Xuất thân là thợ dệt, trải qua một hành trình đầy gian khó, Andrew Carnegie đã xuất sắc trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới vào những năm 1900. Ông cũng là người giàu vĩ đại nhất thế giới với sứ mệnh từ thiện.
.Andrew Carnegie sinh ra trong một ngôi nhà nhỏ ở Dunfermline, Scotland, vào năm 1835.
Trải qua vài thế hệ, nhà Carnegie sống bằng nghề dệt thủ công. Nhưng kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, và sự ra đời của máy dệt hơi nước thì công việc kinh doanh của gia đình sụp đổ.
Gia đình Carnegie khi đó nghèo đến nỗi họ phải đi ngủ sớm để có thể quên đi những cơn đói khát dày vò. Sau nay ông đã viết, "điều thiêu đốt trái tim tôi nhiều nhất là việc bố tôi phải ra ngoài ăn xin để kiếm sống"
12 tuổi, Carnegie cùng gia đình rời đến Pittsburgh, Mỹ nơi có hai người cô sinh sống. Tất cả mọi người lúc đó phải ngủ chung một phòng.
13 tuổi, Carnegie bắt đầu làm việc trong một căn phòng có nồi hơi của một nhà máy dệt. Lo sợ nồi hơi bị nổ thậm chí đã theo cả vào trong những cơn ác mộng của cậu bé.
Không lâu sau đó, Carnegie làm người đưa tin tại một tòa điện báo. Trong suốt vào năm làm việc ở đó, Carnegie đã biết nhiều về những người quan trọng trong thành phố.
Năm 17 tuổi, Carnegie làm nhân viên điện báo vào trợ lý cho một công ty đường sắt với mức lương khá ấn tượng 35 USD/ ngày. 1 thập kỷ sau đó, chàng thanh niên đã trở thành nhân vật quan trọng góp phần tạo rao lợi nhuận cho công ty.
Lúc này Carnegie cũng bắt đầu đầu tư. Khoản đầu tư 217 USD vào một công ty xe hơi "ngủ quên" không lâu sau đó đã mang lại cho ông khoản lợi nhuận 5.000 USD mỗi năm. Việc đầu tư sinh lợi nhiều đến nỗi 2.400 USD mỗi năm ông có được từ công ty đường sắt chỉ chiếm 5% thu nhập của ông.
Năm 1865, Carnegie rời công ty đường sắt để chuyển tới thành phố New York, nơi mà ông và mẹ có thể ở trong một căn phòng tại một khách sạn thời thượng trên đường Nicholas.
Năm 1873, ông bắt đầu dân thấn vào ngành thép. Và trải qua vài thập kỷ tiếp theo, công ty Carnegie Steel đã phát triển thành một đế chế hùng mạnh.
Nhà sử học John Inghan cho rằng, thứ mang lại cho Carnegie danh vọng và tiền bạc chính là tài năng. Đó chính là khả năng nhìn trước được sự thay đổi của những xu hướng"
Năm 1897, Carnegie quay lại Scotland và mua khu bất động sản Skibo Castle rộng 40.000 mẫu Anh. Ông gọi nó là "thiên đường trên trái đất".
Đến năm 1900, công ty Carnegie Steel sản xuất được khối lượng thép nhiều hơn cả nước Anh.
Năm 1901, Carnegie- khi đó 66 tuổi đã bán công ty thép của ông cho JP Morgan với giá 480 triệu USD- một nửa trong số đó đổ vào túi Carnegie. Công ty thép lúc này được đổi tên thành United States Steel Corporation.
Lúc này, ông Carnegie đã chính thức trở thành người giàu nhất thế giới.
Carnegie luôn tâm niệm: "Chết trong tiền bạc, giàu có là một cái chết vô nghĩa"! Cũng chính vì lẽ đó, Carnegie đã dành 18 năm của cuộc đời ông cho sứ mệnh từ thiện. Ông đã quyên góp tiền bạc cho gần 3.000 thư viện, công viên, cho sự nghiệp giáo dục, nghệ thuật và hòa bình thế giới.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Khi gặp xui xẻo, người Thái quan niệm, đổi tên có thể mang lại cho họ một cuộc sống mới may mắn và tốt đẹp hơn. Cũng vì vậy mà tại nước này, đang bùng nổ một ngành công nghiệp mới mang tên “dịch vụ tư vấn đổi tên”.
Đây là người đã đưa Alibaba và website đấu giá tiêu dùng Taobao.com lớn mạnh đến nỗi vào năm 2006, eBay đã phải đi tới quyết định đóng cửa trang web của họ tại Trung Quốc. Ông được chọn là một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc trên BusinessWeek.
Thế giới ngân hàng quả là có thể mang lại cho người ta nhiều tiền bạc và danh vọng nhưng nếu không vượt qua được những cám dỗ thì họ sẽ phải trả giá đắt.
Hãng tin Forbes đã đưa ra danh sách 10 tỷ phú giàu nhất tại quốc gia này dựa trên các số liệu từ các gia đình tỷ phú, các sàn chứng khoán, giới phân tích và các cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ.
Họ là những doanh nhân thành đạt được cả thế giới ngưỡng mộ, có hàng tỷ USD trong tài khoản, đang điều hành những tập đoàn, công ty đa quốc gia và sở hữu những tài sản có giá trị như siêu du thuyền, máy bay, xe ô tô hạng sang, các biệt thự khắp thế giới và nhiều đồ trang sức có giá trị.
Ông Larry Ellison, Giám đốc điều hành (CEO) của hãng phần mềm Oracle, nổi tiếng là một tỷ phú “ăn chơi” của Mỹ. Một câu hỏi được đặt ra là ông lấy đâu ra tiền để tậu hàng loạt bất động sản, đảo, du thuyền và phi cơ trong khi không bán ra một cổ phiếu Oracle nào?
Nhiều người tỏ ra tâm đắc với câu nói "thời gian là hữu hạn, vì thế đừng phí thời gian vào việc sống cuộc đời của người khác" trong bài phát biểu của huyền thoại Steve Jobs tại trường Đại học Stanford năm 2005.
Sở hữu hãng thời trang bán lẻ lớn thứ tư thế giới, Tadashi Yanai đặt mục tiêu nâng số cửa hàng quần áo giá rẻ Uniqlo tại Mỹ từ 5 lên 1.000 trong thời gian tới nhằm nâng tổng doanh thu lên 50 tỷ USD vào 2020.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.