc quản lý nhiều sản phẩm và nhiều thương hiệu lại càng phức tạp hơn.
Thiết kế thương hiệu bao gồm rất nhiều vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa là công việc sáng tạo. Sự kết hợp hài hòa giữa các vấn đề phân tích chiến lược kết hợp với quá trình sáng tạo và thiết kế thương hiệu là việc làm bắt buộc đối với một quy trình chuyên nghiệp xác lập thương hiệu.
Nhiều thương hiệu của Mỹ thực hiện việc mở rộng thương hiệu với danh mục sản phẩm khác xa với sản phẩm ban đầu họ cung ứng ra thị trường. Mặc dù tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay khiến xu hướng này có phần chậm lại, song nó vẫn đang tiếp diễn.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.