Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giấc mơ không trọn của gã đồ tể

Sau khi đạt được thỏa thuận dẫn độ Giôn Đem-gian-dúc từ Mỹ, chính quyền Đức đang khẩn trương chuẩn bị cho phiên tòa xét xử nhân vật được xác định là cựu giám thị của Đức quốc xã, từng tiếp tay sát hại 29.000 người Do Thái tại các trại tập trung. Trước đó, cả I-xra-en và Mỹ đã từng đưa Đem-gian-dúc ra tòa, nhưng y vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

 

Nhìn bề ngoài, Giôn Đem-gian-dúc có vẻ hiền lành vô hại nhưng bất kỳ người nào cũng sẽ phải bàng hoàng nếu được chứng kiến bảng "thành tích" của ông ta - "gã đồ tể" của chế độ phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II.


Giôn Đem-gian-dúc hiện nay (phải) và thời làm

giám thị trong các trại tập trung.

 

Theo các tài liệu điều tra, Giôn Đem-gian-dúc (tên thật là I-van Đem-gian-dúc) sinh năm 1920 tại U-crai-na. Y từng chiến đấu trong hàng ngũ quân đội Xô-viết, trước khi bị bắt làm tù binh vào năm 1942. Để cứu lấy mạng sống bản thân, Đem-gian-dúc tình nguyện gia nhập lực lượng SS của Đức quốc xã. Y được trải qua huấn luyện ở một doanh trại lính SS tại Ba Lan và chuyển tới làm việc tại các trại Sobibor, Majdanek, Flossenburg và cuối cùng là trại tập trung hủy diệt Treblinka. Nhiệm vụ chính của cựu giám thị Đức quốc xã này là vận hành các lò hơi ngạt, trực tiếp thực hiện toàn bộ các công đoạn của một quy trình giết người khép kín bao gồm: dùng vũ lực lùa người Do Thái ra khỏi trại tập trung, nhét họ lên những chiếc xe tải chật chội, áp tải những chiếc xe này, bắn hạ những kẻ chạy trốn và cuối cùng là lùa các nạn nhân vào lò hơi ngạt. Một số nhân chứng sống sót kể lại rằng, trong thời gian rảnh rỗi, Đem-gian-dúc thường "giải trí" bằng các màn tra tấn hoặc làm nhục các tù nhân khốn khổ theo những cách vô cùng dã man và bệnh hoạn.

 

Sau chiến tranh, hắn giả làm dân tị nạn tại Tây Đức, thay đổi liên tục việc làm, trong đó có thời gian làm tài xế cho quân đội Mỹ. Năm 1952, Đem-gian-dúc cùng vợ con sang định cư tại Mỹ và đổi tên thành Giôn Đem-gian-dúc, xin được một chân làm thợ cơ khí sửa ô tô và đến năm 1964 được nhập quốc tịch Mỹ. Tại đây, Đem-gian-dúc núp trong vỏ bọc một quý ông hiền lành tốt bụng, chăm lao động và thương vợ, con. Y được người dân sống xung quanh rất kính trọng và nhờ thế đã thoát khỏi những cuộc săn đuổi của tình báo I-xra-en cũng như các tổ chức truy lùng tội phạm chiến tranh, trong suốt mấy chục năm trời. Mọi chuyện có lẽ đã trôi vào quên lãng nếu vào năm 1977 không có một vài cựu tù nhân của trại tập trung Treblinka bất ngờ nhận ra

Đem-gian-dúc - khẳng định hắn chính là một cựu tòng phạm của phát xít. Lập tức, hắn bị chính quyền Mỹ tước quốc tịch. Năm 1986, Đem-gian-dúc bị dẫn độ sang I-xra-en và phải ra tòa. Phiên tòa xử Đem-gian-dúc diễn ra trong suốt 2 năm và y bị kết án tử hình. Nhưng năm 1993, trong thời gian chờ thụ án, Tòa Tối cao đã phán quyết hủy bỏ án tử hình Đem-gian-dúc với lý do không có đủ bằng chứng. Sau đó Đem-gian-dúc quay trở lại Mỹ và được khôi phục quốc tịch. 

 

Nhưng "gã đồ tể" này gần như không có thời gian để tận hưởng cảm giác an bình khi lại phải đón nhận những cáo buộc mới. Chẳng bao lâu sau khi về Mỹ, các kết quả điều tra lại khẳng định, Đem-gian-dúc còn từng làm việc cho 3 trại tập trung khác là Sobibor và Majdanek tại Ba Lan, Flossenburg tại Đức. Sau nhiều phiên tòa xét xử, Đem-gian-dúc lại một lần nữa bị tước quyền công dân Mỹ. Nhưng cho tới năm 2008, phán quyết vẫn không thể tiến hành do luật sư của Đem-gian-dúc, viện lý do thân chủ có thể bị ngược đãi và tra tấn, đã yêu cầu không trục xuất y về I-xra-en hoặc quê nhà U-crai-na trong khi chẳng quốc gia nào muốn chứa chấp y. Đem-gian-dúc đã mơ tới việc ung dung sống ở Mỹ cho tới cuối đời. Tuy nhiên, giấc mơ của Đem-gian-dúc đã tan thành mây khói khi Chính phủ Đức bắt đầu tiến hành các thủ tục để dẫn độ y về xét xử. Việc xét xử Đem-gian-dúc thành công sẽ mở ra cơ hội để buộc nhiều tên tội phạm chiến tranh khác, những kẻ đang hưởng cuộc sống an nhàn nhờ lỗ hổng luật pháp phải đền tội.

 


(Theo Quỳnh Chi (Theo Ria Novosti)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Suy nghĩ từ bản án "vua lừa" Ma-đop
  • Vụ thi hành bản án trị giá hơn 2.250 lượng vàng-Cơ quan thi hành án có làm hết trách nhiệm?
  • Thời của “cảnh sát điện tử”
  • Băng cướp Báo Hồng
  • “Vụ cướp thế kỷ” ở Paris
  • Chân dung những tên báo hồng
  • Hà Nội Sẽ cương quyết thu hồi đất vi phạm
  • Đua nhau cho thuê trái phép
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%