Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Văn hóa kinh doanh: 18. Giữ chân người tài bằng văn hoá - Phần 1

Giữ chân người tài bằng văn hoá

Phần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...


Các công ty, xí nghiệp, các doanh nhân đã phác hoạ chân dung chung về NT trong một DN như sau: Đó là người có chuyên môn nổi bật trong đám đông, có nhu cầu được thừa nhận khả năng (tài) làm việc của mình, là người cần thiết, đáng tin cậy, gắn bó, trung thành với doanh nghiệp... Các DN cũng cùng chia sẻ quan điểm, chủ doanh nghiệp là NT hay có thể chưa... tài lắm, nhưng nhất thiết là người tinh mắt phát hiện, sử dụng NT đúng lúc, đúng chỗ. Một điều khá lý thú: Điểm kết của câu chuyện giữ chân NT là văn hoá. đặc điểm tính cách của người Việt trọng tình, vì vậy, không thể không thiết lập văn hoá công ty (VH CT) trong đó nổi bật lên vấn đề xây dựng văn hoá ứng xử (VH UX).

Theo ông Giản Tư Trung - Phó Chủ nhiệm CLB Doanh nhân SG, các doanh nhân có thể tham khảo kinh nghiệm tuyển nhân sự của các công ty nước ngoài, chẳng hạn, như Microsof: Tuyển người giỏi nhất trong những người dự tuyển chứ không tuyển người cần hay phù hợp với công ty; công ty có văn hoá phù hợp với NT. Các doanh nhân tham dự toạ đàm cho rằng, VH UX trong DN được thực hiện, thể hiện tốt thì dẫn đến văn hoá ra đi của NT trong trường hợp NT nhất quyết dứt áo ra đi cũng sẽ tốt, chủ cũ trở thành đối tác cũ hay bạn làm ăn trong cùng một lĩnh vực; VH CT là để cho nhân viên dưới quyền của mình được lên tiếng, tạo sự đồng thuận trong DN...

Tuy nhiên, ông Trần Tô Tử - chuyên viên kinh tế, Phó Tổng giám đốc Công ty Kinh Đô và bà Ngọc Yến - Giám đốc điều hành Công ty YÁ Ngọc hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật - lại lật ngược vấn đề: Liệu có cần giữ chân NT hay không nếu đó là người tài nhưng có tật (đặc biệt là những NT hoạt động trong lĩnh văn hoá nghệ thuật); Làm thế nào để đuổi NT? Theo ông Tử, trong khi NT đối với các DN VN hiện vẫn hiếm như lá mùa thu trên cành vẫn nên đặt câu hỏi này bởi chứng bệnh ngôi sao - một trong những đặc điểm, cá tính xấu của người Việt. "Trong trường hợp đó, cần đưa lên bàn cân giữa tài năng cá nhân và đội ngũ". Không có một DN nhà nước nào hiện diện tại toạ đàm.

Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất của từng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh.

Những ngày này chúng ta nói nhiều về toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu, và hội nhập như cách sống duy nhất trong tất yếu ấy. Và suy nghĩ về văn hóa trong điều kiện mới đó. Tuy nhiên có điều cần làm rõ: bàn về văn hóa trong hội nhập với toàn cầu hóa, nhưng là toàn cầu hóa nào đây? Bởi đã có đến mấy cuộc toàn cầu hóa. Cuộc thứ nhất, mà dân tộc chúng ta đã bỏ lỡ, cuộc toàn cầu hóa thứ nhất ấy được thúc đẩy bằng sức mạnh cơ bắp, bắt đầu bằng việc Christopho Colombo vượt qua Đại Tây Dương, tìm thấy Châu Mỹ, rồi liên tiếp những người khác đi được vòng quanh thế giới, chừng minh thực tế rằng quả thực trái đất là tròn, và bộc lộ đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của toàn cầu hóa: xóa bỏ sự cô lập, lần ấy đưa các quốc gia, dù bất cứ ở đâu, cúng đều được và buộc phải gặp nhau, đối mặt với nhau, chẳng còn nước nào có thể đóng cửa sống một mình. Các nước phương Đông từ ngàn đời trước tưởng trần gian này chỉ có mỗi thiên triều Trung Hoa với một số chư hầu bốn bên, nay bỗng giáp mặt với cả một thế giới mới đến từ phương Tây, văn minh, hiện đại, hùng mạnh, đang hăng hái đi tìm thị trường. Nhật Bản đã giật mình, nhận ra sớm nhất, rõ nhất, sâu nhất tình thế mới chưa từng có, quyết tự thay đổi đất nước và dân tộc mình, hòa nhập với toàn cầu mới - bằng cách ra sức đi học, học quyết liệt, đến cùng, kết quả đã vượt lên, không chỉ sống sót mà còn trở thành cường quốc. Ta thì khác, tiếp tục nhắm mắt làm một thứ AQ, gật cái thế giới mới đang ập đến kia là một lũ “Tây di", tức toàn bọn man di mọi rợ như thiên triều Trung Hoa vẫn miệt thị gọi các rợ chung quanh, quay lưng lại với toàn cầu hóa, đóng cửa kín bưng, chẳng học ai, chẳng chơi với ai, tự hào tự đắc đàm mình mãi trong cái ao nhà đục ngàu của ta...

Vây đó, bài học: toàn cầu hóa không phải là một lựa chọn, muốn hay không muốn, mà là một thực tế, do lịch sử tạo nên tất yếu, phải nhập vào để tao ra bản lĩnh mới, đối đầu với thử thách mới để tự thay đổi mình và lớn lên, cùng sống và phát triển với thiên hạ, thế thôi, không có lựa chọn gì cả.

Toàn cầu hóa thứ hai, được thúc đẩy bằng sức mạnh cơ giới, không phải đưa các quốc gia nữa, mà là các tập đoàn đa quốc gia đến gặp nhau, đối mặt với nhau, để cùng cạnh tranh, tồn tại, phát triển, hay thua cuộc và biến mất. Cuộc này diễn ra trong lúc ta đang bận bịu một nhiệm vụ quá cấp bách, một món nợ đế lai từ sự là cuộc tai hai hai trăm năm trước: cứu nước, cứu cho được nước đã, rồi mới nói đến chuyên hội nhập hay không, hội nhập thế nào...

Còn bây giờ toàn cầu hóa mà chúng ta đang nói đến, đang đối mặt, càn nhân ra, là toàn cầu hóa thứ ba, được thúc đẩy không phải bằng thứ làm đầu rơi máu chảy là sức mạ nít cơ bắp, không ồn ào ầm ĩ là sức mạnh cơ giới, mà lặng tờ như không, cứ như vô hình vô ảnh, bởi nó diễn ra chủ yếu trên không trung: lnternet. Trong cuốn sách mới của mình. Cuốn Thế giới phẳng Thomas Friedman chỉ ra rất cụ thể ngày bắt đầu chính thức cuộc thứ ba này: ngày 9/8/1995, khi Netscape niêm yết trên thị trường chứng khoán, châm ngòi nổ cho cơn sốt dot com, rồi cáp quang viễn thông toàn cầu, đẩy chi phí truyền dẫn âm thanh, dữ liệu và hình ảnh xuống gần bằng không, đột nhiên khiến cho nhiều người hơn ở khắp thế giới có thề kết nối với nhiều người khác nhau hơn bất kỳ thời kỳ nào từng có trước đây. Tức đặc điểm quan trọng nhất của toàn cầu hóa mà ta đã nói đến trên kia, xóa bỏ moi sự cô lập, lần này đi xa và sâu hơn cả, triệt để hơn cả. Làn thứ nhất xóa sự cô lập của các quốc gia. Lần thứ hai xóa sư cô lập của các tập đoàn đa quốc gia.

( Sưu tầm trên internet )

Bài thuộc chuyên đề: Văn hóa kinh doanh - Văn hóa doanh nghiệp

  • Miễn dịch cho các tổ chức (Phần I)
  • Miễn dịch cho các tổ chức: (Phần II)
  • Chia sẻ kinh nghiệm trong giai đoạn mới
  • Ứng xử với những nền văn hóa khác nhau
  • Home Depot - Một kế hoạch thay đổi văn hóa công ty
  • Văn hóa kinh doanh: 19. Giữ chân người tài bằng văn hoá - Phần 2
  • Văn hóa kinh doanh: 20. Sự truyền bá văn hóa tổ chức
  • Văn hóa kinh doanh: 21. Các lý thuyết mới về văn hóa - Phần 1
  • Văn hóa kinh doanh: 22. Các lý thuyết mới về văn hóa - Phần 2
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com