Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

40 Gương Thành Công 23: Henry J. Kaiser

Nhà kinh doanh đã xuất đầu lộ diện mau nhất trong đại chiến vừa rồi là Henry J. Kaiser. Không phải là quân nhân mà giúp cho quân đội Hoa Kỳ chiến thắng, thì công đó, ít ai hơn ông. Trước chiến tranh, tên tuổi ông có mấy ai biết tới, nhưng chỉ trong vài năm, những xí nghiệp mênh mông của ông phát triển lạ lùng. Ông có tới bảy xưởng lớn đóng tàu, làm việc đ êm ngày không nghỉ để cung cấp cho quân đội những tàu chở hàng, tàu dầu, khu trục hạm và hàng không mẫu hạm. Ông cũng có một xưởng chế tạo máy bay khu trục và nhiều bộ phận rời.
  
Ông xây cất và  điều khiển một xưởng lớn sản xuất rất nhiều ma-nhê-di, thứ kim thuộc cực nhẹ, trọng yếu bực nhất trong thời chiến tranh đó.
     
Khi ông không kiếm ra được số thép cần dùng nữa, ông dựng ngay một xưởng nấu thép, xưởng đầu tiên ở phía tây dãy núi Đá, có đủ lò luyện sắt và máy dát kim loại. Rồi ông mua một mỏ sắt để có đủ quặng dùng, lại mua nhiều mỏ than để có đủ than đốt lò.
     
Ông và các hội viên của ông dự vào công việc vớt các tàu Nhật đánh đắm ở Trân Châu Cảng, xây nhiều căn cứ hải quân cho phi cơ ở Wake Island, Midway và Guam, lại xây một phần đại lộ quân sự tiến về Alaska lập ở xứ này nhiều phi trường cho nhà binh, nhiều đ ài phát thanh, đ ào nhiều giếng dầu, dựng một nhà máy lọc dầu. Đặt sáu trăm cây số ống dẫn dầu ở miền cực Bắc, và xây nhiều cống ngăn trên kinh Panama.
     
Ông có xưởng chế tạo xi măng lớn nhất thế giới. Ông đã lưu lại một công trình lớn là xây ba cái dập quan trọng nhất thế giới: đập Boulder trên sông Calorado, đập Bonneville trên sông Columbia ở Oregon (nhiều kỹ sư cho rằng không thể nào xây đập này được), và cũng trên sông đó, đập vĩ đại Grand-Coulee.
     
Henry Kaiser thành một trong những chủ nhân ông có danh nhất Châu Mỹ. Nhưng vì ông thân mật với mọi người nên người thường đều coi cái con người lớn, mập và hói đó như bạn bè vậy. Người ta yêu ông vì ông giản dị, vui vẻ và hăng hái.
     
Trước chiến tranh ông chưa hề đóng một chiếc tam bản nào gọi là có. Vậy mà chỉ trong bốn năm ông thành một nhà  đóng tàu nhiều nhất và lớn nhất từ xưa tới nay.
     
Ông đã cách mạng hẳn một trong những kỹ nghệ cổ nhất của loài người: kỹ nghệ đóng tàu. Hồi đó người ta phải mất sáu tháng mới đóng xong một chiếc tàu, mà xưởng Oregon của ông chỉ mười ngày là giao được một chiếc Liberty Ship. Khi các thợ của ông ở Californie hay tin đó, họ thề với nhau phải phá kỷ lục ấy cho được. Họ can đảm bắt tay vào việc, và chiếc Robert E. Peary mà lườn được lắp đúng nữa đ êm chủ nhật, hoàn toàn đóng xong và thả xuống nước chiều thứ năm. Vậy, một công việc hồi trước làm trong sáu tháng, có khi trọn một năm, thì bây giờ chỉ làm trong bốn ngày rưỡi.
     
Tất nhiên, lần đó chỉ là một thí nghiệm, một sự ganh đua, chứ không thể bắt thợ tuần nào cũng gắng sức như vậy được, nhưng hãng của ông cũng tiếp tục đóng được những chiếc Liberty Ship trong một tháng là xong, từ khi lắp lườn đến khi thả xuống nước.
     
Ông thích làm tận lực như vậy, sống mãnh liệt trong cơn lốc bất tận. Ông rất ham bắt tay vào những việc mà các nhà chuyên môn cho là thực hành không được.
     
Khi ông đề nghị đóng tàu theo cách dây chuyền, ông có biết chút gì về cách đó đâu. Từ trước ông chỉ được thăm mỗi xưởng đóng tàu, nhưng ông nghĩ rằng. Không biết chút gì về những khó khăn trong nghề đó có lẽ lại là cái lợi nhất cho ông. Ông nhất định không chịu theo lối cổ truyền là lắp lườn trước rồi mới lắp những bộ phận khác của tàu lên cái lườn đó. Trong thời chiến tranh cần phải làm mau hơn. Ông ra lệnh cho các kỹ sư sửa soạn một xưởng lớn gấp ba những xưởng thường, đủ chỗ cho hàng ngàn thợ cùng làm tại đó một lúc, và cả ba phần của tàu, tức mũi, đuôi và thân tàu phải đóng cùng một lúc ba chỗ khác nhau.
     
Khi đóng mọi bộ phận rồi, một cái máy cổ hạc vĩ đại lớn hơn những máy dùng từ trước tới nay rất nhiều, kẹp mỗi bộ phận, đem lại đặt vào chỗ của nó ở trong tàu. Rồi người ta hàn kỹ những bộ phận đó với nhau. Ông dùng rất ít đinh tán vì cách đó chậm. Một sáng kiến nữa của ông là lắp các bộ phận của tàu theo cách dây chuyền như lắp xe hơi vậy. Ông và  đội kỹ sư của ông lại có ý phóng ngược nhiều bộ phận, như cái mui tàu chẳng hạn, để thợ có thể làm ở dưới, đỡ mệt hơn là cứ phải đưa tay lên trời mà làm việc. Đóng xong thì một máy cổ hạc sẽ lật úp nó lại rồi đưa đi, đặt vào chỗ của nó trong tàu.
     
Ngay từ hồi nhỏ, Henry J. Kaiser đã có tài tưởng tượng, đức nhiệt thành và một tham vọng bền bĩ nó làm cho ông giàu có và nổi danh. Tổ tiên ông là người Đức, cha ông làm thợ giày, khó nhọc mà không đủ nuôi một gia đình bốn con. Vì ông là con trai độc nhất trong nhà, ông phải thôi học từ hồi mười một tuổi để kiếm tiền giúp cha. Ông xin được một chân giao hàng trong một cửa hàng lớn ở Nữu Ước. Ban ngày làm cho người, nhưng ban đ êm thì làm theo sở thích: hồi đó ông mê chụp hình. Thấy sách nào ở thư viện công cộng ông cũng đọc nghiến ngấu. Rồi ông xin được một chân giúp việc cho một tiệm chụp hình tại ngoại ô Lake Placid. Ông không coi công việc ông làm là một công việc mà cho nó là một trò vui, một trò chơi, một nỗi thích thú. Ông đem cả tấm lòng hăng hái của tuổi xanh vào việc bán máy ảnh, việc rửa hình cho các nhà chơi ảnh. Ông lại in cả bưu thiếp có dán hình Lake Plaud để bán. Sau ba năm ông hoàn toàn làm chủ cửa tiệm. Sau năm năm ông mở thêm nhhững tiệm chụp hình khác ở Palm Beach và Daytona Beach tại Floride. Bây giờ thì ông không có tới một cái máy chụp hình nữa.
     
Muốn kinh doanh những xí nghiệp lớn hơn, ông bỏ nghề luôn và bổ nhào tới miền duyên hải tây bắc Thái Bình Dương hồi đó mới bắt đầu khai thác. Ông đi chào hàng cho công ty Hawkeye Sand and Gravel ở Spokane, rồi thành hội viên của công ty vì hùn một phần tiền lương vào công việc làm ăn.
     
Một hôm ông đi thăm một xí nghiệp ở Chicago khởi sự nhiều công việc quan trọng cho thành phố Spokane. Ông muốn bán một món hàng cho xí nghiệp, món hàng đó là sự hợp tác của ông: xí nghiệp dùng ông liền.
     
Khi ông hai mươi chín tuổi, ông bỏ địa vị làm công ra kinh doanh. Vốn ông chỉ vỏn vẹn vài cái xe bù ệt cũ, ít cái máy trộn xi măng và bốn con ngựa, hết thảy đều là mua chịu. Nhưng ông còn những số vốn khác không hiển hiện bằng, song quan trọng nhiều hơn, là tinh lực kinh nghiệm, trí phán đoán, lòng hăng hái và một nghị lực bất biến, luôn luôn muốn tiến tới. Sau hai tháng, ông lãnh việc lát đường, khoảng hai trăm năm chục ngàn Mỹ kim. Lúc này ông bắt đầu giàu có. Chỉ trong vài năm xí nghiệp của ông lát cả ngàn cây số đại lộ trên bờ biển Thái Bình Dương.
     
Nhưng ông vẫn thường nói rằng ông không thích tiền. Thực vậy. Ông còn thì giờ đâu để tiêu tiền? Ông rất ít khi rảnh để đọc sách, coi hát bóng hoặc đi nghỉ mát, thì giờ làm việc của ông còn thiếu kia mà! Và ông làm việc rất hăng, càng làm được nhiều càng thích. Ông có một căn trong một khách sạn ở Hoa Thịnh Đốn, một căn trong một khách sạn khác ở Nữu Ước, ngày nào ông cũng mất hằng giờ hội họp, tiếp điện thoại ở xa. Từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, tất cả những phòng giấy quan trọng của xí nghiệp ông đều mắc điện thoại vào chung một mạch điện để cho những người cộng tác với ông có thể theo dõi và dự vào những cuộc thảo luận bàn tính của ông trong công việc làm ăn. Phí tổn tất nhiên lớn lắm, mỗi năm tới hai trăm ngàn Mỹ kim tiền điện thoại. Điện tín của ông gởi tới các công sở tới tấp như mưa, hoặc để biện hộ cho ông, hoặc để hăm dọa chính phủ, hoặc để xin việc này việc khác. Ít khi ông ngủ suốt đ êm quá năm giờ. Người ta tự hỏi sống đời hoạt động cuồng nhiệt như vậy mà sao ông không chết vì đau tim hoặc vi trùng phong.
     
Ông đã cất một ngôi nhà nghỉ mát ở bờ hồ Tahoe, trong dãy núi Sierra Nevada, tại trên cao hai ngàn thước. Cách thức xây cất đặc biệt là của ông. Ông hấp tấp chở những xe ủi đất, những máy đ ào đất, những máy cổ hạc tới hồ Tahoe, ông bắt những kíp thợ làm việc ngày đ êm dưới ánh đ èn giọi, để phá rừng, vỡ đất, lắp vũng. Ông cất một ngôi nhà lớn bằng đá, bốn biệt thự cho khách khứa và một cái ụ để tàu, chỉ trong có hai mươi tám ngày, cất nóng nảy, hấp tấp như là sợ nền văn minh sắp lâm nguy vậy. Đó con người của ông như vậy.
     
Trong suốt kỳ đại chiến vừa rồi, ông chỉ sản xuất cho chính phủ, nhiều người nghĩ rằng ông tiến lên được như vậy nhờ chiến tranh thì sau chiến tranh, do sự cạnh tranh của các xí nghiệp và sự đảo lộn của các điều kiện kinh tế, ông khó giữ được địa vị, nhưng ông vẫn hy vọng giữ được. Ông đã lập một phòng tìm tòi nghiên cứu gồm nhiều kỹ sư, bác học, sáng chế gia, kỹ thuật gia, chuyên môn gia, nhà nào cũng có óc làm lớn, trông rộng, và cũng có đủ tài tưởng tượng để chế tạo những hóa phẩm mới, xây dựng những kỹ nghệ mới, cho công nhân sau chiến tranh còn được dùng tới một mức cao.
     
Ông nghĩ rằng nếu dùng những vật liệu nhẹ hơn thì có thể đóng được những tàu chạy nhanh hơn, phí tổn chở chuyên nhẹ hơn và cả ngàn người chưa đi du lịch bao giờ sẽ có thể vượt biển được.
     
Còn về ngành xe hơi thì ông nói:"Thấy một chiếc xe nặng một ngàn năm trăm kí lô mà chỉ chở một người nặng bảy mươi lăm kí lô, tôi ngao ngán lắm". Ông tính dùng một kim thuộc cực nhẹ và những chất dễ nặn để đóng những chiếc xe hơi chỉ nặng bằng một phần ba những xe hơi hiện thời, còn máy thì ông cho chạy bằng dầu xăng chạy máy bay.
     
Ông cũng hy vọng chế tạo được nhiều phi cơ chắc chắn cho những bà già cũng dám leo lên và cực rẻ cho các ông già cũng dám bỏ tiền ra mua.
   
Quả thật ông là người lạc quan. Ông nói: "Kỹ thuật tiến mãnh liệt, như một cái nồi sôi sùng sục. Không thể ngồi đè lên nắp của nó được, nó sẽ văng ta ra bốn phương trời, tan tành như pháo."

(Theo Báo Gia đình Nguyễn Duy An Online )

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • 40 Gương Thành Công 20: F. W. Woolworth
  • Những người giàu mới nổi - Phần 2: Savitri Jindal, nữ tỉ phú giàu nhất Ấn Độ
  • Những người giàu mới nổi - Phần 1: Carlos Slim, người soán ngôi
  • 40 Gương Thành Công 22: Winston Churchill
  • 40 Gương Thành Công 21: Đề Đốc Byrd
  • Các nhà đầu tư bậc thầy: Bernhard Mast - “Người đúc vàng” ở Hồng Công
  • Các nhà đầu tư bậc thầy: Carl Icahn: Người lang thang cô độc
  • John Templeton: Săn lùng cổ phiếu hạ giá toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com