Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có nên định vị lại thương hiệu…???

Hãy giành thời gian để đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm mình, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu về nhu cầu của thị trường mục tiêu của mình cũng như là những sản phẩm của bạn đã đáp ứng được gì cho thị trường đó.

Có phải đã đến lúc bạn cần định vị lại thương hiệu của doanh nghiệp mình?

Hãy giành thời gian để đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm mình, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu về nhu cầu của thị trường mục tiêu của mình cũng như là những sản phẩm của bạn đã đáp ứng được gì cho thị trường đó. Nếu bạn thấy rằng đã đến lúc phải thay đổi thì hãy tự mình trả lời những câu hỏi sau:

Có gì thực sự khác biệt so với những sản phẩm bạn đang có?

Một nhà sản xuất bột mì muốn tạo sự khác biệt về thương hiệu của mình trên thị trường mục tiêu. Sau khi cẩn thận nghiên cứu các tình huống trên thị trường, nhà sản xuất đã phát hiện ra có những người tiêu dùng rất bận rộn nhưng họ lại rất yêu thích những món nướng. Do đó, họ đã quyết định định vị lại thương hiệu của mình bằng cách thay thế những công thức làm món ăn thích hợp lên bao bì sản phẩm nhằm giúp khách hàng của mình có thể tiết kiệm thời gian nhưng vẫn được thưởng thức những món nướng yêu thích.

Việc tái định vị có giúp bạn chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh không?

Tái định vị đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải “chiến đấu” trực tiếp với những đối thủ cạnh tranh mới. Khi đó doanh nghiệp của bạn cần phải có nguồn lực cần thiết tương xứng và khả năng lãnh đạo thích hợp.

Việc tái định vị có thể dẫn doanh nghiệp của bạn đến việc phải cạnh tranh với cả thị trường hiện có không?

Hãy thử nhìn vào sự thay đổi của thị trường bia. Khi bia nhẹ (light beer) ra mắt, nó phải “chiến đấu” với bia thông thường nhiều calorie, điều đó đồng nghĩa với việc có một sản phẩm thay thế cạnh tranh mới ra đời. Bia nhẹ đã có được một chỗ đứng tương đối tốt trong thị trường bia nói chung.

Và bây giờ, hãy thử phân tích, đánh giá sản phẩm của bạn đối với thị trường mục tiêu:

  • Hãy liệt kê những thị trường mục tiêu chính của bạn.
  • Xem xét những đặc điểm (characteristics) của sản phẩm với những nhu cầu của thị trường mục tiêu.
  • Liệt kê những thuộc tính (attributes) quan trọng của sản phẩm.
  • Dựa vào những đặc điểm trên, hãy quyết định về thiết kế bao bì thích hợp.

Có nhiều những nhà tư vấn chiến lược thương hiệu hoặc những công ty quảng cáo cho rằng các doanh nghiệp chỉ cần đánh giá lại (reevaluate) (không cần thiết phải định vị lại) thương hiệu của bạn khỏang một năm một lần. Điều đó giúp doanh nghiệp đồng thời đánh giá lại thị trường mục tiêu và những nhu cầu mới về sản phẩm của mình cũng như xem xét nền kinh tế đang thay đổi ra sao. Để phát triển, nhiều thương hiệu phải chấp nhận thay đổi hoặc chịu rủi ro đánh mất thị phần của mình.

(theo lantabrand.com)

  • 10 công ty lãi lớn nhất thế giới
  • “Âm thầm” danh tiếng Siemens
  • VISA vì chữ tín, nhờ chữ tín
  • Triết lý cuộc sống từ bữa sáng
  • 'Kẻ đi săn' đa quốc gia và số phận thương hiệu Việt
  • Tương lai thương hiệu dựa trên những xu hướng trong hiện tại
  • Những gì ẩn chứa trong một cái tên?
  • Xây dựng thương hiệu qua các quá trình tiếp xúc với khách hàng (Phần 1)
  • Đặc điểm chung của các thương hiệu vĩnh cữu
  • Ảnh hưởng của xuất xứ đối với các thương hiệu bia
  • Lời hứa thương hiệu: Tại sao thương hiệu phải cần xây dựng nó ?
  • Nhượng quyền và việc bảo vệ thương hiệu của bạn
  • Sử dụng hình ảnh ngôi sao trong quảng bá thương hiệu - Phần II
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com