CEO là cấp độ điều hành cao nhất của một tập đoàn, một Cty hay một tổ chức. Họ là nhân tố định hướng tăng trưởng, gia tăng hiệu quả hoạt động và cải thiện lợi nhuận, trong khi vẫn thu hút và đào tạo các tài năng mới để đảm bảo Cty luôn tiến về phía trước.
Tình huống thứ nhất Chìa khóa thành công đưa ra trong chủ đề “Quyết định kinh doanh” là tình huống dành cho Giám đốc điều hành của một Cty sản xuất hàng điện tử. Một tập đoàn nước ngoài đặt vấn đề mua lại thương hiệu mạnh nhất trong 3 thương hiệu sản phẩm hiện có của Cty ông ta. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh thu của Cty lại giảm sút, việc bán thương hiệu này sẽ mang lại cho Cty một khoản vốn lớn để trang trải chi phí và phục hồi kinh doanh. Các thành viên Ban điều hành đều đồng ý với việc bán thương hiệu. Tuy nhiên, ông ta nhận thấy không nên bán thương hiệu vì đó chính là tài sản có giá trị của Cty, có khả năng là nhân tố chính giúp vực dậy Cty. Ông ta sẽ đề xuất như thế nào với HĐQT?
Theo người chơi Lý Phương Lâm – Chuyên viên tư vấn pháp lý đến từ TP HCM: Có hai vấn đề cần cân nhắc ở tầm vĩ mô dài hạn và vi mô ngắn hạn. Trước hết cần xem lại khó khăn về tài chính xuất phát từ đâu. Thứ hai, việc bán nhãn hiệu này có giải quyết được vấn đề gì không. Quan điểm của Phương Lâm là sẽ giữ lại thương hiệu bởi vì đây là thương hiệu mạnh, cần phải dùng thương hiệu mạnh để vực lại hai thương hiệu yếu của Cty.
Ông Huỳnh Bửu Sơn - Chuyên viên kinh tế cao cấp chất vấn: Bạn giữ lại thương hiệu này vì lý do tài chính hay vì lý do nào khác ? Phương Lâm cho biết: “Tôi giữ lại thương hiệu này vì đây là thương hiệu “bán được” và mang lại nguồn thu chính của Cty. Mặt khác, thương hiệu này cũng góp phần mang lại sự nổi tiếng cho Cty tôi”.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng Giám đốc tập đoàn Berjaya VN đặt câu hỏi: “Khi người ta phải quyết định bán một thương hiệu cao nhất thì có nghĩa là khả năng vay vốn ngân hàng không còn. Việc huy động vốn từ phía cổ đông không phải là phương án ngay lập tức, trong khi Cty lại đang rất cần một khoản tiền để giải quyết những vấn đề cần thiết trước mắt. Là CEO, bạn quyết định như thế nào ?”.
Phương Lâm cho biết, trước hết nên xem xét lại hai nhãn hiệu yếu xem khả năng mình có thể bán được nhãn hiệu đó hay không. Theo Phương Lâm, tuy là nhãn hiệu yếu nhưng xét ở một góc độ nào đó, sản phẩm này cũng đã được định vị trong thị trường rồi nên Lâm sẽ xem xét để có thể bán một nhãn hiệu.
Nhận xét về phần trả lời của Phương Lâm, ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cty cổ phần sách Alpha cho biết: Đối với trường hợp này, ta phải xem xem có thể tạo dựng được một thương hiệu mới không, việc bán thương hiệu mạnh có ảnh hưởng đến hai thương hiệu yếu mà ta đang có hay không? Cũng có Cty khi bán được thương hiệu mạnh sẽ xây dựng phát triển được các thương hiệu khác. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ là khi đối tác đã mua được một thương hiệu mạnh rồi, họ sẽ xâm chiếm được toàn bộ hệ thống thị trường bán lẻ rồi, họ có thể tự tạo ra thêm những thương hiệu khác để tác động, để cạnh tranh với thương hiệu cũ của bạn...
(Theo B.T // Diễn đàn doanh nghiệp)
Bài thuộc chuyên đề: Giám đốc điều hành - CEO ( tổng hợp )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com