Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đời sống xa hoa của các đại công tử Trung Quốc

Xuất hiện bên cạnh những người mẫu, diễn viên hay ngôi sao thể thao, tập trung tại các hộp đêm với những siêu xe đẳng cấp, mở câu lạc bộ polo, theo học ở những trường hàng đầu thế giới với học phí gần triệu USD, giới công tử con cháu lãnh đạo Trung Quốc đang thể hiện mình theo nhiều cách...

Lối sống xa hoa

Một buổi tối đầu năm, chiếc Ferrari đỏ đi tới cổng Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Trên xe là con trai của một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, bước ra trong một bộ vest chỉnh tề. Người bước ra từ chiếc xe là Bạc Qua Qua, con trai của Bạc Hy Lai, cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc (TQ), Bí thư Trùng Khánh, người đang mở ra một chiến dịch gây tranh cãi nhằm làm sống lại tinh thần Mao Trạch Đông năm xưa thông qua hàng loạt ca khúc cách mạng, thường được gọi là "nhạc đỏ". Ông đã yêu cầu sinh viên và cán bộ làm việc trên ruộng đồng để kết nối lại với những vùng nông thôn.

Trong khi đó, con trai của ông lái một chiếc xe trị giá hàng trăm ngàn USD tại Trung Quốc - quốc gia mà các hộ gia đình có thu nhập trung bình chỉ khoảng 3.300 USD/năm.

Hồi tháng 9, người sử dụng Internet đã được chứng kiến con trai 15 tuổi của một vị tướng đã đâm chiếc BMW vào một chiếc xe khác và sau đó đánh đập người lái xe đó, sau đó còn đe dọa không được báo cảnh sát. Dư luận lên án mạnh mẽ sau đó, và con trai của vị tướng kia phải đến một cơ sở cảnh sát để cải huấn trong một năm, theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông trong nước.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không được phép kinh doanh để thêm thắt vào khoản tiền lương khiêm tốn của mình (ước tính khoảng 22.000 USD/năm cho một bộ trưởng). Nhưng thân nhân của họ thì vẫn được phép tiến hành kinh doanh miễn là không được lợi dụng những ảnh hưởng chính trị.

Bạc Qua Qua (trái) và cha, Bạc Hy Lai, cựu Bộ trưởng Thương mại TQ, Bí thư Trùng Khánh.

Năm ngoái, người dân Trung Quốc thông qua Internet đã biết được con trai của một cựu phó chủ tịch Trung Quốc, và là cháu trai của một cựu chỉ huy Hồng quân đã bỏ ra 32,4 triệu USD để mua một căn biệt thự tại Úc. Người này đã phá bỏ căn biệt thự cũ và xây một căn mới, với hai hồ bơi nối với nhau bằng một thác nước.

Nhiều "người thừa kế" cũng tham gia các hoạt động kinh doanh hợp pháp, nhưng hầu hết mọi người đều nhận ra rằng những người này có một lợi thế nổi trội trong hệ thống kinh tế.

Những "người thừa kế" trẻ hơn thường xuất hiện bên cạnh những người mẫu, diễn viên hay ngôi sao thể thao, những người thường tập trung tại các hộp đêm bên cạnh sân vận động Công nhân Bắc Kinh, với những chiếc Ferrari, Lamborghinis và Maseratis. Gần đây tại ngoại ô Bắc Kinh, cháu trai của một cựu Phó Thủ tướng, vừa mở một câu lạc bộ polo.

"Chúng tôi sẽ giúp polo trở nên phổ biến, tất nhiên không phải là với tất cả công chúng. Đằng kia là con trai của một vị tướng trong quân đội. Còn kia là cháu trai của cựu thị trưởng thành phố Bắc Kinh", một nhân viên của câu lạc bộ nói.

Những "người thừa kế" hiện tại cũng xuất hiện nhiều hơn ở nước ngoài. Bà Ye, nhà thiết kế thời trang, vừa xuất hiện trong một số ấn bản gần đây của tạp chí Vogue cùng với Wan Baobao, một nhà thiết kế đồ trang sức và là cháu ngoại một cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc.

Học hành tốn kém

Nhưng đứng đầu nhóm "người thừa kế" trẻ là Bạc Qua Qua. Không một "người thừa kế" trẻ nào có hồ sơ "khủng" bằng Qua Qua, kể cả trong và ngoài nước.

Bạc Qua Qua mời Jackie Chan, ngôi sao điện ảnh Trung Quốc, đến diễn thuyết tại đại học Oxford

Năm 2000, Bạc Qua Qua được gửi tới Anh để học trong tại Papplewick, với học phí khoảng 35.000 USD/năm. Một năm sau đó, Qua Qua trở thành người đầu tiên của Trung Quốc học ở Harrow, một trong những trường tư chuyên biệt của nước Anh, với học phí hơn 30.000 USD/năm.

Năm 2006, Qua Qua đến Đại học Oxford theo học ngành nghiên cứu triết học, chính trị và kinh tế với chi phí khoảng 26.000 bảng/năm. Hiện tại Qua Qua đang học tại Harvard Kenedy School với học phí là 70.000 USD/năm. Tổng chi phí cho quá trình học của Qua Qua lên đến gần 600.000 USD tính theo thời giá hiện hành.

Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng Qua Qua đã giành được học bổng toàn phần từ năm 16 tuổi. Tuy nhiên Harrow, Oxford và Kennedy School không nhận xét các hồ sơ cá nhân. Nhưng ai cũng biết rằng để nhận được học bổng từ những trường hàng đầu như thế chưa bao giờ là dễ dàng.

Theo lời kể của một vài người bạn, trong năm 2008, Qua Qua đã giúp đỡ việc tổ chức Silk Road Ball, một chương trình biểu diễn của các nhà sư Thiếu Lâm. Anh cũng mời Jackie Chan, ngôi sao điện ảnh Trung Quốc, đến diễn thuyết tại đại học Oxford, và hát cùng mình. Năm 2009, Qua Qua được vinh danh ở Luân Đôn bởi nhóm Liên đoàn thanh niên Trung Quốc ở Anh và được xếp vào danh sách 10 người trẻ nổi bật ở Trung Quốc.

Chi phí giáo dục là chủ đề nóng ở tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Rất nhiều người hiện không hài lòng với chất lượng giáo dục tại các trường học. Nhưng chỉ có một số người giàu có tương đối mới có thể gửi con của mình ra nước ngoài học tập.

Chủ đề gây tranh cãi

Trong năm nay, một vài hình ảnh ở trên mạng cho thấy Qua Qua đang nghỉ ở Tây Tạng cùng với một "người thừa kế" trẻ khác - Trần Hiểu Đan, người có cha đang đứng đầu ngân hàng Phát triển Trung Quốc và ông của cô cũng là một nhà cách mạng nổi tiếng. Hàng loạt những tin đồn, cũng như những lời chỉ trích xuất hiện trên Internet, khi những hình ảnh cho thấy cả hai đang đi du lịch cùng với cảnh sát hộ tống.

Bạc Qua Qua vf bạn gái trong chuyến đi Tây Tạng.

Với một số người khác, lối sống tự do của Bạc Qua Qua hiện đang gây tranh cãi. Hình ảnh của anh tại một sự kiện xã hội ở Đại học Oxford cho thấy anh để ngực trần, hay trong những bộ vest và trang phục ưa thích đã phát tán rộng rãi trên mạng.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa rõ liệu Qua Qua sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp và liệu anh có thể duy trì vai trò của mình như thế nào. Trong bài phát biểu của mình tại Đại học Bắc Kinh năm 2009, Qua Qua nói rằng anh muốn "phục vụ nhân dân" trong văn hóa và giáo dục. Khi được hỏi về những hình ảnh của mình trong buổi tiệc tại Oxford, Qua Qua lại trích dẫn lời của chủ tịch Mao, "Bạn nên có một phần nghiêm túc và một phần sôi nổi".

Cheng Li, chuyên gia về chính trị cao cấp Trung Quốc tại Viện Brookings, Washington cho rằng, "hiện tượng những "người thừa kế" không phải là quá phổ biến, nhưng họ đã trở thành những quyền lực chính trị mạnh mẽ. Công dân Trung Quốc đang tỏ ra tức giận về sự kiểm soát của những người này khi họ kiểm soát cả quyền lực chính trị và cả nền kinh tế".

Tờ Nhân dân hàng ngày, đã thừa nhận vấn đề này khi một cuộc thăm dò năm ngoái cho thấy 91% số người được hỏi tin rằng các gia đình giàu có ở Trung Quốc có ảnh hưởng chính trị đằng sau. Một cựu kiểm toán viên, Li Kim Hoa, đã viết trên một diễn đàn trực tuyến rằng sự giàu có của các gia đình này là "những gì mà công chúng không hài lòng".

Những công tử "dòng dõi quý tộc" như Qua Qua, với những đặc quyền và sự giàu có, đang đặt ra nhiều câu hỏi cho xã hội Trung Quốc.

(VEF)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • 10 CEO có tài khuynh đảo cục diện doanh nghiệp
  • Steve Jobs, “nguyên nhân” lòng trung thành với thương hiệu Apple
  • Các sếp công nghệ hưởng lương 1 USD
  • “Vua” thép Ấn đã hết thời hoàng kim?
  • Những CEO triệu “đô” ẩn dật ở Mỹ
  • Chàng sinh viên và đế chế triệu đô từ rác thải
  • Steve Jobs tiếp theo sẽ là người châu Á ?
  • Những đại gia đình tài phiệt châu Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com