Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Geely Auto và giấc mơ "toàn cầu" của xe hơi TQ

Li Shufu, một tỷ phú Trung Quốc 46 tuổi, đang điều hành hãng sản xuất xe hơi tư nhân lớn nhất nước, không giấu niềm tự hào đang góp phần phát triển môt thị trường ô tô lớn, tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đặt tham vọng có được một thương hiệu xe mang tầm cỡ toàn cầu.

Tham vọng lớn


Geely Holdings Group Co của Li đang phối hợp với một hãng xe nhà nước hòng có được mác xe Volvo của Ford. Trong khi đó, Beijing Automotive Industry Holdings Co muốn có phần trong thương hiệu xe Saab của GM. Còn Tengzhong Heavy Industrial Machinery Co ở Tứ Xuyên đang cố mua thương hiệu xe Hummer.

Những động thái trên cho thấy người Trung Quốc đang muốn phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực chế tạo và xây dựng thương hiệu xe hơi. Bằng cách mua lại các thương hiệu xe nổi tiếng, họ có thể “đi tắt, đón đầu” được ít nhất 5 năm.

Geely rất tự tin khi đặt mục tiêu tăng lượng xe bán ở nước ngoài lên 66% vào năm 2015. Tháng Sáu vừa rồi, hãng đã mua được công ty chuyên sản xuất hộp số xe hơi mang tên Drivetrain System International của Australia (bị phá sản) để phục vụ quá trình mở rộng sản xuất của mình.

“Tôi mong muốn xây dựng Geely thành thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới”, Li nói.

Giống như Geely, Beijing Auto cũng muốn mua riêng cho mình một mác xe châu Âu. Sau khi thất bại trong thương vụ mua Opel, hãng đã quay sang “bắt chuyện” với Saab, một thương hiệu xe nổi tiếng khác của Thụy Điển. Năm 2008, Saab bán được khoảng 100.000 xe trên khắp thế giới.

“Đây là cơ hội lớn để chúng tôi cộng tác với Saab. Tương lai rất rông mở và sẽ có nhiều cơ hội làm ăn lớn”, Wang Dazong, Tổng quản lý Beijing Auto thể hiện quan điểm trên trang web của hãng.

Nhiều nguy cơ

Trước đây, nhiều hãng xe Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội phát triển của mình. Tháng Giêng năm 2006, Geely đã giới thiệu mẫu sedan 7151CK của mình tại Triển lãm xe hơi Detroit và đặt mục tiêu bán xe này tại Mỹ từ năm 2008. Nhưng sự vội vàng này đã dẫn tới kết quả là chẳng có chiếc 7151CK nào được xuất dương.

Chery Automobile Co, hãng đang sở hữu nhiều mác xe nhất Trung Quốc, cũng đã phải từ bỏ kế hoạch đưa sản phẩm của mình vào thị trường các nước đã phát triển.

Tập đoàn ô tô Thượng Hải (SAIC), nhà sản xuất xe hơi nội địa lớn nhất Trung Quốc, lại bỏ lỡ cơ hội của mình theo cách khác. Vài năm trước đây, hãng đã thành công trong thương vụ mua quyền kiểm soát hãng xe Hàn Quốc Ssangyong Motor Co.

Tuy nhiên, để đổi lại việc phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn do có nhiều việc vượt tầm kiểm soát và sự không đồng thuận của công nhân Hàn Quốc với cách giới chủ điều hành công việc, SAIC đang tự an ủi rằng các mẫu xe SUV (chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng xe của hãng) giờ đây bán chạy hơn trước.

Nguy cơ vẫn còn đó vì doanh nghiệp ít tên tuổi Tengzhong vẫn đang “gắng hết sức” để có được thương hiệu Hummer của GM.

 


Đã có những bài học nhãn tiền từ Ấn Độ. Năm ngoái, Tata Motors Ltd, nhà sản xuất xe tải lớn nhất nước, đã mua được các thương hiệu xe Anh quốc là Jaguar và Land Rover của Ford. Kết quả là gì? Trong phân khúc xe sang trọng, Tata đã phải chịu lỗ 465 triệu USD.

“Thách thức sẽ nhiều hơn lợi nhuận khi Geely mua Volvo”, Lin Huaibin, một chuyên gia phân tích của HIS Globan Insight nói, “Geely có quá ít kinh nghiệm quản lý quy mô quốc tế và điều hành công việc xuyên lục địa”.

Quyền được... lãng mạn

Đầu năm nay, Geely đã công bố chiếc sedan EC718, mẫu xe được quảng cáo là thiết kế riêng cho thị trường châu Âu. Chiếc xe có giá từ 11.700 USD này hiện vẫn đang phải chờ “giấy phép” được bán ở lục địa già. Geely cũng đã mua cổ phần ở Manganese Bronze Holding Plc và thiết lập một liên doanh ở Thượng Hải với đối tác Anh nhằm mục đích xuất khẩu xe sang Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha.

“Chúng tôi chẳng thấy lo ngại về khủng hoảng tài chính”, Zhao Fuquan, Phó Chủ tịch Geely nói, “Geely muốn tận dụng mọi cơ hội mình có”.

Hiện tại, Trung Quốc đang gặp nhiều thuận lợi trong phát triển xe hơi. Các hãng lớn đổ xô vào đây để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và nhu cầu tiêu dùng ô tô nội địa ngày một tăng. Thời gian qua, khi tổng giá trị sản xuất công nghiệp Trung Quốc giảm 9,9%, công nghiệp xe hơi lại tăng 14%.

Tuy nhiên, các hãng xe lớn vẫn “giữ miếng”. Những thành tố quan trọng của chiếc xe hơi, bao gồm cả việc thiết kế và công nghệ chế tạo động cơ tiên tiến được họ giữ chặt. Những thứ chuyển đến Trung Quốc nằm trong danh sách “nhiều người làm được”.

Trong khi đó, “Chúng tôi chẳng quan tâm mấy đến chất lượng”, Lawrence Ang, Giám đốc điều hành của Geely Automobile nói một cách vừa tự hào, vừa sổ toẹt, “Những rào cản hiện tại trên con đường xuất khẩu xe đến châu Âu và các thị trường đã phát triển khác là tên tuổi thương hiệu và thiết lập mạng lưới bán hàng”./.

Tùng Lâm (Vietnam+)

 

  • 10 công ty lãi lớn nhất thế giới
  • “Âm thầm” danh tiếng Siemens
  • VISA vì chữ tín, nhờ chữ tín
  • Triết lý cuộc sống từ bữa sáng
  • 'Kẻ đi săn' đa quốc gia và số phận thương hiệu Việt
  • Những thách thức cho một thương hiệu (Phần 2)
  • X-men – đột kích vào quý ông
  • Các hãng xe ngoại “vật vã” xây thương hiệu ở Trung Quốc
  • Quy luật tín nhiệm với thương hiệu
  • Cơ hội mới cho các thương hiệu chăm sóc sức khỏe
  • Xác lập hình ảnh thương hiệu của bạn
  • Ngân hàng Canada chắc chắn nhất thế giới
  • Nhãn xe Hyundai thắng lớn tại thị trường nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com