Philip Carret không hổ danh là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất. Ông bước chân vào lĩnh vực đầu tư từ những năm 20 thế kỷ 20, và đã “chinh chiến” trên thị trường tài chính suốt 67 năm.
Nguyên tắc đầu tư của Philip Carret được tổng kết trong 12 nội dung: 1. Nắm trong tay 10 cổ phiếu trở lên, và những cổ phiếu này rải đều trên 5 lĩnh vực khác nhau. 2. Tiến hành tổng kết đánh giá đối với mỗi loại chứng khoán theo chu kỳ 6 tháng 1 lần. 3. Bảo đảm chắc chắn rằng, chiếm hơn một nửa tổng tài sản là những cổ phiếu thu lời. 4. Khi phân tích cổ phiếu, lợi nhuận là nhân tố đánh giá sau cùng. 5. Xử lý triệt để hạng mục đầu tư thua lỗ, nhưng không vội vàng thanh lý hạng mục đầu tư sinh lời. 6. Không đầu tư quá 25% vốn vào cổ phiếu bạn chưa tìm hiểu kỹ. 7. Tránh xa cái gọi là “thông tin nội bộ”. 8. Tìm kiếm sự thực, chứ không phải trưng cầu ý kiến của người khác. 9. Không nên đánh giá cổ phiếu chỉ dựa trên những công thức cứng nhắc. 10. Vào thời điểm thị trường cổ phiếu hưng vượng, lãi suất không ngừng tăng cao, kinh tế phồn thịnh, hãy đầu tư ít nhất một nửa số vốn vào trái phiếu ngắn hạn. 11. Hạn chế tối đa vay tiền, chỉ vay khi thị trường u ám, lãi suất thấp, kinh tế không sáng sủa. 12. Sử dụng tỷ lệ vốn chia thích hợp đầu tư vào cổ phiếu dài hạn của các công ty có tiềm năng phát triển cao.
Philip Carret không hổ danh là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất. Ông bước chân vào lĩnh vực đầu tư từ những năm 20 thế kỷ 20, và đã “chinh chiến” trên thị trường tài chính suốt 67 năm.
Dù đã gần trăm tuổi, hàng ngày ông vẫn đều đặn đến văn phòng từ rất sớm. Ông cùng với hai người con trai, một cô cháu gái và một vài nhân viên quản lý quỹ đầu tư tư nhân trị giá hơn 225 triệu USD (Từ năm 1988 ông tuyển thêm một CEO).
Ở ông toát lên vẻ thông tuệ, sắc sảo và tinh thần luôn dồi dào. Một khuôn mặt đôn hậu, hiền từ, thường trực nụ cười thân thiện và cuốn hút.
Văn phòng của ông nằm trong khuôn viên tòa nhà được xây dựng theo phong cách cổ điển trên phố New York. Trên bức tường phía sau bàn làm việc của ông có treo tấm biển đề “Bàn làm việc của thiên tài luôn bừa bộn”.
Lãi kép 55 năm
Tháng 5 năm 1928, Carret thành lập Pioneer Fund. Khi ấy có khoảng 25 cổ đông, đều là người thân và bạn bè của ông. Carret lãnh đạo Quỹ này gần nửa thế kỷ, tận khi ông về hưu. Trong thời gian 55 năm, lãi kép mà Pioneer Fund thu được là 13%.
Điều này có nghĩa là, nếu có người đầu tư 10.000 USD vào Pioneer Fund từ khi Quỹ mới thành lập, và hàng năm tiếp tục tái đầu tư vào Quỹ khoản lãi suất thu được, thì đến khi Carret về hưu, người đó sẽ có được hơn 8 triệu USD (tất nhiên, vào những năm đầu thập niên 30 thế kỷ 20, khoản đầu tư này phải chịu mức tổn thất 50%). Ngày nay, lãi kép 13% không còn là con số đáng ngưỡng mộ, nhưng khi tỷ lệ lạm phát tương đối thấp, khoản lợi nhuận này cũng đã là rất khả quan. Duy trì được mức lãi suất kép dù không cao trong một thời gian dài cũng có thể coi là một kỳ tích.
Hiện công ty quản lý Pioneer Fund đã lên sàn, nhưng Carret chỉ sở hữu một phần nhỏ cổ phần của công ty. Ban đầu, Pioneer Fund chỉ do một mình Carret điều hành, sau đó, ông mua lại cả công ty mẹ và bán đi phần lớn cổ phần của công ty này.
Trong hội đồng cổ đông của Pioneer Fund từng có 3 ông lão tuổi 80 là: Philip Carret, Jerome Preston và Phil Cooley. Đã có lúc các cổ đông e ngại về tuổi tác của 3 người, nhưng Carret xóa bỏ những nghi ngại đó bằng sự tự tin mạnh mẽ: ông cho rằng, tuổi tác đem đến sự thông tuệ.
Sở thích đầu tư
“Tôi thích những cổ phiếu được giao dịch tại thị trường tự do. Song, tôi bảo thủ hơn rất nhiều người. Nhiều người lầm tưởng “bảo thủ” có nghĩa là tôi sẽ lựa chọn cổ phiếu của các hãng điện tử thông dụng hay IBM. Nhưng tôi lại chọn những cổ phiếu không hề “sốt” chút nào. Cổ phiếu tự do không dễ bị thao túng như cổ phiếu được giao dịch trên sàn chứng khoán ở New York, cũng không chịu ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông.”
Về điểm này, Carret rất giống với ông trùm Waren Buffett. Hai người đều có tính cách khác thường. Họ tìm đến với những thứ chẳng ai muốn. Họ đều thích những cổ phiếu “ế khách” như cổ phiếu của các công ty cấp nước, công ty cầu đường, và cũng không bận tâm khi những cổ phiếu này bị thị trường thờ ơ trong thời gian dài. Điểm đặc biệt là, họ đều có sự kiên nhẫn cần thiết của một nhà đầu tư thành công. Nhiều năm qua, họ vẫn giữ liên hệ với nhau.
Carret đam mê những cổ phiếu không ngừng tăng trưởng, nhưng ông nói thêm rằng: “Nếu một công ty nào đó có lợi nhuận tăng liên tục trong 15 năm, thì rất có thể tình hình sẽ xấu đi vào năm tiếp theo”.
“Tôi hay đọc những bảng ghi nợ, thu thập rất nhiều báo cáo tài chính hàng năm của các công ty. Tôi không bỏ sót bất cứ thông tin nào trên các báo cáo. Nhưng nếu những số liệu trên báo cáo như tỉ suất tài sản nợ, tỉ suất tài sản lưu động quá thấp, tôi sẽ không đọc tiếp nữa, vì tôi không muốn nhìn thấy chữ “nợ”, và tôi đòi hỏi tỉ suất tài sản lưu động ít nhất phải lớn hơn 2. ”
Khi được hỏi: đối với giá trị thị trường và định mức tiêu thụ của một công ty, cá nhân ông đặt ra giới hạn thấp nhất là bao nhiêu, Carret trả lời rằng: “Tôi không có tiêu chuẩn cố định nào cả. Nhưng tôi thường có hứng thú với những công ty có hàng trăm hàng nghìn cổ đông, và có giá trị thị trường trên 50 triệu USD.”
“Tôi thích “sưu tầm” cổ phiếu của các công ty nhỏ và hơi “đặc biệt”. Tôi đang sở hữu cổ phiếu của một công ty cầu đường có tên gọi Virginia Natural Bridge Company. Đường cao tốc trên không nằm phía trên cầu, vì vậy nếu muốn nhìn ngắm những cây cầu bạn phải đi xuống thung lũng phía dưới và ngước nhìn lên. Toàn bộ diện tích đất bên dưới cầu đều thuộc sở hữu của công ty. Công ty này còn có một nhà hàng và một hãng xe du lịch. Mọi người thường đến đó và ở lại vài ngày. Sớm muộn nhà nước cũng sẽ bỏ tiền mua lại công ty với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều lần. Và tôi yên tâm chờ đợi”.
Nhà quản lý của công ty
“Một tiêu chuẩn quan trọng khác là: tôi yêu cầu những nhà quản lý của công ty phải nắm giữ một ượng cổ phiếu tương đối. Tôi từng gửi thư trao đổi với chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn thạch cao quốc gia National Gypsum. Ông ấy sở hữu 20 ngàn cổ phiếu, nhưng đã bán sạch với giá mỗi cổ phiếu 20 USD. Ổng tổng giám đốc chỉ sở hữu 500 cổ phiếu của công ty, thế là tôi viết thư cho ông chủ tịch. Nhưng lá thư hồi đáp đã khiến tôi vô cùng kinh ngạc: “ông tổng giám đốc nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu là việc của ông ấy, không ai có quyền can thiệp”. Tôi không đồng tình với quan điểm đó. Một vị lãnh đạo cấp cao ít nhất cũng phải đầu tư vào cổ phiếu của công ty mình khoản tiền lương của 1 năm làm việc. Nếu ông ta không có đủ lòng trung thành để làm việc đó, ông ta không xứng đáng trở thành nhà quản lý cao cấp của công ty. Vả lại, ngay bản thân họ còn chẳng thiết tha với cổ phiếu của công ty mình, thì tôi việc gì phải tha thiết với nó?”
Có thể coi đó là nguyên tắc quan trọng giúp công ty phát triển và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm, các nguyên tắc thương mại sẽ có sự thay đổi. Carret đánh giá thế nào về điều này?
“Không, nguyên tắc là nguyên tắc, đi chệch khỏi những nguyên tắc thương mại này sẽ rất nguy hiểm. Số lượng những người đủ nhạy bén để có thể “mua nhanh bán gấp” rất ít. Tôi từng đọc một bản báo cáo nghiên cứu về “tuổi thọ trung bình” của các tài khoản đảm bảo khi giao dịch chứng khoán. “Tuổi thọ trung bình” của các tài khoản này chỉ 2, 3 năm. Đã từng có 1 khách hàng kiên trì 13 năm mới lỗ sạch tiền, vốn khởi điểm của anh ta là hàng triệu USD.”
(Theo Tamnhin)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com