Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ phú Soros: 'Đức có thể phá hủy eurozone'

Tỷ phú lừng danh George Soros đưa ra cảnh báo chính sách kinh tế Đức sẽ nhấn chìm các nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và làm tăng rủi ro sụp đổ đồng euro.

Soros cho rằng chính quyền Berlin cần phải chuyển đổi chính sách kinh tế từ những biện pháp hà khắc sang chương trình thúc đẩy tăng trưởng. Ông chỉ trích biện pháp giảm thâm hụt mạnh tay của châu Âu, đặc biệt là Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ gây ra hiểm họa giảm phát và đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái lần 2.

Trong tháng qua, Thủ tướng Đức Angella Merkel đã công bố kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách khổng lồ 80 tỷ euro (66 tỷ bảng Anh). AFP dẫn nhận xét của Soros rằng: "Thật không may là Đức không nhận ra họ đang làm điều gì".

The Guardian dẫn quan điểm của Soros trong bài diễn văn tại trường Đại học Humboldt tại Berlin rằng chính sách của Đức đang trở thành mối đe dọa cho châu Âu, nó có thể phá hủy dự án châu Âu. "Ngay lúc này, Đức đang kéo các nước láng giềng vào giảm phát, kéo dài giai đoạn tăng trưởng trì trệ. Không chỉ thế, những chính sách đó còn có thể dẫn tới chủ nghĩa dân tộc, bất ổn xã hội và bài ngoại. Dân chủ tự nó có thể tạo ra rủi ro", ông nói thêm.

Theo ông , với quan điểm bảo thủ về chính sách chu kỳ, Đức đang gây nguy hiểm cho Liên minh châu Âu. "Tôi thừa nhận đây là lời buộc tội khá nặng nề, nhưng tôi cho rằng nó phù hợp trong lúc này. Về cơ bản, thái độ của Đức đối với Liên minh châu Âu là sai", ông nói.

Không chỉ riêng Nam Âu, Anh cũng đang chới với với tình hình thâm hụt ngân sách quốc gia. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa Anh với các nước Nam Âu là Anh có thể tự xoay sở để thoát thâm hụt bằng cách điều chỉnh chính sách tiền tệ yếu và giảm những rủi ro từ chính sách thắt chặt tài chính.

Văn phòng Quản lý Nợ (DMO) của Anh đang lên kế hoạch tăng vốn khoảng 4 tỷ bảng nhờ vào nguồn tài trợ từ các ngân hàng lớn như Barclays, Nomura, Morgan Stanley and Royal Bank of Canada. Tuy nhiên nhu cầu tăng vốn thực tế thì lớn hơn rất nhiều, DMO sẽ cần có 165 tỷ bảng Anh trong năm nay để chi trả cho “quả bóng” thâm hụt ngày càng phình lớn và thêm 170 tỷ bảng Anh trong năm sau. Đến giai đoạn năm 2014-2015 thì mức huy động sẽ giảm còn 87 tỷ bảng Anh, khi nền kinh tế phục hồi mạnh sau suy thoái.

Hai hãng đánh giá định mức tín nhiệm Moody's và Fitch đều cho rằng việc Anh cắt giảm thâm hụt ngân sách là thượng sách để cứu nước này không bị rớt hạng tín nhiệm từ mức Aaa. Mặt khác, Moody's cho rằng việc giảm thâm hụt ngân sách có thể tác động tiêu cực lên cầu nội địa, ngay cả khi tăng xuất khẩu ròng và giảm tiết kiệm.

(Theo Ngọc Ngân // Vnexpress)

  • Núi tiền khổng lồ của chúa đảo Tuần Châu
  • Nhà họ Lee mất dần quyền kiểm soát Samsung
  • Anh em Bầu Thụy hết nổ và chán nổi
  • Suy nghĩ về tiền theo tư duy của triệu phú
  • CEO cao giá chưa chắc làm việc hiệu quả
  • Tỷ phú Sheldon Adelson: Muốn đầu tư vào Việt Nam
  • Tỷ phú Mỹ hiến nửa tài sản để làm từ thiện
  • Bạn là nhà đầu tư hay doanh nhân?
  • Michael Jackson trở thành một biểu tượng thương hiệu như thế nào?
  • Tỉ phú Warren Buffett: Không nên quá tin các hãng xếp hạng tín dụng
  • Vũ công bên mồ kẻ khác
  • Chuyện hậu trường đầu tư tài chính với Jeff Bussgang
  • Các tỷ phú Indonesia phất lên như diều gặp gió
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com