Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu : Sắp có “chìa khóa”

Góp vốn bằng giá trị sử dụng nhãn hiệu là một giải pháp hiệu quả giúp các DN mới đến với thành công nhanh hơn

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Đây được coi là chìa khóa tháo gỡ vướng mắc về chế độ kế toán trong việc xác định tài sản cố định vô hình (nhãn hiệu hàng hóa) và thúc đẩy sự ra đời của nhiều DN mới.

Luật DN đã cho phép chủ sở hữu được phép góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nhưng nhiều điều luật quy định khác còn khiến DN lúng túng. Do đó mà hình thức góp vốn này tại nước ta chưa được thực hiện nhiều và không theo đúng quy định.

Những tồn tại

Nhãn hiệu hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của một DN, vì vậy, góp vốn bằng giá trị sử dụng nhãn hiệu là một giải pháp hiệu quả giúp các DN mới đến với thành công nhanh hơn. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định rõ ràng về định giá nhãn hiệu và đặc biệt là về việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa.

Ở VN hiện nay, do chưa có văn bản nào quy định riêng về việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa nên việc góp vốn thường được lập hợp đồng như các loại hợp đồng góp vốn thông thường. Các bên sẽ xác định giá trị nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa thuận và theo đó lập hợp đồng góp vốn, trong đó quy định rõ tỷ lệ góp vốn là bao nhiêu và nghĩa vụ, quyền lợi các bên như các loại hợp đồng thương mại thông thường. Khó khăn xảy ra là việc các DN thực hiện góp bằng nhãn hiệu hàng hóa, vốn chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là “góp vốn bằng tiền”. Và chính “hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại không có tiền” này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; đồng thời, gây ra rất nhiều vướng mắc nếu DN góp vốn muốn rút vốn, hay DN nhận vốn góp không muốn tiếp tục hợp tác.

Thêm một vấn đề nữa, hiện nay việc một số DN với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng mang tên đi góp vốn với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao. Một nhãn hiệu hàng hóa đem góp vốn vào nhiều DN khác nhau có thể bị pha loãng giá trị. Ngược lại, có thể xảy ra trường hợp bên nhận góp vốn lạm dụng thương hiệu, làm giảm giá trị thương hiệu. Ngoài ra, vì là một phần quan trọng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ nên khi muốn đăng ký góp vốn bằng nhãn hiệu, các DN phải đảm bảo các điều kiện về việc xác định giá trị nhãn hiệu. Chẳng hạn như, nhãn hiệu hàng hóa phải đảm bảo yếu tố giới hạn về không gian và thời gian... song, trên thực tế nhiều DN chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện này nhưng họ vẫn thực hiện các thủ tục góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa và có thể gặp rắc rối, rủi ro.

Cần hướng dẫn cụ thể

Tại VN, mặc dù các quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa chưa đầy đủ và rõ ràng, nhu cầu của các DN là có thực và ngày càng tăng, nên chúng ta cần xây dựng được hành lang pháp lý đầy đủ. Bà Phan Thị Ngọc Lan - Giám đốc Cty Alnguyên cho rằng chúng ta cần những văn bản hướng dẫn chi tiết cho việc góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa nhằm tránh việc trục lợi và tạo nên được một hành lang pháp lý thuận lợi hơn, mà đầu tiên là phải có những căn cứ để đánh giá giá trị của nhãn hiệu. Thêm vào đó, cần có một Thông tư hướng dẫn về phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình nói chung, thương hiệu nói riêng và áp dụng cho các DN.

Cùng chung quan điểm đó, ông Lê Hải Đoàn - Phó Tổng giám đốc Cty kiểm toán quốc tế Unistars cho rằng, Luật DN ghi rõ là được phép góp vốn bằng tài sản mang tính chất là sở hữu trí tuệ, do vậy pháp luật thừa nhận điều này nên chúng ta cần có hành lang pháp lý, hay những tổ chức định giá công minh để DN có thể hạch toán được tài sản và được công nhận.

Vướng mắc trong chuẩn mực kế toán số 4 của Bộ Tài chính là khó khăn mà rất nhiều DN mong mỏi được giải quyết. Theo đó, cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thừa nhận thương hiệu là một tài sản vô hình của DN và hướng dẫn cách xác định giá trị thương hiệu để họ ghi nhận giá trị thương hiệu vào bảng cân đối kế toán của mình. Đó là cơ sở pháp lý để góp vốn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương mại... bằng giá trị thương hiệu.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • “Không nên có nhiều công ty định mức tín nhiệm”
  • Doanh nghiệp muốn nộp thuế đất cũng khó
  • Kinh doanh du thuyền trên vịnh Hạ Long: “Mắc cạn” vì... hướng dẫn
  • Doanh nghiệp trọng tòa hơn trọng tài
  • Nhiều kẽ hở từ dự thảo Luật Hải quan
  • “Nhập khẩu tự động” mà chẳng tự động
  • Hướng dẫn tính thuế M&A : Vẫn chưa thống nhất
  • Nhu cầu bức thiết điều chỉnh mức thuế TNCN
  • Khổ với hóa đơn tự in
  • Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn
  • Đủ kiểu gian lận
  • Hóa đơn tự in: Dao hai lưỡi
  • Khó xử lý cạnh tranh không lành mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%