Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cấm lãnh đạo chơi gôn: mỗi người mỗi ý!

Đang có nhiều tranh luận trái chiều xoay quanh việc Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng có công văn cấm những lãnh đạo thuộc bộ quản lý không được chơi gôn - Ảnh minh họa: Bình Nguyên

Sau vụ cách chức trưởng ban quản lý dự án nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tiếp tục gây ấn tượng với việc ban hành quy định cấm lãnh đạo trong ngành từ cấp vụ trở lên không được chơi gôn. Quyết định của vị bộ trưởng này đang tạo ra nhiều ý kiến trái chiều…

Không phải là quy phạm pháp luật?

Quy định cấm chơi gôn thể hiện tại Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”.

Một luật sư giấu tên cho rằng văn bản trên xét về mặt pháp lý cũng chưa hẳn sai. Theo quy định, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành, trong đó bao gồm những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Như vậy, căn cứ vào đặc điểm trên thì quy định cấm chơi gôn tại Công văn 6630/BGTVT-TCCB không phải là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung bởi phạm vi áp dụng rất riêng. Cụ thể là chỉ điều chỉnh đối với một số đối tượng cụ thể gồm các lãnh đạo thuộc diện Bộ Giao thông Vận tải quản lý từ cấp vụ trở lên.

“Có vẻ như đây là một dạng quy chế nội bộ thì đúng hơn. Trong trường hợp này, với tư cách lãnh đạo một đơn vị và để hoàn thành công việc, ông bộ trưởng có thể có quyền ban hành những quy chế tương tự", vị luật sư nói. Thẩm quyền này có thể được áp dụng bởi Điều 10, Luật Cán bộ Công chức với quy định: cán bộ công chức là người đứng đầu có nghĩa vụ “kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức”.

Vị luật sư này cũng nhấn mạnh rằng không nên đánh đồng một người dân bình thường với một công chức nhà nước. “Ví dụ, một người dân bình thường có thể ăn nhậu thoải mái với bất kỳ ai nhưng một thẩm phán chẳng hạn, không thể được đi nhậu với đương sự”. Hơn nữa, các lãnh đạo từ cấp vụ trở lên chắc chắn phải đều đã là đảng viên. “Trong 19 điều cấm của đảng viên, có quy định cấm nhậu nhẹt bê tha, làm mất tư cách đảng viên. Vậy hà cớ gì việc chơi gôn, một trò chơi xa hoa có thể gây nên những nghi kỵ trong dân chúng về tiêu cực, tham nhũng, làm xấu đi hình ảnh của cán bộ công chức cũng như cơ quan nhà nước, lại không được cấm?”.

Xâm phạm quyền riêng tư?

Trong khi đó, một số ý kiến khác lại chưa thật đồng tình với cách làm của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Theo TS Nguyễn Vân Nam, Giám đốc Công ty luật Nam Hùng, chơi gôn ngoài giờ làm việc là quyền tự do riêng tư, bộ trưởng không thể cấm cản quyền đó của mỗi người được. Còn nếu công chức nào chơi gôn trong giờ làm việc thì tức là đã vi phạm quy định về ngày làm việc 8 tiếng của cán bộ công chức, cứ căn cứ vào đó mà xử lý, cần gì phải quy định thêm.

Ngay cả lý do của việc cấm nhằm để khỏi xao lãng công việc như giải thích cũng chưa thật thuyết phục. “Chơi gôn có tác dụng nâng sức khoẻ con người lên nhờ được thư giãn, thoải mái, nhất là sau ngày làm việc căng thẳng. Năng suất làm việc của họ sẽ tốt hơn, chứ không thể nói ảnh hưởng tiêu cực đến công việc được”, ông Nam đặt vấn đề.

Luật sư Trịnh Thanh, Trưởng Văn phòng Luật sư Người Nghèo cũng đồng tình cho rằng Công văn 6630/BGTVT-TCCB chưa ổn về mặt pháp lý. Luật Cán bộ Công chức đã quy định đầy đủ những việc không được phép làm của cán bộ công chức, trong đó không hề có cấm chơi gôn.

Mặt khác, về mặt logic, quy định như vậy là vừa thừa vừa thiếu. Thừa vì đã có quy định xử lý về hành vi vi phạm giờ làm việc. Thiếu là vì còn nhiều hành vi nguy hiểm hơn như nhậu nhẹt bê tha, bia ôm, thác loạn ở vũ trường v.v… “Vậy, nếu đã cấm gôn, tại sao không cấm luôn những hành vi này?”, luật sư Thanh băn khoăn.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • Cấm chơi gôn và trách nhiệm công việc
  • Thế nào là thu nhập khác?
  • Vi phạm an toàn hành lang tuyến ống dẫn khí: Báo động đỏ
  • “Núp” hội chợ, triển lãm, hàng tiêu dùng “lọt cửa” giấy phép
  • Xem lại tiêu chuẩn kế toán trưởng
  • Mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột: DN phải tự chứng minh
  • Nhiều khoản thuế chưa phù hợp với doanh nghiệp
  • Chính sách trọng dụng nhân tài: Lúng túng, chưa làm được
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%