Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến lược kinh doanh mới của Morgan Stanley

Không may lâm rơi tình cảnh như Lehman Brothers trong khủng hoảng tài chính toàn cầu năm, Morgan Stanley đã “vượt lên trên số phận” thành công, một phần nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ và đầu tư kịp thời từ thị trường châu Á.

Câu hỏi được đặt ra cho Giám đốc điều hành James Gorman là là tập đoàn tài chính 75 năm tuổi Morgan Stanley cần làm gì để tái cơ cấu và phát huy lợi thế trong thời kỳ hậu khủng hoảng?

Morgan Stanley đã tránh xa những hoạt động mà ngân hàng này từng theo đuổi trong giai đoạn tiền khủng hoảng tài chính như thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn và nhiều hình thức đầu tư rủi ro khác, cho dù các quan chức điều hành khẳng định ngân hàng này không phải là một Morgan Stanley hoàn toàn mới, mà đó là một thể chế tài chính hướng tới sự cân bằng, thân thiện với khách hàng bằng các dịch vụ như tư vấn sáp nhập hay bảo hiểm chứng khoán.

Mặc dù quyết toán của Morgan Stanley đã giảm khoảng 20%, song những điều chỉnh chiến lược kinh doanh đem lại cơ chế quản lý ổn định hơn. Đáng lưu ý, Morgan Stanley chính là thể chế tài chính lớn nhất tự nguyện thực hiện các kế hoạch tái cơ cấu kể từ "đại địa chấn" tài chính năm 2008. Điều này hoàn toàn trái ngược với Citigroup, khi ngân hàng này bị buộc phải tái cơ cấu theo yêu cầu của các nhà quản lý, hay Goldman Sachs không mấy "mặn mà" với thay đổi.

Thực tế, con đường mà Morgan Stanley đang theo đuổi khá gập ghềnh. Sau 6 tháng đầu năm 2010, Morgan Stanley đạt lợi nhuận 313 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức tương ứng gần 1 tỷ USD cùng kỳ năm 2009. Gây thất vọng nhất là các chi nhánh ngân hàng đầu tư và giao dịch chứng khoán, vốn là đầu tàu tăng trưởng lợi nhuận của Morgan Stanley trong những năm qua. Thế mạnh của Morgan hiện nay lại là lĩnh vực môi giới bán lẻ, vốn là sở trường của Giám đốc điều hành James Morgan. Năm 2001, ông được giao nhiệm vụ điều hành bộ phận bán lẻ của Merrill Lynch cho đến khi cựu Giám đốc điều hành John Mack, mời ông về quản lý lực lượng môi giới của ngân hàng này vào năm 2006. Thỏa thuận mua lại 51% cổ phần chi nhánh Smith Barney từ Citigroup đem lại cho Morgan khoảng 18.000 nhà môi giới và 1.600 tỷ USD giá trị tài sản khách hàng, qua mặt Bank of America/Merrill Lynch và Wells Fargo. Smith Barney cũng chính là bộ phận sinh lời nhất với mức lợi nhuận quý III/2010 đạt 281 triệu USD.

Tuy nhiên, việc tập trung vào mảng môi giới bán lẻ sẽ làm phân tán nội lực của ngân hàng đầu tư. Một cựu lãnh đạo của Morgan Stanley nhận định: “Nếu ngân hàng đầu tư không còn là thế mạnh thì Morgan Stanley sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân những khách hàng lớn”. Chính Gorman cũng cho biết các nhà quản lý đã gặp không ít khó khăn trong việc giữ mối quan hệ với các khách hàng. Một điểm yếu khác là mảng thu nhập cố định của Morgan Stanley vẫn chưa lọt vào top 3 các công ty dẫn đầu thị trường. Chỉ với 6% thị phần, Morgan Stanley chưa bằng một nửa so với Goldman Sachs. Chính các nhà phân tích của Morgan Stanley cũng phải thừa nhận, ngân hàng nào càng mở rộng được thu nhập cố định thì lợi nhuận của ngân hàng đó càng ít bị biến động. Morgan Stanley đang cố đẩy thị phần trong lĩnh vực này lên 8%, song Colm Kelleher, nhà điều hành bộ phận kinh doanh và giao dịch đánh giá: “Với vị thế hiện tại, chúng tôi không thể lọt vào top 3 chỉ sau một hoặc hai quý”.

Đối với lĩnh vực quản lý tài sản, Morgan sẽ mất nhiều năm mới có thể tiến tới mục tiêu "người dẫn đầu". Với 273 tỷ USD tài sản khách hàng, Morgan Stanley chỉ là "chú lùn" nếu so với giá trị tài sản khách hàng trung bình trên 1.000 tỷ USD của 8 đối thủ lớn nhất. Dù sao đi nữa, không thể phủ nhận thực tế là danh tiếng của Morgan Stanley trong số các công ty blue-chip vẫn rất mạnh, bất chấp những khó khăn mà ngân hàng này phải trải qua. Trong năm 2010, Morgan dẫn đầu thế giới trong các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A).

Morgan Stanley đã và đang theo đuổi nhiều vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho các công ty lớn, với tư cách là đơn vị bảo lãnh phát hành chính cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng chế tạo ôtô Mỹ General Motors. Ngân hàng cũng giúp tái cấu trúc 2 tổ chức cho vay thế chấp Mỹ Fannie Mae và Freddie Mac năm 2008, bảo lãnh đợt IPO 22 tỷ USD của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc vào tháng 9/2010 và đợt IPO 4,1 tỷ USD của Tập đoàn Hóa chất Petrobras (Malaysia) vào tháng 12/2010.

(tamnhin)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Time: Nhà sáng lập Facebook là nhân vật 2010
  • Tỷ phú Prokhorov và ước mơ xây lại công nghiệp ô tô Nga
  • 10 vụ bê bối lớn nhất của các CEO
  • Hiến tặng cả gia tài
  • Không đợi già mới làm
  • Chân dung tỷ phú trẻ là “Nhân vật của năm” 2010
  • Những chuyên gia kinh tế quyền lực nhất thế giới
  • Làm giàu từ những ý tưởng tình cờ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com