Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Foster Friess, "Con ong" làm mật nhưng lại... biết bay

Ông là nhà quản lý đầu tư của quỹ giải thưởng Nobel, là một chuyên gia về đầu tư cổ phiếu. Foster Friess được đánh giá cao bởi ông có được “biệt nhãn”, ông chọn ra được những cổ phiếu tiềm năng, và luôn đi trước một bước so với các nhà đầu tư khác, chờ khi mọi người ồ ạt mua vào, ông mới tung cổ phiếu ra với giá cao.

Foster Friess đã thua sạch khi chơi cổ phiếu, nhưng ông lại gây dựng nên sự nghiệp của mình từ lĩnh vực đó. Khi ấy ông mới 19 tuổi và đang là sinh viên năm thứ 2. 

Năm 1974, Friess mở một công ty đầu tư, Quỹ giải thưởng Nobel trở thành khách hàng đầu tiên của Friess Associates. Quỹ Brandywine do công ty của Friess quản lý đã gặt hái được những thành công khiến người ta không thể tin nổi.

Từ khi thành lập vào năm 1985 đến ngày 30 tháng 11 năm 1997, lãi suất doanh thu của Brandywine Fund đạt 710,2% (lãi suất bình quân hàng năm là 19,2%) vượt xa S&P 500 Index chỉ với 544,3% (lãi suất bình quân hàng năm 16,9%). Nếu tính bằng USD, thì khoảng cách lợi nhuận của hai công ty này vượt qua mức vốn gốc 1,5 lần.

Nguyên tắc đầu tư 

Nguyên tắc đầu tư của Friess có 3 nội dung chính: 1. Không đầu tư vào bản thân cổ phiếu mà đầu tư vào công ty. 2. Khi đã nắm trong tay một cổ phiếu, không bận tâm về những biểu hiện của nó trong quá khứ, mà chỉ quan tâm đến tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. 3. Nếu xuất hiện cổ phiếu mà tốc độ tăng giá lớn hơn nhiều lần so với cổ phiếu bạn đang nắm giữ, đừng chần chừ, hãy bán hết cổ phiếu số cổ phiếu đó đi và mua vào cổ phiếu giàu tiềm năng kia.

Tháng 2 năm 1997, trong cuốn “Money”, ông đã tổng kết sách lược đầu tư của bản thân như sau: “Chúng tôi luôn tìm kiếm những công ty mà không lâu sau đó trở thành điểm hẹn của tất cả các nhà đầu tư. ” Vậy họ tìm kiếm những công ty tiềm năng đó như thế nào? Công ty Friess gồm một đội ngũ những nhân viên chuyên nghiệp sành sỏi, họ dồn sự tập trung vào những cổ phiếu mà giá cả và lợi nhuận không ngừng đột phá, sau đó đi sâu nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá cổ phiếu đó.

Tìm kiếm đột phá 

“Đội ngũ điều tra của chúng tôi theo dõi sát sao các công ty đã lên sàn có giá cổ phiếu và doanh thu đột phá. Chúng tôi đọc chuyên mục thị trường cổ phiếu và xem xét kỹ lưỡng báo cáo tài chính hàng ngày trên Nhật báo phố Wall. Và đặt ra các câu hỏi: Cổ phiếu của công ty nào tăng giá mạnh? Vì sao? Doanh thu của công ty nào vượt kỷ lục? Vì sao?”

“Nếu công ty nào có báo cáo kinh doanh tốt, lượng tiêu thụ tăng 25%, mức lãi suất tăng 30%, chúng tôi sẽ gọi điện đến công ty tìm hiểu nguyên nhân: động lực thúc đẩy tăng lãi suất là gì? Có phải do xây dựng nhà máy mới không? Có phải do tung ra sản phẩm không? Có phải do áp dụng phương thức quản lý mới không? Nội bộ công ty có sự thay đổi? Hay do những nhân tố khách quan bên ngoài tác động đến như: tỷ giá hối đoái biến động, lãi suất biến động, giá cả biến động? Tìm hiểu càng sâu tình hình nội bộ của công ty, cơ hội kiếm tiền của chúng tôi càng lớn. Bởi vì, các nhà đầu tư khác cũng đã bỏ công nghiên cứu và phân tích chán chê những nhân tố ảnh hưởng vĩ mô rồi.”

“Đôi lúc, chúng tôi phải mất rất nhiều chất xám để có được thông tin, thậm chí bị người ta nghi ngờ rằng có ý đồ xấu. Một lần, chúng tôi bán ra một loại cổ phiếu, và lần đó thật xuất sắc, bởi vì, ngay sau khi chúng tôi bán hết số cổ phiếu của mình thì giá cổ phiếu ngay lập tức trượt dốc.”

Do đó, thông tin là vô cùng quan trọng. Mà thông tin có được từ việc chúng ta dành ra thời gian đến các cửa hàng tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp điều tra đầu tư này, theo Friess, gọi là “điều tra đầu tư ngược.”

Không cầu toàn

Muốn đầu tư lâu dài, bạn phải có sự chuẩn bị hết sức xuất sắc, nhưng không phải vẹn toàn 100% . Friess cho rằng, hai điều này rất khác nhau.

Ông nói: “Người theo chủ nghĩa hoàn mỹ rất ghét xảy ra sự cố, rất ghét mắc sai lầm, họ sẽ loại bỏ triệt để mọi sai lầm. Nhưng người làm việc xuất sắc lại là người có thể chấp nhận sai lầm, rút ra bài học, từ đó thay đổi tình thế. Mỗi khi mắc sai lầm, chúng ta hãy xem đó là một cơ hội để thay đổi, để rồi sau đó chúng ta sẽ làm tốt hơn.”

“Mục tiêu của chúng tôi là: nỗ lực tối đa để có được sự phán đoán chính xác, chứ không phải nỗ lực để không bao giờ sai lầm. Đối với lĩnh vực cổ phiếu, chỉ cần bạn phán đoán chính xác cho 60% hạng mục đầu tư, và chỉ có 40% cổ phiếu bạn lựa chọn bị mất giá là bạn đã có thể kiếm được một khoản lớn rồi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 5 loại cổ phiếu kiếm lời nhiều nhất đã có thể hoàn toàn bù đắp cho những tổn thất của tất cả các cổ phiếu khác cộng lại. ” Dù vậy, những thất bại trong quá khứ vẫn luôn là hồi ức u buồn chẳng thể nào tẩy xóa được.

Quý I năm 1997, Quỹ Brandywine có 6 lần đầu tư thất bại nặng nề, gây thiệt hại 136 triệu USD.

Quan sát những biến động tiềm ẩn 

Ngoài việc tiến hành những điều tra nghiêm túc và hết sức tỉ mỉ, đầu tư thành công lâu dài còn đòi hỏi nhà đầu tư phải có đôi mắt sắc bén bản năng giúp phán đoán chính xác những diễn biến tiếp theo của thị trường, và mức độ tác động của những diễn biến đó đến công ty.

“Mỗi khi doanh nghiệp có biến động và biến động đó ảnh hưởng đến nhận định của nhà đầu tư về doanh nghiệp thì đó chính là lúc cơ hội mà thị trường mang lại. Sẽ có những biến động gì? Công ty nào sẽ bứt phá và cùng với đà vươn của mình góp phần thúc đẩy thị trường? Chúng tôi thích được xem là nhà trinh thám nhạy bén trước mọi diễn biến dù là nhỏ nhất của thị trường, hơn là cách mà mọi người vẫn thường gọi chúng tôi: những chuyên gia phân tích chứng khoán”.

Đầu tư là một bài kiểm tra trí tuệ. “Bạn phải nỗ lực tối đa trong việc tập hợp mọi thông tin về thị trường và số liệu tài chính, rồi phân tích và phán đoán xem một nhóm người nào đó có thể lãnh đạo, tổ chức hay lập nên một doanh nghiệp mới hay không, có thể cho ra đời một sản phẩm mới hay không?”

Phương pháp tư duy này đôi lúc còn giúp chúng ta phát triển khả năng khai thác những cái mới. Nhiều năm trước, Louis Pasteur từng nói rằng, cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã có sự chuẩn bị sẵn sàng. Hoạt động của ngành đầu tư hiện nay đã chứng minh điều đó.

Chính nhờ sự nhạy bén trước những biến động của thị trường, Friess Associates mới lựa chọn một công ty không hề có tiếng tăm khi đó, nhưng sau này đã trở thành hãng bán buôn điện thoại lớn nhất thế giới. Các nhãn hiệu điện thoại mà công ty này tiêu thụ đều là sản phẩm của các hãng lớn như Nokia, Ericsson, Motorola và NEC.

Tháng 1 năm 1997, Friess Associates quyết định mua cổ phiếu của công ty này, khi đó, mỗi cổ phiếu có giá bình quân 14 USD, đến tháng 9 cùng năm, đã lên 50 USD, tăng 227%.

Bán cổ phiếu “nóng”

Về phương diện nắm bắt thời cơ “xuất chiêu”, quan điểm của Friess là: “hãy bán ra khi sức hấp dẫn của cổ phiếu bạn đang năm giữ đủ lớn. Chúng tôi bán ra những cổ phiếu tốt. Theo “lý thuyết đào thải” của chúng tôi, nếu những cổ phiếu chúng tôi bán ra đều là cổ phiếu xấu, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã không tìm được cổ phiếu nào tốt hơn. ”

Tài năng thiên bẩm trong lĩnh vực mua bán cổ phiếu của Friess khiến đối thủ của ông cũng phải nể phục. Chỉ trong thời gian vài tháng, ông đã có thể kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ từ chứng khoán. Rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán, gồm cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp đều cảm thấy kém cỏi so với Foster Friess.

Các nhà quan sát ví Friess như một “chú làm mật”, những tưởng nó sẽ không bay, nhưng đột nhiên nó bay lên rất cao. Friess phát biểu về lối ví von đó như sau: “May thay có rất nhiều công ty không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm mới, thứ mật ngọt mà tôi tạo ra đều chắt lấy từ đó.”

(Theo Nam Anh // Tamnhin)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com