Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những CEO giàu sụ nhờ… mất việc

Bị sa thải chưa hẳn đã phải là một chuyện đáng buồn đối với giám đốc điều hành (CEO) của nhiều doanh nghiệp lớn ở Mỹ. Trên thực tế, nhiều CEO mất việc đã được nhận hàng trăm triệu USD tiền bồi thường theo quy định trong hợp đồng lao động.

Với số liệu từ hãng nghiên cứu GMI Ratings, trang Business Insider đã điểm qua 10 CEO mất việc được hưởng gói bồi thường thôi việc “hậu” nhất từ năm 2000 tới nay. Tất cả các gói bồi thường này đếu có trị giá trên dưới 200 triệu USD.

Tom Ryan, công ty CVS Caremark
 


Giá trị gói bồi thường: 185.415.435 USD
Nhiệm kỳ: 13 năm

Hồi năm 2006, CEO Tom Ryan “đạo diễn” vụ sáp nhập giữa CVS - hãng bán lẻ dược phẩm lớn thứ nhì ở Mỹ, với đối thủ Caremark, dẫn tới sự ra đời của CVS Caremark. Một trong những kết quả không mong đợi của thương vụ này là nhà chức trách Mỹ điều tra CVS Caremark về những hành vi chống cạnh tranh. Vụ điều tra mới chỉ hoàn tất hồi tuần trước, trong đó CVS Caremark bị phạt 5 triệu USD do bị cáo buộc có hành vi lừa đảo người tiêu dùng về giá bán sản phẩm. Năm ngoái, CEO Ryan đã từ chức, nhưng được nhận tới 131 triệu USD tiền bồi thường thôi việc, trong đó 58 triệu USD tiền lương hưu nhận “một cục”, còn lại là trả dần.

Hank McKinnell, công ty Pfizer


Giá trị gói bồi thường: 188.329.553 USD
Nhiệm kỳ: 5 năm

Trong 5 năm dưới sự chèo lái của CEO Hank McKinnell, hãng dược Pfizer thua lỗ tổng cộng 140 tỷ USD. Trong cuộc họp cổ đông cuối cùng của nhiệm kỳ McKinnell, các cổ đông thậm chí đã dùng băng rôn khẩu hiệu đòi CEO này phải trả lại những gì công ty đã mất. Nhưng những lời kêu gọi này thất bại, McKinnell nhận được khoản lương hưu lên tới 161,6 triệu USD khi rời ghế, chưa kể chế độ khác.

Lou Gerstner, công ty IBM


Giá trị gói bồi thường: 189.005.929 USD
Nhiệm kỳ: 9 năm

Hợp đồng CEO của Lou Gerstner với hãng máy tính khổng lồ IBM quy định, sau khi thôi việc, cựu CEO này tiếp tục được sử dụng máy bay, xe hơi, an ninh tại gia và hỗ trợ tài chính của hãng trong 20 năm. Ngoài ra, Gerstner còn được nhận số cổ phiếu trị giá 155 triệu USD.

Fred Hassan, công ty Schering-Plough/Merck & Co.


Giá trị gói bồi thường: 189.352.324 USD
Nhiệm kỳ: 6 năm

Gói bồi thường béo bở trên được trao cho Hassan chỉ sau một nhiệm kỳ CEO 6 năm tại hãng dược Schering-Plough. Hassan rời ghế CEO sau khi công ty được Merck & Co. mua lại với giá 41 tỷ USD. Trong gói bồi thường của Hassan, 98 triệu USD là tiền lương hưu.

John Kanas, công ty North Fork Bank


Giá trị gói bồi thường: 214.300.000 USD
Nhiệm kỳ: 29 năm

Kanas trở thành cựu CEO của ngân hàng North Fork có trụ sở ở Long Island sau khi nhà băng này bị thâu tóm bởi Capital One với mức giá 14,6 tỷ USD vào năm 2006. Trong gói bồi thường thôi việc của Kanas, chỉ có 1 triệu USD là tiền lương hưu, còn lại là cổ phiếu và các “bổng lộc” khác.

Bob Nardelli, công ty Home Depot


Giá trị gói bồi thường: 223.290.123 USD
Nhiệm kỳ: 6 năm

Mức thù lao hàng năm, lên tới 131 triệu USD vào năm 2006, mà hãng bán lẻ đồ gia dụng Home Depot dành cho CEO Bob Nardelli đã khiến các cổ đông bất bình. Đây là một trong những lý do khiến Nardelli mất chức, nhưng với gói bồi thường nhận được, cựu CEO này hẳn không có lý do để buồn.

Ed Whitacre, công ty AT&T


Giá trị gói bồi thường: 230.048.463 USD
Nhiệm kỳ: 17 năm

Trong gói bồi thường mà hãng viễn thông AT&T dành cho CEO về hưu Ed Whitacre, 160 triệu USD là tiền lương hưu. Các chế độ khác mà Whitacre được hưởng bao gồm an ninh tại gia, sử dụng máy bay của công ty, thẻ câu lạc bộ, và một khoản “phụ cấp ôtô” trị giá 24.000 USD/năm.

Bill McGuire, công ty UnitedHealth Group Inc.


Giá trị gói bồi thường: 285.996.009 USD
Nhiệm kỳ: 15 năm

Sau một số sai sót liên quan tới cổ phiếu, CEO Bill McGuire của hãng dịch vụ y tế UnitedHealth Group bị công ty sa thải vào năm 2006. McGuire bị buộc phải từ bỏ khoản thù lao trị giá 620 triệu USD và phải nộp phạt 7 triệu USD lên Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC). Tuy nhiên, cựu CEO này vẫn được an ủi khi nhận được 180 triệu USD giá trị cổ phiếu và khoảng 103 triệu USD tiền lương hưu trong gói bồi thường thôi việc, bên cạnh vô số chế độ khác.

Lee Raymond, công ty Exxon Mobil


Giá trị gói bồi thường:  320.599.861 USD
Nhiệm kỳ: 12 năm

Cựu CEO Raymond của hãng dầu lửa khổng lồ Exxon Mobil xem ra xứng đáng với gói bồi thường thôi việc hậu hĩnh nhận được. Sau 12 năm dưới sự lãnh đạo của Raymond, Exxon đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới, đồng thời lợi nhuận tăng từ 5 tỷ USD lên trên 25 tỷ USD.

Jack Welch, công ty General Electric


Giá trị gói bồi thường:  417.361.902 USD
Source: 20 năm

Ngoài gói bồi thường thôi việc khổng lồ, vụ nghỉ hưu của Welch ở hãng công nghiệp General Electric còn khiến công ty này phải tăng cường công khai các chế độ đãi ngộ áp dụng cho lãnh đạo. Nguyên nhân nằm ở chỗ, Welch bị phanh phui là đã cố tình che dấu việc ông sử dụng thái quá máy bay của công ty, được dành riêng một căn hộ ở New York… trong thời gian đương chức. Tuy nhiên, từ nay đến cuối đời, cựu CEO 76 tuổi này vẫn nhận được 9 triệu USD/năm, ngoài hàng loạt các chế độ hấp dẫn khác trong gói bồi thường hơn 417 triệu USD.

(Theo Vneconomy)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • 10 CEO thu nhập cao nhất ở New York
  • Từ lơ xe thành đại gia bất động sản
  • Lương năm của tân CEO Apple gấp 900.000 lần Steve Jobs
  • Chân dung những tỷ phú đi lên từ tay trắng
  • Bí mật người bạn vong niên của ông chủ Facebook
  • Trò chuyện với vị giám đốc ‘Sống là không chờ đợi’
  • Năm nay, CEO nào sẽ có sức hút lớn nhất?
  • Chọn người biết giá trị để bảo vệ văn hoá công ty
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com