Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IBM và giải pháp công nghệ cứu nguy nền kinh tế

Giám đốc điều hành IBM., Samuel J. Palmisano đang đề xuất kế hoạch phục hồi nền kinh tế trên cơ sở khoa học công nghệ kĩ thuật. Liệu kế hoạch này có khả thi khi mà hầu như mọi kế hoạch phục hồi kinh tế khác không đạt được hiệu quả như mong đợi?

Kế hoạch bất ngờ

Giám đốc điều hành IBM., Samuel J. Palmisano đang đề xuất kế hoạch phục hồi nền kinh tế trên cơ sở khoa học công nghệ kĩ thuật. Kế hoạch này kêu gọi đầu tư đại chúng và tư nhân vào một hệ thống đường dây điện tiêu chuẩn, quản lý giao thông, phân phối lương thực, bảo tồn nguồn nước và y tế.

IBM và kế hoạch giải nguy nền kinh tế thế giới bằng KHCN: Liệu có thành công?

Trong bài phát biểu trước Hội đồng Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations) tại New York, ông Palmisano nói những tiến bộ công nghệ trong thời gian gần đây cho phép điều đó có thể thành hiện thực và yêu cầu về việc này là rất rõ ràng. Ví dụ, 67% năng lượng điện quốc gia bị mất mát bởi việc quản lý đường dây điện và sản xuất điện kém hiệu quả. Những đường cao tốc đông nghẹt xe cộ gây tốn 78 tỷ đô mỗi năm cho hao phí giờ làm việc và khí đốt.

Trục lợi cá nhân?

Bài phát biểu của ông Palmisano tuy không hề đề cập đến IBM, nhưng đề xuất của ông lại có những khía cạnh phục vụ lợi ích riêng. Vai trò nhà thầu chính của IBM ngày càng tăng trong những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng trên thế giới, từ hệ thống quản lý giao thông ở Stockholm đến hệ thống đường dây điện ở Texas.

Chuyên gia kinh tế và chính sách cho rằng những dự án tương tự sẽ là giải pháp tốt cho việc nâng cao sức khoẻ nền kinh tế trong thời gian dài, tạo cơ sở cho sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành.

Ứng dụng tin học nhiều hơn để phát triển những lĩnh vực như vận tải, năng lượng và y tế sẽ là “vô cùng quan trọng để giải quyết một loạt những vấn cấp thiết của xã hội”, theo Robert Atkinson, chủ tịch nhóm nghiên cứu Công nghệ Thông tin và Cơ sở Đổi mới (the Information Technology and Innovation Foundation).

Ông Atkinson cũng nói thêm rằng: “Những nước đi đầu trong lĩnh vực này sẽ tạo dựng được mối quan hệ cộng đồng tốt nhất.”

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Palmisano đã so sánh những thách thức của của nền kinh tế hiện nay với những khó khăn kinh tế nước Mỹ phải đối mặt để thoát ra khỏi suy thoái hoặc khó khăn sau cuộc Thế chiến thứ II. Ông nói vào những năm 30, chương trình Kinh tế mới (The New Deal[1]) đã cung cấp dịch vụ điện cho nhiều nước, không chỉ tới những hộ gia đình ở nông thôn mà còn cho cả những nhà máy, giúp những nhà máy này không còn phải xây dựng nhà máy điện riêng như trước.

Liệu KHCN, có thực sự là cứu cánh cho nền kinh tế - như kế hoạch của IBM?

Theo ông Palmisano, sau Thế chiến thứ II, việc chính phủ xây dựng hệ thống đường cao tốc quốc gia đã mở rộng thị trường cho hàng hoá. Ông nói: “Chúng ta đang ở thời điểm có những khó khăn tương tự về kinh tế. Cách tốt nhất để vượt qua nó không phải là né tránh mà là tăng cường đầu tư và nâng cao tính cạnh tranh.”

Trong bài phát biểu của mình, ông Palmisano chỉ ra những xu hướng công nghệ giúp cho đề xuất của ông khả thi và có thể thực hiện được: Những sản phẩm phụ tùng thiết bị ô tô, các loại thiết bị dụng cụ, kiện hàng đóng gói đến đường ray xe lửa và các loại dây điện ngày càng có nhiều bộ phận là các linh kiện bán dẫn, bộ phận cảm biến và tần sóng radio ID hoặc RFID “kết nối” qua Internet và “trí thông minh” của máy tính nhờ có những phần mềm cao cấp tạo liên lạc giữa nhiều trung tâm dữ liệu siêu máy tính…

Ví dụ trong lĩnh vực năng lượng: Các đường dây, bộ ổn nhiệt và các dụng cụ thiết bị được số hoá có thể cảm biến và kết nối khi đường dây có sự cố, hoặc tự động tắt điều hoà trong giờ cao điểm để tiết kiệm tiền và năng lượng.

Chắc chắn IBM là một trong số nhiều công ty phát triển hệ thống thông minh hơn các loại đường đây, đường xá, phân phối lương thực và bảo vệ nguồn nước. Theo Ted Schadler, một nhà phân tích tại trung tâm nghiên cứu Forrester Research, trong lĩnh vực công nghệ, những công ty như Microsoft, Cisco Systems, Hewlett-Packard, Oracle, SAP, Accenture và nhiều công ty khác đang nghiên cứu kết hợp trí thông minh máy tính với hệ thống cơ sở vật chất. Nhưng không công ty nào có được những chương trình phần mềm, phần cứng, dịch vụ và các nhà khoa học nghiên cứu để giải quyết những thách thức này.

Rosabeth Moss, Giáo sư trường kinh doanh Harvard nói: “Điều khác biệt và đáng lưu ý về phương pháp của IBM là sự sâu rộng và toàn diện của nó. Đặt tất cả các phần vào một nhãn hiệu chung rõ nét có thể khích thích sự thảo luận và đổi mới.”

(Theo Nguyễn Tuyến// Steve Lohr//TuanVN)

  • Bí mật trong logo của các thương hiệu nổi tiếng
  • Bên trong Google
  • Cuộc cách mạng “H&M”
  • 10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới
  • Ông chủ Trung Nguyên tiếp tục chê bai Starbucks
  • 100 năm HBS: Xứng tầm vị thế dẫn đầu
  • ADIDAS - giày của đỉnh cao
  • Montblanc – Bút của yếu nhân
  • Parker - không chỉ là cây viết
  • Những thương hiệu đắt giá nhất thế giới
  • Công thức tuyệt mật của Coca-Cola
  • Citroen: 9 thập kỷ độc chiêu và tiên phong
  • Nghệ thuật phát triển thương hiệu của Starkist
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com