Cơ quan thuế đã xem các giao dịch M&A trong các Cty CP là giao dịch chuyển nhượng chứng khoán phải chịu thuế thu nhập DN |
Xu hướng mua bán, sáp nhập DN (M&A) đang nở rộ tại VN. Tuy nhiên, việc tính thuế như thế nào vẫn đang là điều khiến các DN đau đầu.
Hiện có 2 chế độ thuế được áp dụng trong trường hợp các giao dịch mua bán sáp nhập DN (M&A) tùy theo giao dịch liên quan đến chuyển nhượng chứng khoán hoặc chuyển nhượng vốn. Trong chuyển nhượng vốn, thuế thu nhập DN áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập thuần. Trong chuyển nhượng cổ phần, thuế suất thu nhập DN 0,1% trên giá chuyển nhượng. Có trường hợp cơ quan thuế đã đánh thuế các giao dịch của công ty cổ phần như giao dịch chuyển nhượng vốn, nhất là khi công ty cổ phần đó không phải là công ty đại chúng.
Trong một số trường hợp khác, cơ quan thuế đã xem các giao dịch M&A trong các công ty cổ phần là giao dịch chuyển nhượng chứng khoán phải chịu thuế thu nhập DN theo thuế suất 0,1% bất kể công ty cổ phần đó có phải là công ty đại chúng không.
Vì vậy, theo nhiều DN và các tổ chức DN của nước ngoài tại VN cần phải sửa đổi pháp luật về thuế để định nghĩa một cách rõ ràng thế nào là chuyển nhượng cổ phần để tránh những cách diễn giải khác nhau của các cơ quan hữu quan về việc áp dụng thuế suất thu nhập DN phù hợp trên giá chuyển nhượng trong các giao dịch M&A. Việc này có ảnh hưởng đến bất kỳ giao dịch nào nói trên trong ấn định tiền chuyển nhượng.
Theo các thông tư về thuế thu nhập cá nhân và DN, trong trường hợp giá chuyển nhượng phần vốn góp hay cổ phần không phù hợp với giá thị trường, cơ quan thuế liên quan có quyền ấn định giá chuyển nhượng dựa trên các tài liệu có được qua điều tra hay dựa trên giá cả có thể so sánh trong các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 131/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các DN VN (Thông tư 131), trong đó quy định giá chuyển nhượng phần vốn góp hay giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là giá do cấp có thẩm quyền của công ty chào bán quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán hoặc giá trị sổ sách của phần vốn góp hoặc cổ phần tại thời điểm cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển nhượng trong trường hợp không có giá thị trường.
Trước đây, khó xác định giá thị trường trong một số trường hợp, và các bên trong giao dịch M&A phải định giá chuyển nhượng trên cơ sở mệnh giá cổ phần cộng với một phần tăng thêm hoặc dựa trên giá trị tài sản thuần hoặc các phương thức khác. Thông tư 131 rõ ràng đã nỗ lực giải quyết tình hình này bằng cách cho phép các bên sử dụng giá trị sổ sách. Tuy nhiên, điều này ngược lại với nội dung của các thông tư về thuế thu nhập cá nhân và DN.
Các DN cho rằng, các thông tư về thuế liên quan đến việc định giá chuyển nhượng cần nhất quán với nhau để tránh gây nhầm lẫn và các cách diễn giải khác nhau đối với việc định giá. Các thuật ngữ như "giá trị sổ sách", "giá thị trường" và "hợp đồng tương tự" cần được định nghĩa rõ để cơ quan thuế không định nghĩa một cách lỏng lẻo các thuật ngữ đó gây phương hại cho các bên trong giao dịch M&A.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com