Đây là chủ đề buổi tọa đàm với mục đích phân tích, đánh giá về văn hóa doanh nghiệp từ góc nhìn kinh tế và quản lý, đồng thời đánh giá vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhằm hưởng ứng năm “Ngoại giao văn hóa” do Thủ tướng Chính phủ phát động và nhân kỷ niệm Ngày Thế giới phát triển văn hóa (21-5) do Hiệp hội UNESCO Việt Nam phối hợp với Trung tâm UNESCO văn hóa doanh nghiệp và Công ty Thanh niên Việt Nam tổ chức ngày 21-5, tại Hà Nội.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó, nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay hình thái kinh tế xã hội nào. Ngày nay, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của mọi nhân viên.
Chính vì vậy, các quan điểm về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại hội thảo mang tính chất gợi mở để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra đặc trưng văn hóa kinh doanh riêng. Từ đó hình thành và nâng cao vị thế cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Đồng thời, để tăng cường các hoạt động giao lưu, xúc tiến phát triển văn hóa như một con đường tạo ra sự hiểu biểu thúc đẩy văn hóa trong nghiệp - tiền đề của việc xây dựng môi trường kinh doanh công bằng và bền vững, ban tổ chức cũng sẽ trao biển chứng nhận “Doanh nghiệp Văn hóa - UNESCO Việt Nam” cho 75 doanh nghiệp điển hình đã có những đóng góp tích cực trên lĩnh vực xây dựng văn hóa trong kinh doanh và vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Chứng nhận Doanh nghiệp Văn hóa -UNESCO Việt Nam có ý nghĩa đánh giá những công lao đóng góp trong việc phát triển về con người, kinh tế, môi trường và sự tiến bộ xã hội; về năng lực hoạt động vượt trội của tổ chức - doanh nghiệp về khả năng phát triển bền vững.
Danh hiệu này cũng là căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc đánh giá năng lực hoạt động của một tổ chức - doanh nghiệp trong sự phát triển và sự tiến bộ về kinh tế, con người trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, thực hành tốt trách nhiệm xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Một bài học kinh doanh hoàn toàn có thể rút ra từ một lĩnh vực khác biệt với nó. Tại sao không? Với sự liên tưởng thông minh và độc đáo,Micheal Watkins có một cuộc phiêu lưu thú vị từ hệ miễn dịch của cơ thể người đến những giải pháp cho các tổ chức.
Vào những năm 1920, một nhóm các nhà phân tích của Lực lượng hàng không Mỹ đóng quân bên ngoài Daylon, Ohio, đang theo đuổi một xu hướng đầy hấp dẫn. Wright-Patterson AFB, nơi họ làm việc, là một trung tâm sản xuất một lượng lớn những mô hình máy bay kiểu Thế chiến thứ nhất – bao gồm cả chiếc Curtiss “Jenny” 90 mã lực mà một thế hệ của những kẻ liều lĩnh lang thang đã làm cho nó trở nên nổi tiếng sau Thế chiến.
Bạn có thấy khó chịu khi làm việc với một đồng nghiệp nào đó hay không? Mâu thuẫn của hai người là gì? Hãy xem và so sánh với những điểm mà Gill Corkindale, một chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực Thay đổi Con người đưa ra trong bài viết này.
Home Depot có kỷ lục 20 năm phát triển kỳ diệu khi đạt doanh số bán hàng 50 tỷ USD, bắt đầu từ con số không. Thế nhưng, để duy trì và nâng cao con số đó, Bob Nardelli-Giám đốc điều hành mới lại cho rằng HomeDepot cần thay đổi văn hóa của nó để thích nghi với môi trường ngày càng cạnh tranh. Tại sao?
Ngày nay, văn hoá doanh nghiệp đang được coi là một loại tài sản vô hình. Loại tài sản này có thể đưa doanh nghiệp ngày càng làm ăn phát đạt, nhưng nếu chúng ta không biết phát huy thì nó sẽ đưa doanh nghiệp nhanh chóng đến chỗ phá sản. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Có hay không văn hoá doanh nghiệp ở các nước tiên tiến trên thế giới? Vận dụng nó ra sao trong mỗi doanh nghiệp của Việt Nam thời hội nhập? Làm gì để phát huy loại tài sản quý giá này?... là những vấn đề mà tác giả muốn chia sẻ trong bài viết.
Kinh doanh kinh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở mang thêm”. Thứ hai là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi”. Chúng tôi xin hướng sự tìm tòi của mình trong văn hóa kinh doanh với lớp nghĩa thứ hai, tức là kinh doanh hướng tới mục đích lợi nhuận để tái đầu tư và đảm bảo lợi ích của người quản lý, người lao động và làm thỏa mãn tối đa nhu cầu hàng hóa và các dịch vụ xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp xuất hiện bởi sự ngầm định hay được xây dựng nên? Bạn có thể chia các giá trị của doanh nghiệp thành hai phần. Phần thứ nhất là các giá trị tồn tại một cách tự phát. Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên, chúng ta gọi là các ngầm định. Phần thứ hai là các giá trị mà nhà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp.
Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm và thực tiễn quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn hóa quản lý trở nên thực tế, gần gũi và dễ dàng vận dụng hơn đối với những người đi sau.
Tạo dựng nền văn hóa doanh nghiệp dựa trên hiệu quả công việc là một khám phá của Herb Kelleher. Theo ông, tại Southwest Airlines thì từng cá nhân đều được đối xử theo khía cạnh con người chứ không như những người làm thuê. Những gì chúng tôi đang cố gắng truyền đạt là “chúng tôi đánh giá anh cũng như những người khác, không phụ thuộc vào những việc anh đang làm tại đây”.
Khi được hỏi rằng tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là gì, đa số các Giám đốc cấp cao đều có cùng một câu trả lời đó là con người! Thế nhưng, phản hồi từ các nhân viên cấp dưới lại cho thấy dường như các nhà quản lý của doanh nghiệp chưa thật sự thực hiện đúng với phương châm này.
Ngày nay, ở nước ta, mặc dầu đã có Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp bổ sung, sửa đổi năm 2001, Nghị quyết 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương lần thứ V (khóa IX), Luật Doanh nghiệp đã có hiệu lực từ 01/01/2000, khởi nghiệp doanh nghiệp tư nhân vẫn đòi hỏi sự dũng cảm, dấn thân và chịu đựng.
Chúng ta hay đề cập đến “Văn hóa Công ty” (corporate culture), thực ra văn hoá Công ty chỉ là một dạng “Văn hóa tổ chức” (orgnization culture). Vậy, văn hóa tổ chức là gì?
Khi những sản phẩm Coca-Cola in tên tràn ngập mạng xã hội và phong trào chụp ảnh khoe tên không ngừng lan tỏa, chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trong giới làm kinh doanh và tiếp thị.
Sau 97 năm nằm dưới sự sở hữu của gia đình sáng lập, công ty truyền thông Forbes Media cách đây ít hôm tuyên bố đã bán cổ phần đa số cho một nhóm nhà đầu tư quốc tế có trụ sở ở Hồng Kông.
Dường như thời kỳ 'nổi như cồn' và 'nổ như pháo' của anh em Bầu Thụy - Bầu Thủy được mọi người biết đến cả danh tiếng và tai tiếng đã qua. Hai doanh nhân trẻ tuổi đang ẩn sâu và kín tiếng hơn.
Ai cũng được cho cơ hội để có thể trở nên giàu có như nhau. Vấn đề duy nhất ở đây là, suy nghĩ, quan niệm về tiền bạc của mỗi người khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau cho mỗi người.
Việc nhiều tập đoàn vung tiền "khủng" để rước các Giám đốc điều hành (CEO) thuộc hạng "siêu sao" về làm việc có thể là quyết định sai lầm nghiêm trọng dẫn đến sụt giảm hiệu suất kinh doanh của chính họ.