Nhãn hiệu là sự cam kết, đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình.
Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tăng đáng kể qua các năm, nhưng vẫn chưa thấm tháp gì so với tổng số doanh nghiệp hiện có
Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu tăng đáng kể qua các năm, nhưng vẫn chưa thấm tháp gì so với tổng số doanh nghiệp hiện có.
Vì sao chưa quan tâm?
Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), năm 2007, số nhãn hiệu đăng ký tăng 68% từ 6.335 (năm 2006) lên 10.660, năm 2008 tăng 49% lên 15.826 nhãn hiệu.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay, theo TS. Trần Lê Hồng, Cục Sở hữu trí tuệ thì con số nhãn hiệu đăng ký trên chưa thấm vào đâu, đặc biệt, nếu tính trong tổng số nhãn hiệu được đăng ký, do có nhiều doanh nghiệp đăng ký tới hai ba nhãn hiệu thì số lượng doanh nghiệp đăng ký càng trở nên… nhỏ giọt.
Nhãn hiệu là diện mạo của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt sản phẩm của mình. Nhãn hiệu còn thể hiện sự cam kết, đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình.
“Nhưng, nhìn vào số nhãn hiệu đăng ký ít ỏi hiện nay, cho thấy rất nhiều doanh nghiệp hoạt động cơ bản vẫn chưa mang tính chất dài hạn, bền vững, chưa có chiến lược, ít nhiều còn thể hiện tính chụp giật”, ông Hồng nhận xét.
Ông Hồng phân tích, nguyên nhân chính nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu là do vốn ít, tổ chức sản xuất khó khăn, hoặc do doanh nghiệp chưa nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của nhãn hiệu.
Một trong những hệ lụy lớn nhất, theo Cục Sở hữu trí tuệ, việc không có được các nhãn hiệu được bảo hộ và được khẳng định trên thị trường để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khiến các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài và chỉ có thể thực hiện gia công với khả năng cao vì bị áp đặt về các điều kiện, khiến hiệu quả kinh doanh bị giảm sút đáng kể. Và nó cũng là “con đường ngắn nhất” để doanh nghiệp đánh mất thị trường.
Đăng ký ở ngoài nước
Không chỉ đăng ký nhãn hiệu trong nước, mà doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hoặc xác định mở rộng thị phần ra thế giới, cũng cần nhanh chóng tính đến đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, nếu không, doanh nghiệp sẽ khó có cơ hội bước chân vào thị trường mới, hoặc buộc phải thay đổi nhãn hiệu đã đăng ký, gây dựng được.
Ông Trần Lê Hồng dẫn lại câu chuyện của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), một thương hiệu khá nổi tiếng lâu năm của Việt Nam trước đây, do không đăng ký nhãn hiệu ở nhiều nước trong khu vực, đã bị một công ty của Indonesia “nhanh chân” đăng ký nhãn hiệu Vinataba cho sản phẩm quần áo, giày dép ở 14 nước khác.
Vì trước đó Vinataba chưa xuất khẩu vào thị trường này, nên khi Vinataba muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường những nước đó đã không thực hiện được. Hoặc, nếu muốn có mặt trên thị trường thì Vinataba phải thay đổi nhãn hiệu - thương hiệu này thì mới xuất khẩu được. Còn nếu muốn giữ được nhãn hiệu - thương hiệu Vinataba thì Vinataba phải chứng minh nhãn hiệu của công ty Indonesia là của mình, và đòi lại được nhãn hiệu đó. “Tuy nhiên, điều này rất khó khăn, phức tạp và vô cùng tốn kém, và gần như là không thể”, ông Hồng nói.
Thực tế, cũng đã có nhiều công ty, doanh nghiệp khác của Việt Nam cũng rơi vào “tình cảnh” tương tự…
Theo ông Hồng, những nhãn hiệu nổi tiếng luôn là mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh hoặc những doanh nghiệp, cá nhân làm ăn bất chính tìm cách làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín. Nên khi doanh nghiệp để mất nhãn hiệu vào tay những “đối thủ” đó cũng có nghĩa là sẽ mất đi thị trường, mất bạn hàng và mất thương hiệu.
Vì thế, muốn giữ vững thị trường, ổn định xuất khẩu, doanh nghiệp không còn cách nào khác là đánh giá đúng tình hình kinh doanh của mình để chủ động trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo cho hoạt động thương hiệu và phát triển kinh doanh cả trong và ngoài nước.
Hơn 160 năm qua, thương hiệu Siemens đã gắn liền với sự hiện diện quốc tế khắp toàn cầu. Có mặt tại VN từ năm 1993, Siemens đang trở thành thương hiệu đa quốc gia hàng đầu tại VN.
Trong thế giới thương hiệu, VISA là thương hiệu hiện hữu đơn giản như vô vàn loại thẻ khác mà con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng công năng lại rất đa dạng.
Trong thế giới thương hiệu, Kellogg’s đặc biệt đến mức độc nhất vô nhị ở lịch sử hình thành, ở đặc thù sản phẩm và ở triết lý về chất lượng cuộc sống ẩn hiện trong mục đích sử dụng đơn giản của sản phẩm.
Nhạc sỹ Trần Long Ẩn hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu ông biết ca từ trong nhạc phẩm “Một đời người một rừng cây” của mình: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” lại ứng với triết lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày nay.
Đó là khẳng định của TS. Trần Lê Hồng - Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hội thảo “Thương hiệu mạnh – Lợi thế cạnh tranh trong kinh tế hội nhập” do VCCI và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.
Dù đã có mặt tại Việt Nam hơn một năm nay nhưng các dòng laptop như Axioo MSI BenQ hay Gateway vẫn chưa tạo được chỗ đứng trên thị trường. Hệ quả tất yếu là một số thương hiệu chỉ còn cách cạnh tranh bằng giá cả với các tên tuổi lớn.
Vào năm 1969 khi phát biểu tại một hội nghị khoa học, ông Roger Penrose một nhà vật lý học tại Cambridge đã thông báo phát hiện của ông về cái gọi là một “vật thể suy sập hoàn toàn do lực hút” và lúc đó nó chưa được thế giới chú ý tới.
Doanh thu của ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới và dự báo sẽ đạt hơn 36 triệu đô la Mỹ (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010.
Tập đoàn sản xuất nước giải khát khổng lồ của Mỹ, PepsiCo đã phải xin lỗi về một ứng dụng miễn phí trên điện thoại iPhone, được thiết kế để nam giới tán tỉnh nữ giới và lưu lại những thành tích chinh phục của họ.
Li Shufu, một tỷ phú Trung Quốc 46 tuổi, đang điều hành hãng sản xuất xe hơi tư nhân lớn nhất nước, không giấu niềm tự hào đang góp phần phát triển môt thị trường ô tô lớn, tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đặt tham vọng có được một thương hiệu xe mang tầm cỡ toàn cầu.
Việc xây dựng một thương hiệu trong môi trường kinh doanh hiện nay là không dễ dàng. Hình ảnh những nhà quản lý nỗ lực xây dựng một thương hiệu mạnh giống như người chơi golf trên một sân chơi gồ ghề với những bể lắng cát sâu, những khúc quanh đầy góc cạnh và những vùng nước cản rộng lớn. Thật khó có thể đánh trúng được bóng trong điều kiện như vậy. Ngoài ra, những người tạo dựng thương hiệu còn có thể bị vấp phải những rào cản, những áp lực lớn cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Để phát triển hiệu quả các chiến lược thương hiệu, cần phải hiểu biết về những áp lực và rào cản này.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.