Warren Buffet, người giàu thứ 3 thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, được mệnh danh "Nhà hiền triết của Omaha" bởi sự nhạy bén trong đầu tư của mình.
Tỷ phú Warren Buffett
Công thức đầu tư của Warren Buffett chỉ nằm trong vỏn vẹn 4 từ "mua hàng, bán nhãn", trang Business Insider mới đây cho biết.
Theo Business Insider, trong bức thư thường niên gửi tới các cổ đông hôm 25/2 vừa qua, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã tiết lộ công thức đầu tư của ông. Công thức này ngắn gọn và dễ nhớ đối với bất kỳ ai.
Công thức này là "mua hàng, bán nhãn". Trong đó, "mua hàng" là mua các loại hàng hóa như cổ phiếu, trái phiếu; còn "bán nhãn" là bán các thương hiệu. Đây là cụm từ được trích trong một câu văn từ bức thư trên của tỷ phú Buffett.
"Mua hàng hóa, bán thương hiệu từ lâu đã là một công thức để giành được thành công trong kinh doanh. Nó đã mang lại lợi nhuận to lớn và bền vững cho Coca Cola kể từ năm 1886 và Wrigley kể từ năm 1891", bức thư có đoạn viết.
Blog kinh tế Bussiness Insider bình luận, công thức này thật là đơn giản, mua hàng hóa giá rẻ, tạo dựng thương hiệu cho nó, rồi bán đống cổ phiếu đó đi là thu được số tiền gấp trăm, gấp ngàn lần so với tiền vốn bỏ ra ban đầu.
Ngoài công thức đơn giản trên, mời bạn đọc tham khảo thêm một số phát ngôn nổi tiếng khác của tỷ phú Warren Buffett:
- Chúng ta nên sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi.
- Thương hiệu của bạn cần phải mang tới một điều gì đó đặc biệt, nếu không nó sẽ không hoạt động.
- Cần 20 năm để xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút để phá hủy nó. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ làm mọi việc một cách khác biệt.
- Nếu một doanh nghiệp hoạt động tốt thì cổ phiếu sẽ tăng.
- Hai quy tắc: Một là không bao giờ để mất tiền. Hai là không bao giờ quên quy tắc 1.
- Mua một công ty tuyệt vời ở mức giá bình thường sẽ tốt hơn là mua một công ty bình thường ở mức giá tuyệt vời.
- Tôi không thích nhảy qua bức rào cao 2 mét. Tôi chỉ tìm bức rào 30 cm để có thể bước qua.
- Không bao giờ đầu tư vào một công ty mà bạn không hiểu.
- Tất cả những gì chúng ta muốn là đầu tư vào những công ty chúng ta hiểu biết, do những người chúng ta yêu quý điều hành và có mức giá hấp dẫn.
Theo Vneconomy ---------------------
5 thất bại nhớ đời của Warren Buffett
Tỷ phú Warren Buffett được mệnh danh là “nhà tiên tri của Omaha”, đồng thời trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới, nhờ nhận ra được những khoản đầu tư hời mà người khác bỏ qua. Suốt nhiều năm qua, việc Buffett chọn cổ phiếu nào, thì đó được xem như một “sự phê chuẩn” đáng tin cậy.
Nét tư lự của người ít nếm trải thất bại
Tuy nhiên, trên thực tế, đã có vài lần nhà đầu tư huyền thoại này mắc sai lầm. Trong lá thư thường niên gửi cổ đông tập đoàn Berkshire Hathaway được công bố vào ngày 25/2 vừa rồi, Buffett đã thẳng thắn thừa nhận một số sai lầm mà ông đã mắc phải trong hoạt động đầu tư những năm qua, chẳng hạn sai lầm trong dự đoán về thị trường nhà đất.
Theo tin từ AP, hai mảng kinh doanh và đầu tư kém nhất của Berkshire Hathaway - tập đoàn do Buffett sáng lập và đang giữ chức Giám đốc điều hành (CEO) kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị - là địa ốc và bảo hiểm. Các công ty có liên quan tới nhà đất trong tập đoàn này như Acme Brick, Clayton Homes và Shaw Carpet chỉ đạt tổng lợi nhuận trước thuế 513 triệu USD trong năm 2011, giảm mạnh từ mức 1,8 tỷ USD trong năm 2006. Các công ty bảo hiểm của Berkshire thua lỗ tới 1,7 tỷ USD trong năm 2011, một phần do ảnh hưởng từ thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản.
Bù lại, các công ty khác của tập đoàn này như đường sắt Burlington Northern Santa Fe, năng lượng MidAmerican Energy, công nghiệp Marmon Group, hóa chất Lubrizol, công cụ kim loại Iscar… đều đạt mức lợi nhuận kỷ lục.
Nhờ đó, cả tập đoàn của Buffett đạt lợi nhuận ròng 10,3 tỷ USD trong năm 2011. Mặc dù vậy, mức lợi nhuận này đã giảm trên 20% so với mức 13 tỷ USD trong năm 2010.
Với khối tài sản 44 tỷ USD mà Buffett đang sở hữu, thì những sai lầm mà ông đã mắc phải cũng chẳng đáng kể gì. Tuy nhiên, những thất bại được Buffett thừa nhận cho thấy, đã là con người, thì ai cũng có lúc mắc sai lầm.
1. Buffett dự báo không chuẩn về thị trường nhà đất
Trong lá thư gửi cổ đông vào năm ngoái, Buffett cho rằng, thị trường nhà đất Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2011 này và sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong lá thư năm nay, ông thẳng thắn thừa nhận đã mắc phải “sai lầm chết người” trong dự báo này, nhưng vẫn cho rằng, về cơ bản, nước Mỹ vẫn sẽ cần thêm nhiều nhà ở trong tương lai.
“Ở những thời điểm kinh tế bấp bênh, người ta có thể trì hoãn việc kết hôn, nhưng rốt cục, họ vẫn phải lấy vợ lấy chồng theo tiếng gọi của tự nhiên. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, việc chọn sống chung với cha mẹ có thể là phản ứng ban đầu của nhiều cặp vợ chồng, nhưng lựa chọn như vậy sẽ nhanh chóng trở nên kém hấp dẫn”, Buffett lý giải về sự gia tăng của nhu cầu nhà ở sắp tới.
2. “Cú tự đánh hỏng” trong lĩnh vực năng lượng
Buffett đã chi khoảng 2 tỷ USD để mua trái phiếu của hãng cung cấp khí đốt Energy Future Holdings ở Texas. Tuy nhiên, trị giá của số trái phiếu này đến nay chỉ còn 878 triệu USD. Thậm chí, trong thư gửi cổ đông, Buffett còn thừa nhận phần giá trị còn lại này cũng có thể bị đánh tụt về 0.
Theo Buffett, ông đã đánh giá sai lầm về triển vọng của Energy Future Holding. Ông cũng cho rằng, giá khí đốt tự nhiên còn có thể bị ghìm ở mức thấp trong thời gian tới. “Hóa ra, tôi đã tính đếm sai lầm về khả năng thắng thua khi mua số trái phiếu này. Theo ngôn ngữ của bộ môn tennis, thì ông Chủ tịch của các bạn đã phạm phải lỗi tự đánh hỏng (unforced error) lớn”, Buffett viết.
3. Không phải quyết định thâu tóm nào cũng mang lại kết quả như mong muốn
Một số công ty mà Berkshire Hathaway mua lại không đóng góp nhiều cho kết quả kinh doanh chung của tập đoàn. Buffett không chỉ rõ đó là những công ty nào, nhưng ông thừa nhận, một số công ty được thâu tóm có kết quả kinh doanh tồi.
Nhà đầu tư huyền thoại lý giải, ông đã đánh giá sai về triển vọng của các công ty này trước khi mua lại, một phần vì đôi khi ông không nghe theo sự cố vấn của Phó chủ tịch Charlie Munger. “Khi thực hiện một vụ thâu tóm, tôi thường cố gắng dự đoán về triển vọng của công ty mục tiêu trong 10-20 năm tới, nhưng đôi khi tầm nhìn của tôi có vấn đề. Charlie có thể nhìn rõ hơn và ông ấy đã nhiều lần phản đối kế hoạch mua lại sai lầm của tôi”, tỷ phú giàu thứ ba thế giới tâm sự.
4. Trượt chân với cổ phiếu dầu lửa
Năm 2008, Buffett tăng gấp 4 lần cổ phần nắm giữ trong hãng dầu lửa ConocoPhillips đúng vào lúc giá dầu khí gần chạm đỉnh. Vụ đầu tư nay đã khiến Berkshire Hathaway thiệt hại vài tỷ USD. Buffett cho biết, ông đã không lường trước được sự sụt giảm chóng mặt của giá năng lượng trong thời gian còn lại của năm 2008.
“Trong năm 2008, tôi đã làm một số việc ngớ ngẩn trong đầu tư. Ít nhất, tôi đã mắc một sai lầm lớn và một số sai lầm nhỏ khác”, Buffett viết.
5. “Thảm họa” mang tên công ty dệt may
Buffett cho rằng, việc ông mua lại Berkshire Hathaway - khi còn là một nhà máy dệt làm ăn bết bát ở New Englands vào thập niên 1960 - có lẽ là quyết định đầu tư tệ hại nhất từ trước tới nay của ông. Buffett đã duy trì hoạt động của nhà máy này suốt 20 năm trước khi đóng cửa. Ông đã không nhận thức được ngay rằng, ngành dệt may thời đó sẽ liên tiếp ở trong cảnh thua lỗ.
“Việc ngớ ngẩn nhất mà tôi có thể đã làm là theo đuổi ‘những cơ hội’ để cải thiện và mở rộng bộ phận dệt may trong suốt nhiều năm. Thế rồi, tôi lại mua thêm một công ty dệt may nữa. Nhưng với sự mách bảo của trực giác, tôi đã nhảy vào lĩnh vực bảo hiểm rồi tới các ngành khác nữa”, Buffett tiết lộ hồi năm 2011.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.
Theo tiết lộ mới đây của tỷ phú Warren Buffett trên kênh truyền hình CNBC, hai năm trước "huyền thoại" Steve Jobs từng tham vấn ý kiến của Buffett về việc xử lý đống tiền mặt của hãng công nghệ Apple, nhưng cuối cùng Jobs lại không làm theo lời khuyên bổ ích này.
Sự giàu có của những đại gia Arab luôn là điều hấp dẫn phần còn lại của thế giới. Nhiều người cho rằng, tài sản của số người giàu này là từ buôn bán dầu lửa, bởi nói tới các quốc gia Arab là nhắc đến những mỏ vàng đen trữ lượng lớn.
Khi tỷ phú Buffett mua cổ phiếu của tập đoàn Berkshire Hathaway, thị trường coi động thái đó như lá phiếu niềm tin đối với thành công tiếp theo của tập đoàn.
Jillian Michaels từng có một tuổi thơ 'dữ dội', bị bạn bè bắt nạt, cha mẹ thì ly dị còn bản thân bị béo phì. Tuy nhiên, cô đã vượt lên tất cả để làm nên một đế chế 200 triệu USD vào năm 2011.
Holly Chen, xuất phát điểm là tay trắng, bà đã trở thành một nhân vật được ngưỡng mộ trên thế giới: đi Cadillac, có máy bay riêng, là khách hàng than thiết của Channel... Holly Chen thậm chí không nhớ được mình đã kiếm được bao nhiêu tiền ở Amway. Câu chuyện về nữ hoàng phân phối Amway không kém phần hấp dẫn.
Sở hữu khối của nả khổng lồ, các đại gia thường có những thói quen khác người. Một vài người có thói quen sưu tập xe cổ, số khác lại thích sở hữu nhiều viên đá quý khổng lồ hoặc du thuyền.
Nhiều người có thể ghen tị với con của các tỷ phú, vì cho rằng những cậu ấm cô chiêu này sẽ hưởng thừa kế một gia sản kếch xù. Tuy nhiên, nhiều người giàu nhất thế giới không có ý định sẽ để lại toàn bộ tài sản khổng lồ cho con cái.
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.