Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh từ năm 6 tuổi, kiếm 1 tỷ USD/năm

Nhãn hiệu thời trang cao cấp The Row của hai chị em Mary-Kate và Ashley Olsen đã "mê hoặc" được những quý bà sành điệu nhất, thậm chí ngay đến đệ nhất phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama cũng không phải ngoại lệ. Theo Forbes, The Row hiện đang có doanh thu 1 tỷ USD/năm.

 

Những "diễn viên nhí" trở thành nhà thiết kế thời trang xuất sắc
Mary-Kate và Ashley Olsen đã được biết đến là những ngôi sao nhỏ trong bộ phim Full House và rất nhiều bộ phim ở lứa tuổi thiếu niên khác. Họ đang gấp rút nghiên cứu loại áo sơ mi cotton màu trắng, mát và một loại kết hợp với kiểu quần legging cộc đen. Vải vóc vương đầy trên sàn nhà tại trung tâm hàng dệt may New York. Bóng đèn huỳnh quang chiếu sáng khu làm việc hình chữ L, phảng phất có mùi của bàn là quần áo và món cơm rang.

Đây là cuộc sống mới của hai chị em nhà Olsen, sau khi trải qua một tuổi thơ hào nhoáng ở Hollywood và luôn là mục tiêu của những tay săn ảnh paparazzi.  Họ đã từng xây dựng được đế chế hàng tỷ USD nhờ sự nổi tiếng và thu hút được một đối tượng fan hâm mộ nhí đông đảo. Giờ đây họ đang tạo ra một điều hoàn thoàn khác. Nhờ những sự cố gắng không ngừng, họ đã tìm thấy những mục đích xã hội cũng như nhận được sự tôn trọng ngày càng cao trong thế giới thời trang khắc nghiêt, khi họ thành công với thương hiệu The Row- chuyên cung cấp các sản phẩm may mặc cao cấp cho phái nữ.

Ashley (trái) and Mary-Kate Olsen (phải) đã bỏ qua hình ảnh những ngôi sao nhí nổi tiếng để dấn thân vào lĩnh vực thời trang khắc nghiệt.

Bộ sưu tập đã tạo được ấn tượng rất tốt với các nữ doanh nhân và phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama, đồng thời chủ nhân của nó cũng được Hội Đồng thiết kể thời trang Mỹ đề cử là những nhà thiết kế xuất sắc nhất của năm. Cùng với họ còn có các ứng cử viên sáng giá khác như Joseph Altuzarra (làm việc tại Givenchy) và Prabal Gurung. Tên người thắng cuộc sẽ được công bố ở New York vào 6/6 tới.

Chị em nhà Olsen sẽ bước sang tuổi 25/6 tới và họ không hề theo học bất kỳ trường thời trang hay nghệ thuật nào. Họ đã xây dựng được một danh tiếng đáng nể, bất chấp mọi rủi ro khi thu hút các nhà bán lẻ hay hoài nghi, và cũng luôn giữ kín sự nổi tiếng của mình. Họ đã thành công trong cuộc chiến bảo vệ các nhà máy sản xuất đồ may mặc trong cả nước. Theo savethegarmentcenter.org, năm 1965 những nhà máy này đã sản xuất 95% số quần áo trong cả nước Mỹ. Hiện nay con số đó giảm xuống chỉ còn 5% . Theo các nhà hoạt động thì tương lai trung tâm may mặc New York sẽ không còn sản xuất hàng loạt mà sản xuất quy mô nhỏ nhưng cao cấp, chủ yếu dựa vào những thợ lành nghề.

Chị em nhà Olsen đã tiếp thu tư tưởng này bằng cách sản xuất bộ sưu tập của họ trong các xưởng sản xuất ở New York và Los Angeles (sản phẩm túi xách được sản xuất tại Ý). "Tôi thực sự tin rằng chúng tôi có thể sáng tạo ở đây và tận dụng những kỹ năng mà công nhân có. Kỹ năng thì cũng từ đây mà ra. Vấn đề chính của chúng tôi là máy móc không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy một số dòng sản phẩm phải sản xuất ở Ý. Nhưng tôi cho rằng, dù là quần áo hay ô tô thì càng sản xuất gần sân nhà càng tốt", Ashley nói.

Hai chị em sinh đôi này sống tại hai ngôi nhà riêng ở New York. Trông họ thật nhỏ bé, dù đã đi những đôi giày cao gót đến 4 inch. Nếu bạn nhìn kĩ, chứ không phải nhìn thoáng qua vào đôi mắt to tròn và những nét góc cạnh trên khuôn mặt của người nổi tiếng, thì sẽ thấy những nét "dễ thương" của những diễn viên nhí ngày xưa đã mất đi từ lâu.

Kinh doanh từ khi 6 tuổi
Họ cùng lập ra công ty cổ phần Dualstar Entertainment Group cùng với người quản lý Robert Thorne khi hai chị em mới 6 tuổi. Mục đích là để bán hàng hóa và dự án mang thương hiệu Olsen. Lên 10, hai chị em đã có một dòng sản phẩm quần áo tại Walmart; nhưng cuối cùng họ cũng tách ra với một dòng sản phẩm hiện đại mang tên Elizabeth & James (được đặt theo tên anh chị em ruột của họ). Đến năm 18 tuổi, hai chị em mua cả cổ phần của Thorne để giành quyền kiểm soát công ty Dualstar. Ashley nói: "Ơn Chúa là cha mẹ cũng ủng hộ chúng tôi làm việc này".

Theo tạp chí Forbes, công ty này hiện đang có doanh thu 1 tỷ USD mỗi năm.

Hiện tại, họ đang là CEO của Dualstar. Cùng với chủ tịch điều hành các hoạt động thường ngày của công ty là Jill Collage, chị em Olsen giữ quyền quyết định lớn về tăng trưởng cũng như hướng đi của công ty. Trọng tâm của họ giờ đây đã chuyển từ quảng bá thương hiệu sang phát triển sản phẩm- từ thỏa thuận hợp tác của The Row với TOMS Shoes đến việc giới thiệu dịch vụ mua sắm trực tuyến qua thuê bao mang tên Stylemint. Trong khi nhiều nhà thiết kế sẵn sàng chia sẻ thông tin về các nguồn lực của họ thì chị em nhà Olsen lại tỏ ra rất bí mật.

Không khí làm việc tại các xưởng sản xuất ở đây rất yên tĩnh. Nam nữ nhân công tập trung cao độ vào những thao tác tinh xảo. Ông chủ một xưởng may áo sơ mi cho biết, ông đang có kế hoạch mở rộng quy mô nhờ những hợp đồng mà chị em nhà Olsen mang đến.

The Row, được thành lập năm 2006 và đặt theo tên của Savile Row, được bắt đầu với ý tưởng của Ashley về một kiểu áo sơ mi trắng hoàn hảo: Thời trang, tiện dụng, có độ bền và giá cả hợp lý. Cô không hài lòng với cái loại sơ mi hiện có và đã nảy ra ý tưởng kinh doanh này. Bộ sưu tập đầu tiên gồm có áo sơ mi dệt kim và quần legging đan. Sau đó nó phát triển thành dòng áo khoác dệt mắt cáo phức tạp, áo len casơmia, váy nỉ và len, và quần legging da. Phụ nữ sẵn sàng chi trả 1.700 đôla cho những sản phẩm này.

Quan điểm chọn đối tượng khách hàng kỳ lạ
Mặc dù giá sản phẩm của chị em nhà Olsen đã tăng lên 25%, trong khi người người vẫn luôn miệng ca thán về tình trạng "nợ nần" và "thất nghiệp", nhưng khách hàng vẫn có khả năng chi trả cho sản phẩm của họ. Và trong khi khách hàng chính của những nhà thiết kế khác thường ở lứa tuổi 25 thì khách hàng của The Row lại chủ yếu ở lứa tuổi 35-45. Thay vì khuyến khích phụ nữ chịu đựng những năm tháng khó khăn này, hai bà chủ của the Row lại muốn họ được hưởng cuộc sống xa hoa nhờ các sản phẩm cao cấp của họ.

Về cơ bản thì quan điểm này khá hiếm. Hầu hết các nhà thiết kế trẻ thường tạo ra các bộ sưu tập cho đối tượng khách hàng cùng lứa- hoặc theo những mẫu thiết kế trong truyện cổ tích. Thậm chí khi họ lớn tuổi hơn thì cũng thường chuyển trọng tâm sang thiết kế cho lứa tuổi khách hàng trẻ hơn họ. Chị em nhà Olsen dường như rất say mê với sự chín chắn. Nhìn các tác phẩm của họ có thể thấy sự chuyên nghiệp, phù hợp và thực tế, không có cảm giác sáo rỗng của tầng lớp có địa vị cao trong xã hội.

Được bày bán ở những cửa hàng như Barneys New York và những cửa hàng nhỏ độc lập, doanh số của The Row ước tính đạt 10-12 triệu mỗi năm. Để làm được điều này, hai cô chủ đã cố gắng xóa bỏ mọi quan ngại về một thương hiệu của người nổi tiếng. Julie Gilhart- nguyên giám đốc thời trang của Barneys New York, người đã chứng kiến buổi ra mắt của the Row, nói: "Tôi luôn không tin tưởng nhiều vào những thương hiệu kiểu này. Tôi cũng hơi do dự trước khi đến buổi ra mắt đầu tiên của họ".

Không lợi dụng tên tuổi để thành công
Thay vì lợi dụng tên tuổi của mình, chị em nhà Olsen lại giữ kín danh tiếng bằng cách không ghi tên họ trên nhãn sản phẩm. Các nhà bán lẻ đã tra tấn họ bằng những câu hỏi đại loại như: "Những bộ quần áo này được may ở đâu? Sao lại đắt quá thế?...". Thật ra thì họ muốn nói rằng: "Những cô gái này nghĩ mình là ai cơ chứ?", Ashley nói. Và qua thời gian, họ đã dần có được sự tôn trọng của mọi người.

Ông Gilhart nhận xét: "Những nỗ lực của họ đã thành công, và chúng ta nên ủng hộ họ. Họ thực sự tập trung vào sản phẩm chứ không phải quá nghiêng về thời trang. Các sản phẩm của họ phù hợp với các xu hướng thời trang, nhưng không phải là "mốt"".

Trong phòng trưng bày tại các văn phòng của Dualstar, hai chị em nhà Olsen làm việc trên một chiếc bàn được trang trí hoa hồng và hoa huệ trắng. Ashley thường tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của bộ sưu tập, còn Mary-Kate thì chỉ đơn thuần tập trung vào khía cạnh thẩm mỹ. Tuy nhiên, cả hai đều có niềm tin sắt đá vào thành công của bộ sưu tập trong tương lai. "Chúng tôi thực sự muốn The Row trở thành thương hiệu thời trang cao cấp của người Mỹ".

Năm ngoái hai chị em Olsen đã đến Washington vận động hành lang ở East Wing về tầm quan trọng của trung tâm may mặc: Thời trang mang lại cho New York 28% công việc sản xuất. Mỗi năm New York thu được 10 tỷ đôla từ trung tâm này.

Không những thế, hai chị em đa tài này rõ ràng đã được phu nhân tổng thổng Obama thể hiện sự tôn trọng rất công khai, khi bà diện bộ cánh của the Row xuất hiện trên The View hồi tháng 4.

Tác giả: LƠ NGUYỄN (THEO NEWSWEEK // VEF)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • "Tình cờ" thành nữ DN giàu bậc nhất Ấn Độ
  • Từ con gái người thợ mỏ tới tỷ phú nước Úc
  • Sandy Climan – người của công nghệ 3D
  • Ông trùm cà phê Ấn Độ
  • Pierre Cardin rao bán tập đoàn với giá 1 tỉ euro
  • Steve Jobs – Người thách thức trào lưu công nghệ
  • Từ con gái người thợ mỏ tới tỷ phú nước Úc
  • Ivan Glasenberg – bá chủ đế chế khai mỏ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com