Apple đang làm mưa làm gió làng công nghệ khi rập rình ra mắt những sản phẩm mới, nhưng ít ai biết rằng thành công gần đây của Samsung cũng rất phi thường, và chiến lược của Samsung thì khó mà công ty nào bắt chước được. Samsung báo hiệu một mô hình chủ nghĩa tư bản mới ở châu Á?
Những người sáng lập các chaebol (siêu tập đoàn) của Hàn Quốc là một nhóm đầy tham vọng. Hãy nhìn vào những cái tên họ đặt cho các doanh nghiệp: Daewoo ("Đại vũ trụ"), Hyundai ("Kỷ nguyên hiện đại") và Samsung ("Ba ngôi sao" ngụ ý một doanh nghiệp lớn và vĩnh cửu). Samsung khởi đầu như một doanh nghiệp mỳ nhỏ vào năm 1938. Kể từ đó doanh nghiệp đã phát triển thành một mạng lưới 83 công ty chiếm tới 13% xuất khẩu của Hàn Quốc. Công ty chủ lực của Samsung là Samsung Electronics, bắt đầu với việc chế tạo máy thu bán dẫn nhưng hiện giờ đã trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng. Samsung sản xuất ra nhiều ti vi nhiều hơn bất kỳ một công ty nào khác và có thể sẽ nhanh chóng thay thế Nokia trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất.
Một thắc mắc nhỏ mà những công ty khác quan tâm muốn biết là bí quyết thành công của Samsung. Trung Quốc gửi sứ giả tới tìm hiểu xem điều gì đã giúp cho công ty này thành công cũng như cách nước này gửi các quan chức chính phủ tới học hỏi chính phủ hiệu quả từ Singapore. Với một số người, Samsung báo hiệu một mô hình chủ nghĩa tư bản mới của châu Á. Samsung phớt lờ sự khôn ngoan thông thường của phương Tây, và phát triển thành hàng chục các ngành công nghiệp không liên quan tới nhau từ các vi mạch đến bảo hiểm. Samsung hoạt động theo chế độ gia đình trị và phân cấp, đánh giá thị trường cao hơn lợi nhuận và có cơ cấu sở hữu không rõ ràng và khó hiểu.
Tuy nhiên, Samsung vẫn sáng tạo một cách phi thường, ít nhất là trên khía cạnh đưa ra những cải thiện không ngừng tới ý tưởng của những người khác: chỉ có IBM kiếm được nhiều bằng sáng chế tại Mỹ hơn nó. Vượt qua các công ty Nhật Bản mà nó từng bắt chước, ví dụ như Sony, nó nhanh chóng trở thành phiên bản General Electric, một tập đoàn mỹ được yêu chuộng bởi kinh nghiệm quản lý, của châu Á mới nổi.
Samsung báo hiệu một mô hình chủ nghĩa tư bản mới của châu Á. (Ảnh: Economist) |
Tương lai là GE hay tương lai là Daewoo?
Có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ về Samsung. Đó là kiên nhẫn: các nhà quản lý của Samsung quan tâm nhiều đến tăng trưởng dài hạn hơn là lợi nhuận trước mắt. Công ty này rất giỏi trong việc thúc đẩy động lực cho nhân viên. Tập đoàn tư duy rất chiến lược: nó điểm danh các thị trường chuẩn bị cất cánh và đặt cược lớn vào các thị trường này.
Sự đánh cược Samsung đặt vào chip DRAM, màn hình tinh thể lỏng và điện thoại di động đã được đáp trả một cách hào phóng. Trong thập kỷ tiếp theo, tập đoàn dự định đánh cược lần nữa với khoản đầu tư khổng lồ 20 tỷ USD vào 5 lĩnh vực tương đối mới với tập đoàn: các tấm năng lượng mặt trời, đèn LED tiết kiệm năng lượng, thiết bị y tế, thuốc công nghệ sinh học và pin cho ô tô điện.
Mặc dù những ngành công nghiệp này dường như khá khác nhau thì Samsung cược rằng chúng có hai điều quan trọng chung. Chúng chuẩn bị phát triển nhanh chóng nhờ những quy định mới về môi trường (năng lượng mặt trời, đèn LED và ô tô điện) hoặc bùng nổ nhu cầu tại các thị trường mới nổi (thuốc và thiết bị y tế). Và chúng hưởng lợi từ nguồn vốn dồi dào cho phép sản xuất quy mô lớn và do vậy hạ giá thành sản phẩm. Tới năm 2020, tập đoàn Samsung mạnh dạn dự đoán doanh thu 50 tỷ USD trong những lĩnh vực mới nóng bỏng này và rằng Samsung Electronics sẽ có tổng doanh thu toàn cầu lên tới 400 tỷ USD.
Rất dễ thấy tại sao Trung Quốc có thể thích mô hình chaebol. Những người khổng lồ của ngành công nghiệp Hàn Quốc ban đầu thành đạt một phần nhờ vào sự gắn bó chặt chẽ của họ với chính phủ độc tài (mặc dù Samsung không được tất cả các vị tướng yêu thích). Các ngân hàng chịu áp lực buộc phải bơm tín dụng rẻ vào cho các chaebol vốn được khuyến khích tham gia hàng chục lĩnh vực kinh doanh mới - thường là những ngành dành cho nam giới ví dụ như đóng tàu và công nghiệp nặng. Người dân Hàn Quốc bình thường được khuyến khích tiết kiệm chứ không phải tiêu dùng. Hàn Quốc phát triển thành một nước mạnh về xuất khẩu. Điều này nghe có quen thuộc?
Tại Trung Quốc cũng vậy, nhà nước vạch ra các kế hoạch dài hạn, bơm tiền vào các ngành công nghiệp mà nó cho là chiến lược và làm việc chặt chẽ với các quán quân của quốc gia như Huawei và Haier. Một số nhà hoạch định của Bắc Kinh có thể thích nghĩ rằng sự can thiệp của nhà nước là con đường dẫn tới những đổi mới đánh bại thế giới. Không nghi ngờ gì nữa, Samsung đã nuôi dưỡng ao tưởng này.
Nhận thức muộn màng và xu hướng người tồn tại
Sự ảo tưởng này ở ba cấp độ. Phổ biến nhất, sự thịnh vượng của Hàn Quốc nhờ vào nền kinh tế chỉ huy ít hơn so với những người chỉ huy của Trung Quốc nghĩ và không ngờ gì vào chủ nghĩa độc tài - Hàn Quốc hiện là một nước dân chủ và hạnh phúc hơn nhiều vì điều đó.
Thứ hai, hệ thống chaebol mang lại ít lợi ích cho Hàn Quốc hơn so với thành công của Samsung có thể ám chỉ. Một số loại tín dụng rẻ do nhà nước chỉ đạo đã hỗ trợ cho các chaebol sản xuất ra các công ty hoành tráng ví dụ như Samsung Electronics và Huyndai Motors. Nhưng nó cũng mang lại một số thất bại tốn kém. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 1997-98, một nửa trong số 30 chaebol hàng đầu đã phá sản bởi vì họ đã mở rộng thiếu thận trọng. Daewo đã không còn là Đại vũ trũ nữa.
Những người biện hộ của những chaebol cho rằng cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy cải cách, kiềm chế xu hướng vay mượn và mở rộng quá mức của các chaebol. Họ không lạm dụng tín dụng nhiều như trước đây - Samsung Electrics hiện đang tạo ra hàng đống tiền mặt để cấp tài chính cho các kế hoạch mở rộng của mình. Nhưng nhìn chung, những người khổng lồ vẫn nổi trội hơn hẳn các công ty kinh doanh nhỏ: một chủ cũ của Samsung Electronics đã cảnh báo rằng Hàn Quốc có quá nhiều trứng trong quá ít giỏ. Và bất chấp một thập kỷ cải cách chính trị, mối quan hệ chặt chẽ các chaebol và nhà nước vẫn còn quá nồng ấm. Tổng thống Lee Myung-bak (chủ cũ của một công ty của Hyundai) đã ân xá cho hàng chục ông chủ chaebol bị kết án tội phạm doanh nghiệp.
Về phần Samsung, đây là một công ty đáng ngưỡng mộ với đầy những thành công cá nhân mà các nhà quản lý (và không chỉ những người ở châu Á) nên học hỏi. Nhưng chắc chắn không phải lúc nào công ty cũng làm mọi điều đúng đắn - ai hiện đang lái chiếc xe của Samsung? Và thành công chung của nó không dễ gì để nhân rộng.
Samsung kiên nhẫn và táo bạo bởi vì gia đình người sáng lập cuối của tập đoàn, Lee Byung-chull, muốn vậy. Sự kiểm soát của gia đình được đảm bảo bởi một mạng lưới nắm giữ cổ phần chéo phức tạp. Điều này vẫn sẽ tốt đẹp chừng nào ông chủ là người tài giỏi như Lee và con trai ông, Lee Kun-hee, chủ tịch hiện tại. Nhưng nếu cháu trai ông, người đang chuẩn bị đảm nhận công việc hàng đầu, không thành công trong việc tiếp quản, các cổ đông của công ty sẽ khó "truất ngôi" anh ta hơn so với những cổ đông của GE, Sony và Nokia.
Trong chừng mực đó, với tất cả các công nghệ hiện đại, câu chuyện của Samsung là một câu chuyện cũ được viết mới - công ty gia đình trị điều hành tốt với một văn hóa mạnh mẽ và tập trung vào dài hạn đã tận dụng tốt sự nuông chiều của nhà nước. Chúc mừng Samsung vì những điều đó và mô hình mới của châu Á có một số điều để áp dụng. Chỉ có điều đừng kỳ vọng rằng nó sẽ tiếp tục tốc độ hiện tại mãi mãi.
---------------------------------------------------
Tác giả: Tuyến Nguyễn (Theo Economist) // Nguồn: VEF
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com