Nếu việc công khai thông tin được luật hóa thì hệ thống thông tin DN sẽ được cập nhật và minh bạch hóa, hạn chế các thông tin cửa sau |
Một trong những nguyên tắc của WTO mà các quốc gia muốn gia nhập là phải công khai minh bạch thông tin.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, việc công bố các chỉ số tín nhiệm của quốc gia, tổ chức hay DN đã trở thành hoạt động thường xuyên. Hiện trên thế giới đã có nhiều tổ chức có uy tín trong việc công bố và xếp hạng tín nhiệm (XHTN) như: Standard & Poor's, Moody's hay Fitch...
Trong nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các quan hệ kinh tế cũng ngày càng phát triển, đi cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng rủi ro. Mặt khác, trong xu thế vận động của nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có nhu cầu đánh giá một cách khách quan về tình hình hoạt động, triển vọng phát triển trong tương lai, vị thế tín dụng để ra các quyết định đầu tư, mua bán và sáp nhập, tài trợ tín dụng, hợp tác hay cung ứng hàng hóa. Vì vậy, xếp hạng tín nhiệm là một yêu cầu không thể thiếu và luôn hiện hữu trong nền kinh tế thị trường và cũng là nội dung quan trọng nhất trong quản lý rủi ro.
Thời gian qua, nhiều tổ chức, DN đã nhận thấy tầm quan trọng của XHTN khi mất nhiều chi phí để có được các thông tin liên quan tới đối tác, không ít DN đã quen với việc công khai tình hình “sức khỏe” của mình. Điều này cho thấy các DN VN đang ngày càng tiếp cận gần hơn với các phương pháp hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các chỉ số đánh giá tín nhiệm cho thấy DN đó có nên hợp tác hay không và hợp tác ở mức độ nào. DN được xếp hạng sẽ biết rõ tình trạng hoạt động kinh doanh thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai, cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Hơn nữa, các chỉ số này cũng góp phần quan trọng để DN dễ dàng hơn trong việc lấy các quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay... của ngân hàng. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán là cung cấp thông tin cần thiết cho người đầu tư về tình trạng của nhà phát hành, công cụ quản lý danh mục đầu tư...
Có được sự đánh giá và xếp hạng đạt tiêu chuẩn có nghĩa là DN có được “tấm hộ chiếu” để quốc tế hoá thương hiệu và cạnh tranh. Trên thực tế đã có một số DN trong ngành bảo hiểm, ngân hàng VN được các tổ chức XHTN hàng đầu trên thế giới như A.M. Best, Fitch Ratings đánh giá. Với các kết quả này, các DN có thể “tự tin” khẳng định thương hiệu của mình cùng với các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới.
Tại các nước trên thế giới, các tổ chức XHTN có uy tín có thể xếp hạng tới tầm các quốc gia như xếp hạng mức độ thu hút đầu tư, rủi ro về nợ công tại Hy Lạp, Tây Ban Nha.. mà luôn được chấp nhận và đánh giá cao. Sở dĩ có được như vậy vì lĩnh vực đánh giá tín nhiệm trên thế giới có hệ thống pháp luật đảm bảo.
Ngay như ở VN, việc các DN niêm yết chậm công khai báo cáo tài chính kết quả kinh doanh xảy ra thường xuyên mà các DN đó không bị kỷ luật. Nếu việc công khai thông tin được luật hóa thì hệ thống thông tin DN sẽ được cập nhật và minh bạch hóa, hạn chế các thông tin cửa sau. Luật hóa các công bố thông tin XHTN là một trong những yếu tố quan trọng của việc hạn chế thông tin sai lệch, nhập nhèm, những thông tin “tô son” báo cáo tài chính của các doanh nghiệp làm ăn “có vấn đề”.
Sàng lọc từ... gạo “Số lượng DN xuất khẩu gạo sẽ chỉ còn chưa đầy một nửa so với hiện nay” - Nhận định của Hiệp hội lương thực VN (VFA) có thể khiến nhiều người giật mình nhưng không phải là điều khó hiểu. Bởi kể từ sau ngày 1/10/2011, Nghị định 109 của Chính phủ về kinh doanh xuất nhập khẩu gạo có hiệu lực, DN xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện như: Có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành; Có ít nhất một cơ sở xay xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành... Theo VFA, hiện có 211 DN tham gia xuất khẩu gạo, trong đó có đến 89 DN xuất khẩu từ 1.000 tấn trở xuống. Các đơn vi này hầu hết không có kho, bến bãi và cơ sở xay xát, không đủ năng lực về thông tin thị trường, hoạt động thương mại không chuyên nghiệp, rất dễ bị đối tác ép giá. Điều này gây bất lợi chung cho tất cả các DN cùng tham gia xuất khẩu gạo. Nhiều chuyên gia nhận xét, gạo có thể chỉ là ngành thí điểm bước đầu. Tiếp sau gạo nhiều ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp cũng cần triển khai sàng lọc. Phát triển kinh doanh, thương mại là điều cần phải khuyến khích. Tuy nhiên, khi nền kinh tế hội nhập, chúng ta cũng cần có những tiêu chí phát triển rõ ràng, vừa đẩy nhanh tiến trình sàng lọc DN vừa tạo một xu thế tập hợp thành những đơn vị đủ năng lực và điều kiện để cạnh tranh ra bên ngoài, nhất là các lĩnh vực xuất nhập khẩu. (Bá Tú) |
(Theo GS TS Nguyễn Khắc Minh // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com